Bộ quân uỷ Trung ương ban hành 13 lệnh cấm và nỗi lo sợ của ĐCSTQ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 10 tháng 2, Bắc Kinh, Thượng Hải đồng thời cùng tuyên bố phong toả, ngoài ra còn có thêm Thiên Tân và Trùng Khánh tổng cộng là bốn thành phố lớn cũng đang bị dịch bệnh càn quét nghiêm trọng, toàn Đại lục đã bị dịch bao vây. Cùng ngày, ba bộ phận thuộc Quân uỷ Trung ương ĐCSTQ đã ra thông tri, chính xác là 13 lệnh cấm đối với quân đội và chính quyền địa phương.

Ngày 10 tháng 2, Cục Chính trị Quân ủy Trung ương ĐCSTQ, Cục Hỗ trợ Hậu cần Quân ủy Trung ương và Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã cùng ban hành "Thông tri về các quy định kỷ luật nghiêm ngặt giữa quân đội và chính quyền địa phương", hay gọi chính xác là quy định kỷ luật “13 điều cấm".

13 điều cấm trong đó bao gồm:

  • Nghiêm cấm quân đội nhận quyên góp động viên của các đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân địa phương dưới dạng tiền, chứng khoán và các chứng từ thanh toán khác.
  • Nghiêm cấm đòi tiền và vật dưới danh nghĩa hợp tác quân dân, nhu cầu công việc, hay phục vụ quân đội; nghiêm cấm các doanh nghiệp lôi kéo dự án, tuyên truyền và chứng thực dưới danh nghĩa của đơn vị quân đội và thân phận quân nhân.
  • Nghiêm cấm các cán bộ lãnh đạo đảng viên kiêm chức nhận lương, thưởng, phụ cấp… trừ những người được nhà nước và quân đội quy định rõ ràng tại đơn vị địa phương.

Phân tích cho thấy Trung Nam Hải nghi ngại quân đội và chính quyền địa phương sẽ cấu kết với nhau vượt mặt chính phủ, vậy “13 điều cấm” được ban hành của trung ương chủ yếu để đề phòng quân dân bắt tay với nhau tiến hành đảo chính.

Chính quyền thành phố Đại Lý phớt lờ lệnh cấm của trung ương

Người vận động thanh niên phản kháng luật dẫn độ ở Hồng Kông anh David Ng (Ngô Tuấn Vỹ) tiếp nhận phỏng vấn của tờ Epochtimes cho hay: “Tính nghiêm trọng của đại dịch Vũ Hán lần này chính là nguy cơ then chốt nhất của sự diệt vong ĐCSTQ trong 70 năm cầm quyền, ĐCSTQ buộc phải đầu tư vào quân đội để tiến hành chống lại bệnh dịch do tốc độ lây lan quá khủng khiếp.

Anh cho rằng các chính quyền địa phương sẽ bỏ ngoài tai những lệnh cấm của Trung ương. Một ví dụ điển hình là, thành phố Đại Lý thuộc tỉnh Vân Nam vì để tự bảo vệ, đã nhiều lần chặn các tỉnh khác không được phép đưa khẩu trang vào thành phố, ĐCSTQ đe doạ sẽ tiến hành “thanh toán" Đại Lý, nhưng chính quyền thành phố này vẫn kiên quyết giữ đúng ý kiến của họ, phớt lờ trung ương, lệnh cấm có mà cũng như không.

Anh David còn nhấn mạnh thêm rằng Trung Quốc sẽ xuất hiện khủng hoảng chưa từng có do hiện tượng phong toả từng địa phương và không sử dụng đến quân đội. Theo giáo sư Neil Ferguson thuộc Đại học Công nghệ Hoàng gia kiêm Phó Hiệu trưởng Trường Y tế Công cộng cho hay: “Việc sử dụng các mô hình học bệnh truyền nhiễm có thể ước tính được hiện tại mỗi ngày có khoảng 50.000 người ở Trung Quốc bị nhiễm bệnh và số ca nhiễm bệnh cứ sau 5 ngày lại tăng gấp đôi. Theo tính toán của mô hình này, nếu dựa trên đúng lý thuyết thì trường hợp cực đoan nhất là virus corona sẽ lây nhiễm cho 1 tỷ người trong vòng 2 tháng.

Anh David cho rằng vấn đề hiện tại không phải là đặt ra câu hỏi chính quyền ĐCSTQ có tồn tại nữa hay không, mà ngay cả đến tầng lớp quý tộc đỏ của ĐCSTQ cũng còn khó bảo toàn tính mạng. Dưới sự áp lực của đại dịch, ĐCSTQ phải dùng đến biện pháp cuối cùng của chính quyền đó là “quân đội tiến hành chống dịch”.

Do hiện tượng phong toả ở các địa phương, quy định kỷ luật của “13 lệnh cấm" được đưa ra thực chất là để đề phòng khi quân đội tiến nhập vào địa phương, sau khi cùng địa phương tiếp xúc tương trợ lẫn nhau, thì vở kịch thời Đông Hán và cuối triều đại nhà Thanh có thể sẽ được tái diễn (hiện tại các địa phương vẫn rất thiếu hụt lực lượng vũ trang).

“Trung Nam Hải đề phòng việc quân đội và chính quyền nhân dân địa phương bắt tay đảo chính"

Anh David phân tích, cái gọi là “13 lệnh cấm" của ĐCSTQ bản chất thực tế vì muốn đề phòng khi quân đội dưới danh nghĩa chống dịch bệnh sẽ tương tác, kết nối cùng chính quyền nhân dân địa phương, hỗ trợ lẫn nhau, cuối cùng vượt mặt trung ương, ĐCSTQ sẽ trở thành “triều đình nhỏ bé cuối nhà Thanh", phạm vi kiểm soát lúc này chỉ co lại tại Trung Nam Hải, cục diện sẽ sa vào tình huống như Hán Hiến Đế năm xưa.

Anh cho rằng vấn đề hiện tại là uy tín của ĐCSTQ đã trở về con số không, một thành phố nhỏ như Đại Lý cũng công nhiên phản đối ĐCSTQ, hơn nữa còn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân địa phương, chính quyền thành phố Đại Lý cho rằng ưu tiên chiếu cố hơn lợi ích của Đại Lý.

Không chỉ Đại Lý, mấy chục thành phố toàn Đại lục, các nơi đều xuất hiện việc giành giật vật tư giữa các nơi với nhau. Khi không có súng, chính quyền địa phương cũng coi thường ĐCSTQ, tình hình hiện tại quả thực là “súng chỉ huy đảng". Một khi tiến hành tiếp xúc với địa phương, nếu người đứng đầu quân đội quyết định vì lợi ích chính trị hợp tác với chính quyền địa phương, vượt mặt không thực hiện mệnh lệnh của trung ương, thì sự cấu kết giữa quân đội và chính quyền địa phương sẽ trở thành hiện thực. Không chỉ là một văn kiện, ban hành 100 văn kiện thì cũng chỉ là trên hình thức".

Tình hình phòng chống đại dịch Vũ Hán ở Thượng Hải khá nghiêm trọng, hiện tại hai sân bay quốc tế ở Thượng Hải đều xác nhận có các trường hợp nhiễm virus corona. (Ảnh: Epochtimes) 
Tình hình phòng chống đại dịch Vũ Hán ở Thượng Hải khá nghiêm trọng, hiện tại hai sân bay quốc tế ở Thượng Hải đều xác nhận có các trường hợp nhiễm virus corona. (Ảnh: Epochtimes)

Ông Ngô Đặc là nhà bình luận truyền thông độc lập ở Đại lục cũng phân tích cho tờ Epochtimes rằng hầu hết 13 điều cấm này đều liên quan đến sự hủ bại trong quân đội, đó là vì chính quyền ĐCSTQ sợ rằng quân đội sẽ thông đồng với chính quyền địa phương sau khi quân đội đến nơi đó, và điều này sẽ không có lợi cho trung ương.

Ông cho hay sự việc này thật khó để hình dung, trước đó một số chính quyền địa phương đã không nghe theo lệnh của trung ương và xuất hiện tình trạng giành giật vật tư của nhau. Điều này cho thấy rõ vấn đề tồn tại là liệu chính quyền địa phương có hoàn toàn nghe theo trung ương hay không, hơn nữa trong quân đội vẫn còn có rất nhiều phe cánh của Giang, ngay cả những người được Tập Cận Bình đề bạt thì trước đây cũng đã từng được phe phái của Giang đề bạt, vậy nên đối với quân đội của Tập hiện tại, đặc biệt trong thời điểm chống lại dịch bệnh cần đề phòng quân dân bắt tay với nhau đảo chính.

“Sự cai trị của ĐCSTQ tại Trung Quốc từng bước tiến vào tàn cuộc"

Anh David phân tích thêm một bước nữa rằng ĐCSTQ trước giờ đều không dựa theo luật pháp mà trị quốc, bất kỳ những quy định pháp luật nào đều trở thành bất lực dưới những kẻ có quyền lực. “Nhưng xét từ lịch sử hàng nghìn năm của Trung Quốc, một khi trung ương đánh mất uy tín, người nắm quyền thực chất sẽ là quân đội, họ căn bản không hề bị một trung ương đã mất uy tín bất lực ban hành một mẩu giấy nhỏ mà ước chế hoạt động. Thuận theo việc ĐCSTQ buộc phải huy động đến quân đội để chống dịch, thì sự liên kết giữa chính quyền địa phương và quân đội tất nhiên sẽ trở thành sự thực".

Một bệnh viện được xây dựng lại từ một Trung tâm triển lãm ở Vũ Hán. Vào ngày 5 tháng 2, nhân viên y tế đang chuẩn bị tiếp nhận thêm nhiều bệnh nhân bị viêm phổi do virus corona. (Ảnh của STR / AFP qua Getty Images)
Một bệnh viện được xây dựng lại từ một Trung tâm triển lãm ở Vũ Hán. Vào ngày 5 tháng 2, nhân viên y tế đang chuẩn bị tiếp nhận thêm nhiều bệnh nhân bị viêm phổi do virus corona. (Ảnh của STR / AFP qua Getty Images)

Anh cho rằng sự kiện Vũ Hán lần này ĐCSTQ không chỉ bức hại lên nhân dân họ mà còn cho thấy mối đe dọa lớn của ĐCSTQ đối với toàn nhân loại. Nghiên cứu và phát triển vũ khí sinh học của ĐCSTQ cũng nêu bật bản chất phản nhân loại của ĐCSTQ, cái mốc ĐCSTQ sẽ bị thế giới gạt phăng cũng đang dần đến.

Anh còn nhấn mạnh rằng: “ĐCSTQ thống trị Trung Quốc đã dần bước từng bước đến tàn cục, bất kể sự vùng vẫy cuối cùng nào của ĐCSTQ đều chỉ có thể đẩy nhanh tiến độ tiêu huỷ triệt để của nó. Toàn thế giới sẽ đón chào một Trung Quốc mới không có ĐCSTQ, các nước đều sẽ bắt đầu suy nghĩ và hành động nghiêm túc với “thời đại sau ĐCSTQ".

Anh Kỳ
Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Bộ quân uỷ Trung ương ban hành 13 lệnh cấm và nỗi lo sợ của ĐCSTQ