Bình luận: Thành phố Trung Quốc, với lịch sử vi phạm nhân quyền, đang là điểm nóng COVID-19

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người ta thường nói: Ác giả ác báo, hay, gieo nhân nào gặp quả nấy. Người Trung Quốc có câu: Thiện ác hữu báo. Khi một người làm điều ác, thì đối mặt với những điều không lành sau đó. Nếu không phải là từ sự trừng phạt của luật pháp thì cũng sẽ không thoát được “lưới trời”.

Vào đầu năm 2021, một làn sóng COVID-19 mới bùng phát ở tỉnh Hà Bắc, đông bắc Trung Quốc. Điều này khiến một thành phố ít được biết đến nay trở thành tâm điểm của dư luận. Được biết, thành phố này có một lịch sử tồi tệ. Có lẽ làn sóng đại dịch này là thời điểm thích hợp để chính quyền và người dân thành phố suy ngẫm.

Vào ngày 2/1, một trường hợp nhiễm virus Corona Vũ Hán gây ra bệnh COVID-19, đã được xác nhận tại làng Xiaoguozhuang, quận Cao Thành, thành phố Thạch Gia Trang thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.

Chỉ trong vài ngày, chính phủ Trung Quốc tuyên bố toàn bộ quận Cao Thành là khu vực có nguy cơ cao số một trong cả nước. Tính đến ngày 13/1, tỉnh Hà Bắc có 463 trường hợp được xác nhận, với 195 trường hợp nhiễm bệnh nhưng không biểu hiện triệu chứng và đang được theo dõi, theo Tân Hoa xã. Phần lớn các trường hợp nhiễm bệnh tập trung ở quận Cao Thành. Do đó, đột nhiên, quận này là tâm điểm của sự chú ý.

Tuy nhiên, có một điều mà ít người biết được về Cao Thành, đó là quận này có một lịch sử vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Các hành vi vi phạm nhân quyền đối với nhiều học viên của môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công đã được thực hiện chính ở quận Cao Thành.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện tinh thần cổ xưa của Trung Quốc bao gồm các bài tập đơn giản, khoan thai, cùng các bài giảng về Chân - Thiện - Nhẫn. Tại Trung Quốc, vào những năm 1990, Pháp Luân Đại Pháp đã trở nên phổ biến, với 70 triệu đến 100 triệu học viên, theo ước tính chính thức của chính phủ Trung Quốc vào thời điểm đó.

Trước sự phổ biến của môn tu luyện này, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động một chiến dịch đàn áp có hệ thống vào tháng 7/1999. Kể từ đó, hàng triệu học viên Pháp Luân Đại Pháp đã bị bắt giữ trong các nhà tù, trại lao động và các cơ sở khác. Hàng trăm nghìn học viên bị tra tấn và bức hại trong khi bị giam giữ, theo Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp.

Minghui.org, một trang web có trụ sở tại Hoa Kỳ, chuyên thu thập thông tin về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc, đã ghi lại cách thức giới chức Trung Quốc ở quận Cao Thành tuân theo lệnh của cựu lãnh đạo cấp cao nhất của ĐCSTQ Giang Trạch Dân thực hiện cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công.

Vào ngày 1/2/2005, Phòng 610 của quận Cao Thành ban hành một thông báo về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Thông báo này được phân phát đến mọi thị trấn, quận huyện và đơn vị làm việc trong thành phố.

Phòng 610 là một cơ quan ngoài pháp luật được thành lập vào năm 1999 với mục đích duy nhất là bức hại Pháp Luân Công. Phòng này có quyền lực tuyệt đối ở mỗi cấp chính quyền trong ĐCSTQ và ảnh hưởng của nó vượt trên các tổ chức chính trị và tư pháp khác.

Thông báo hướng dẫn tất cả các chính quyền địa phương về tầm quan trọng của việc đạt được các mục tiêu sau, được gọi là “Ba Không: không đến Bắc Kinh để khiếu nại; không tụ tập đông người và biểu tình ở địa phương; không phát sóng bằng truyền hình cáp”.

“Đối với các học viên Pháp Luân Công, 'Ba Không' có nghĩa là mất tự do, sách nhiễu, phạt tiền, bắt giữ và bỏ tù, tẩy não, tra tấn, bị sa thải khỏi công việc, mất lương hưu, cưỡng bức các thành viên trong gia đình và nơi làm việc”, theo báo cáo vào tháng 3/2005 của Minghui.org.

Những nạn nhân trong cuộc bức hại của ĐCSTQ

Theo thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 1.000 người tập Pháp Luân Công ở Cao Thành vào khoảng năm 1999, theo Minghui.org.

Sau đây là một số học viên Pháp Luân Công đã bị chính quyền Trung Quốc bức hại ở Cao Thành mà Minghui.org thu thập được thông tin.

Một nông dân tên là Li Chouren và một số học viên Pháp Luân Công khác đã bị cảnh sát bắt cóc vào ngày 23/12/2001 và đưa đến Trung tâm giam giữ Cao Thành. Để buộc người nông dân này từ bỏ đức tin của anh, giới chức ở trung tâm đã đánh đập và bức hại anh với các hình thức như phạt đứng trong thời gian dài, không cho ngủ, trói anh với các tư thế đau đớn, ép uống nước tiểu, cùng nhiều hình thức ngược đãi hèn hạ khác.

Trước khi thả anh Li, trung tâm giam giữ đã tống tiền gia đình chị gái của anh hơn 1.500 nhân dân tệ (khoảng 5 triệu VNĐ). Đây là một khoản tiền đáng kể đối với một gia đình nông dân nghèo. Sau khi được thả mười ngày, anh Li đã chết vì bị tra tấn gây tổn thương nặng.

Epoch Times Photo
Phương pháp tra tấn với tư thế "Máy bay". (Ảnh: Minghui.org)

Học viên Wu Xiuqin bị chính quyền Trung Quốc lục soát nhà, bắt cóc và giam giữ tại một trung tâm tẩy não ở Cao Thành vào năm 2001. Tại đó, cô đã bị tẩy não thông qua việc buộc nghe tuyên truyền vu khống về môn Pháp Luân nhiều giờ liên tục, cùng với nhiều hình thức tra tấn khác nhau. Mục đích là nhằm buộc cô ký vào tuyên bố ngừng tu luyện Pháp Luân Công. Sau quá trình bị tẩy não và tra tấn, cô Wu đã buộc phải từ bỏ niềm tin của mình. Sau khi được thả, cô Wu đã tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công. Sau đó, cô lại bị bắt cóc vào ngày 3/11/2003 và chịu đựng một đợt tẩy não cùng các hình thức tra tấn và bức hại khác.

Lee Wensu là một giáo viên ở Cao Thành. Cô tu luyện Pháp Luân Công vì thấy được nhiều lợi ích về sức khỏe mà những học viên Pháp Luân Công thu được từ việc tu luyện. Năm 1999, Cục Văn hóa và Giáo dục Cao Thành đã ra lệnh cho người đứng đầu trường của cô Lee sa thải cô. Ngay sau đó, cô đã bị bắt và bị giam giữ bất hợp pháp 4 lần. Đồng thời Cục an ninh địa phương đã tống tiền cô 6.000 nhân dân tệ (khoảng 23 triệu VNĐ). Ngoài ra, cô còn bị giam giữ bất hợp pháp tại Trại lao động Thạch Gia Trang, và bị cưỡng bức lao động trong ba năm.

Lu Feng cũng là một giáo viên ở Cao Thành. Chính quyền địa phương đã ra lệnh cho ban giám hiệu nhà trường gây áp lực buộc anh phải từ bỏ đức tin của mình. Bất cứ khi nào "ngày nhạy cảm" đến - chẳng hạn như ngày 20/7 (ngày cựu lãnh đạo ĐCSTQ phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công) - nhà trường sẽ buộc người giáo viên này viết một "giấy bảo đảm" rằng anh đã từ bỏ môn tu luyện. Nếu không làm như thế, anh sẽ bị đuổi việc.

Dong Cuifang, 29 tuổi, tốt nghiệp Đại học Y Hà Bắc. Kể từ ngày 20/7/999, cô liên tục bị nhân viên an ninh nhà nước địa phương quấy rối và đe dọa vì cô Dong đã đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Đầu năm 2001, để không bị bắt giữ, cô đã phải rời bỏ nhà của mình và sống lang thang trên đường phố ở ngoại ô Bắc Kinh. Nhưng vào mùa xuân năm 2002, cô Dong bị bắt khi đang phân phát các cuốn sách giới thiệu về môn tu luyện Pháp Luân Công. Cô bị giam tại Trại lao động Đại Hưng Bắc Kinh. Tại đó, cô Dong đã bị tra tấn đến chết vào ngày 20/3/2003. Khi cô qua đời, trên cơ thể của cô có nhiều vết sẹo và một lỗ trên hộp sọ.

Người ta thường nói: Ác giả ác báo, hay, gieo nhân nào gặp quả nấy. Người Trung Quốc có câu: Thiện ác hữu báo. Khi một người làm điều ác, thì sẽ phải nhận những điều không lành sau đó. Nếu không phải là từ sự trừng phạt của luật pháp thì cũng sẽ không thoát được “lưới trời”.

Tính đến ngày 21/2/2021, Cao Thành và thành phố Thạch Gia Trang vẫn đang bị phong tỏa. Nhiều người dân của cả hai nơi này đã lên tiếng phản đối các biện pháp phong tỏa khắc nghiệt.

Trong khi Cao Thành bị ảnh hưởng nặng nề từ virus Corona Vũ Hán và nhận được sự chú ý quan tâm của cả nước Trung Quốc, thì có lẽ đã đến lúc phải vạch trần những tội ác đã gây ra đối với các học viên Pháp Luân Công ở thành phố này. Từ đó, mọi người có thể suy ngẫm về niềm tin truyền thống của Trung Quốc rằng thiện ác hữu báo.

Lý Minh
Theo Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Bình luận: Thành phố Trung Quốc, với lịch sử vi phạm nhân quyền, đang là điểm nóng COVID-19