Các nạn nhân lũ lụt Trung Quốc yêu cầu nhà chức trách làm rõ về thảm họa ga tàu điện ngầm ở thành phố Trịnh Châu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trận lũ kinh hoàng đổ bộ về thành phố Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam đã khiến ít nhất 12 người thiệt mạng trong ngày 20/7. Nước dâng cao khiến nhiều người bị mắc kẹt, ngâm mình trong nước tại các bến tàu điện ngầm của thành phố. Hàng trăm xe ô tô cũng bị nước lũ cuốn trôi. Người dân đang hỏi tại sao tàu điện ngầm nơi ít nhất 12 người chết không được đóng cửa sớm hơn.

Cho đến nay, lũ lụt ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã giết chết 33 người và ảnh hưởng đến hơn 3 triệu người với dân số 96 triệu người. Một quan chức cho biết hôm thứ Năm cho biết thiệt hại kinh tế ước tính lên tới 1,22 tỷ nhân dân tệ (hơn 4.325 tỷ VND) dựa trên 215.200 ha cây trồng bị thiệt hại.

Trước những thiệt hại nghiêm trọng này ở miền Trung Trung Quốc, các phương tiện truyền thông xã hội đã phản đối kịch liệt và chính thức yêu cầu chính quyền làm rõ trách nhiệm, trong khi cơn bão mới In-fa chuẩn bị đổ bộ vào bờ biển phía Đông của nước này.

Chính quyền Trịnh Châu thông báo hôm 22/7 rằng, tuyến tàu điện ngầm số 5 Trịnh Châu có 12 hành khách thiệt mạng do lũ lụt. Nhưng đông đảo người dân bày tỏ nghi ngờ trước con số này của chính quyền. (Ảnh tổng hợp)

"Mọi người đã tìm thấy chồng của tôi chưa”? Một phụ nữ đã viết trên trang Weibo của Trung Quốc vào sáng thứ Tư, đăng một bức ảnh của chồng cô, Sha Tao.

Sha là một trong số ít vẫn mất tích tính đến thời điểm này. Tuyến tàu điện ngầm số 5 của thành phố Trịnh Châu đã bị ngập vào tối thứ Ba ngày 20/7, khiến ít nhất 12 hành khách thiệt mạng.

Trên khắp Trịnh Châu, thủ phủ của tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc, nhiều nạn nhân của trận lũ kinh hoàng đang yêu cầu được biết lý do tại sao tàu điện ngầm không ngừng hoạt động khi các con phố trên ga tàu điện ngầm đang ngập lụt.

Người dân qua lại khó khăn trên một tuyến phố ngập nước ở Trịnh Châu. Ảnh: Getty Images

Trong một tuyên bố đăng trên Weibo hôm thứ Năm ngày 22/7, Công ty tàu điện ngầm Trịnh Châu đã đổ lỗi cho thảm họa là do "một trận mưa lớn hiếm gặp" khiến nước phá vỡ bức tường chắn tại ga đường Shakou lúc 6 giờ chiều giờ địa phương, khiến hơn 500 hành khách bị mắc kẹt.

"Tại sao công ty không đóng cửa trạm ngay lập tức khi nước bắt đầu ngấm vào khoảng từ 3 giờ chiều đến 4 giờ chiều", một người dùng mạng xã hội tên Queyibuke hỏi.

"Một chục hành khách đã thiệt mạng và không ai chịu trách nhiệm", một người khác viết.

Những người sống sót đã chia sẻ đoạn video quay cảnh hành khách bị mắc kẹt bên trong toa tàu tối tăm ở vùng nước sâu ngang vai, đang chờ được giải cứu. Một số người đã mất hy vọng sau khi bị mắc kẹt trong bốn giờ đã gửi tin nhắn WeChat cuối cùng cho gia đình của họ.

Lũ lụt dường như đang giảm bớt ở Trịnh Châu, nhưng chính quyền địa phương ở thành phố Tân Hương ở phía bắc thủ phủ của tỉnh đã ban hành cảnh báo sơ tán hôm thứ Năm ngày 22/7, sau khi hơn 90 ngôi làng bị ngập lụt. Truyền thông địa phương đưa tin rằng một con đập trên sông Wei ở thành phố đã bị vỡ vào sáng thứ Sáu ngày 23/7.

Các nhà chức trách đổ lỗi cho thảm họa do lượng mưa bắt đầu vào thứ Bảy (ngày 17/7) và cộng thêm ảnh hưởng của bão Cempaka đổ bộ vào tỉnh Quảng Đông ở miền Nam Trung Quốc ngày 20/7.

Lũ lụt là một trong những thảm họa thiên nhiên thường xuyên nhất ở Trung Quốc, theo một báo cáo được tạp chí khoa học The Lancet công bố vào tháng Mười. Bài báo chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu là một yếu tố đang làm gia tăng rủi ro.

Báo cáo cho biết: “Hầu hết lũ lụt ở Trung Quốc, bao gồm cả lũ lụt vào năm 2020, là do lượng mưa cực lớn.

Theo Ủy ban Quốc tế về Đập lớn có trụ sở tại Paris, số lượng đập khổng lồ của Trung Quốc là 23.841. Điều này đã khuấy động cuộc tranh luận giữa các nhà môi trường và học giả. Nhiều công trình được xây dựng sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949, chủ yếu để phục vụ tưới tiêu, kiểm soát lũ lụt và sản xuất điện.

Tháng Sáu, Tạp chí Science of The Total Environment viết, những tác động tiêu cực đến môi trường tích lũy của các con đập được xây dựng đã tăng lên đáng kể. Điều này đã "dẫn đến nguy cơ thủy sinh trên quy mô lớn và sức khỏe con người ảnh hưởng đến các lưu vực sông Dương Tử và các khu vực hồ chứa”.

Tuy nhiên, bất chấp những lo ngại như vậy, chính Phủ Trung Quốc vẫn không ngừng xây dựng đập.

Đầu tháng này, chính phủ đã hoàn thành Trạm Thủy điện Baihetan ở miền tây Trung Quốc, được giới thiệu là đập lớn thứ hai thế giới sau đập Tam Hiệp. Nó nằm ở thượng nguồn sông Dương Tử, đường thủy dài nhất của đất nước.

Các thành phố hạ lưu của Dương Tử, bao gồm cả Vũ Hán, đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt vào mùa hè năm 2020.

Trong khi đó, mưa nhiều hơn đang đổ dồn về Trung Quốc. Ngày 23/7, Trung tâm Khí tượng Quốc gia đã đưa ra cảnh báo về cơn bão In-Fa - cái tên có nghĩa là "pháo hoa" trong tiếng Trung Quốc. Cơn bão dự kiến ​​sẽ đổ bộ vào các thành phố ven biển phía Đông của đất nước, bao gồm cả Thượng Hải, với mưa lớn vào chiều Chủ nhật ngày 25/7.

Chính quyền địa phương trong khu vực đã treo thông báo cấm các hoạt động ngoài trời.

Nguyên Hương

Theo Nikkei Asia



BÀI CHỌN LỌC

Các nạn nhân lũ lụt Trung Quốc yêu cầu nhà chức trách làm rõ về thảm họa ga tàu điện ngầm ở thành phố Trịnh Châu