Cái chết của các chuyên gia cấy ghép nêu bật nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Kể từ đầu năm 2023, ít nhất 8 chuyên gia cấy ghép tạng ở Trung Quốc đã qua đời, trong đó có 6 người là các bác sĩ nổi bật của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và một số người bị nghi ngờ có liên quan đến nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng. Cái chết của họ đã làm nổi lên ngành công nghiệp cấy ghép đang phát triển rầm rộ của Trung Quốc. ĐCSTQ vốn bị cáo buộc đã bức hại các nhóm tín ngưỡng như Pháp Luân Công để xây dựng những ngân hàng nội tạng sống.

Vào ngày 7/3, bà Hà Khiết Khanh (He Jieqing), cựu Trưởng khoa tiết niệu Bệnh viện Nhân dân tỉnh Giang Tây, đồng thời là một đảng viên ĐCSTQ, đã qua đời tại bệnh viện nơi bà từng làm việc ở tuổi 85.

Bà Hà Khiết Khanh sinh năm 1938, tốt nghiệp trường y năm 1961 và sau đó được bổ nhiệm vào Bệnh viên Giang Tây. Tại đây, bà đã đảm nhận cả phẫu thuật tổng quát và phẫu thuật tiết niệu, trở thành Trưởng khoa tiết niệu vào năm 1986. Trong suốt sự nghiệp của mình, bà Hà đã nhận được nhiều giải thưởng, trở thành thành viên của Hiệp hội Tiết niệu Quốc tế và thành viên điều hành của Hiệp hội Y tế tỉnh Giang Tây.

Theo cáo phó chính thức, bà Hà đã trở thành Trưởng khoa tiết niệu tại Bệnh viện Nhân dân tỉnh Giang Tây vào năm 1986. Tháng 7/1994, bà chủ trì ca ghép thận đầu tiên của bệnh viện và hỗ trợ cho các bác sĩ phẫu thuật cấy ghép tiên phong là Mạnh Đống Lương (Meng Dongliang) và Lý Tân Trường (Li Xinchang).

Tổ chức Thế giới Điều tra về Cuộc bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG) đã đưa Bệnh viện Nhân dân tỉnh Giang Tây và bà Hà vào danh sách các bệnh viện và cá nhân bị nghi ngờ tham gia vào hoạt động cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

Theo báo cáo của WOIPFG, Bệnh viện Nhân dân tỉnh Giang Tây là bệnh viện công hàng đầu về cấy ghép gan, thận, tuyến tụy và ruột non. Bệnh viện này đã thực hiện hơn 600 ca ghép thận, hơn 100 ca ghép gan và 500 ca phẫu thuật ghép giác mạc. Năm 2006, bệnh viện này đã tiến hành ca ghép gan - thận kết hợp đầu tiên của tỉnh. Một báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu Thu hoạch Nội tạng Trung Quốc cho thấy, khoa cấy ghép của Bệnh viện Nhân dân tỉnh Giang Tây có thể thực hiện đến 8 ca cấy ghép cùng một lúc.

Epoch Times Photo
Các học viên Pháp Luân Công tái hiện cảnh thu hoạch nội tạng từ các học viên bị cầm tù ở Trung Quốc, trong một cuộc biểu tình ở Vienna vào ngày 1/10/2018. (Joe Klamar/AFP via Getty Images)

Các chuyên gia cấy ghép tạng, đảng viên ĐCSTQ qua đời trong đợt dịch COVID

Đợt bùng phát COVID-19 gần đây của Trung Quốc bắt đầu vào cuối năm ngoái. Kể từ đó, cái chết của các thành viên cấp cao thuộc ĐCSTQ, cũng như những người nổi tiếng, các chuyên gia và học giả có liên hệ với ĐCSTQ trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đã trở thành điểm nóng. Nhiều người trong đó làm việc ở các lĩnh vực y tế, dược phẩm và công nghệ sinh học.

Trong số này, đáng chú ý là sự qua đời của các chuyên gia cấy ghép tạng.

Ông Trương Hi Tằng (Zhang Xizeng), Giáo sư và cựu Trưởng Khoa ung thư lồng ngực tại Bệnh viện Ung thư Đại học Y Thiên Tân, qua đời vào ngày 26/2 ở tuổi 90. Ông Trương là người đi tiên phong trong việc loại bỏ các khối u ác tính khỏi xương ức, cũng như kỹ thuật dị ghép hông.

Vào ngày 8/2, ông Trương Hiếu Bân (Zhang Xiaobin), một đảng viên ĐCSTQ, chuyên gia về tiết niệu và nam học, đồng thời là người thành lập Khoa tiết niệu thuộc Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hồ Bắc, đã qua đời vì bệnh tật tại Vũ Hán ở tuổi 79. Theo cáo phó chính thức, ông Trương đã tham gia ca ghép tinh hoàn đầu tiên trên thế giới vào năm 1985 và ca ghép tuyến thượng thận từ thai nhi được hiến tặng đầu tiên trên thế giới vào năm 1987 để điều trị bệnh Addison.

Vào ngày 30/1, ông Lê Giới Thọ (Li Jieshou), một “đảng viên xuất sắc của ĐCSTQ”, theo cáo phó chính thức của ông, đã qua đời tại Nam Kinh ở tuổi 98. Ông Lê là Viện sĩ y khoa của Viện hàn lâm Công trình Trung Quốc (CAE), và là cựu Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Nam Kinh thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự Nam Kinh.

Ông Lê cùng nơi ông từng làm việc là Bệnh viện Đa khoa Nam Kinh thuộc Quân khu Nam Kinh đã bị đưa vào danh sách theo dõi của WOIPFG vì bị nghi ngờ liên quan đến nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng. Ông Lê là người đứng đầu Phòng thí nghiệm Cấy ghép Nội tạng Trọng điểm của Quân đội Giải phóng Nhân dân. Ông cũng là người đầu tiên khởi xướng kỹ thuật “cấy ghép ruột non đồng loại” ở châu Á. Vào tháng 4/2003, ông đã thực hiện ca đồng ghép gan và gan - ruột trên người đầu tiên của châu Á.

Vào ngày 29/1, ông Kỉ Thụ Thuyên (Ji Shuquan), nhà huyết học tiên phong trong lĩnh vực cấy ghép tế bào gốc tạo máu đơn bội ở Trung Quốc, nguyên Giám đốc và Bác sĩ trưởng khoa huyết học thuộc Bệnh viện Đa khoa Không quân Trung Quốc, đã qua đời ở Bắc Kinh, hưởng thọ 86 tuổi. Ông Kỉ đã tham gia vào lĩnh vực ung thư huyết học và cấy ghép tế bào gốc tạo máu, được lãnh đạo ĐCSTQ khi đó là ông Hồ Cẩm Đào khen thưởng vào năm 2005. Cáo phó của ông Kỉ ghi rằng ông vẫn tiếp tục khám cho bệnh nhân bất chấp tuổi cao và tình hình dịch COVID-19.

Vào ngày 20/1, ông Trương Dương Đức (Zhang Yangde), Giáo sư phẫu thuật và kỹ thuật y sinh tại Đại học Trung Nam đồng thời là đảng viên ĐCSTQ, đã qua đời ở tuổi 68. Cáo phó chính thức tiết lộ rằng ông Trương tử vong vì biến chứng của COVID-19, tuy nhiên thông tin này đã nhanh chóng bị dập tắt trong một động thái bất thường.

Chính quyền Trung Quốc có chính sách che giấu các ca tử vong do COVID và trừng phạt những quan chức nào báo cáo điều đó.

Mổ cướp nội tạng

Ông Trương Dương Đức đã bị tình nghi tham gia cưỡng bức ghép thận và bị WOIPFG theo dõi.

Vào ngày 8/1, ông Dương Thần Viên (Yang Chenyuan), một bác sĩ tiên phong về phẫu thuật tim, đã qua đời ở tuổi 86. Năm 1970, ông Dương và 2 giáo sư khác đã hoàn thành ca phẫu thuật tim hở tuần hoàn ngoài cơ thể đầu tiên tại Bệnh viện Đại học Y Liên Minh ở Vũ Hán. Vào những năm 1990, ông Dương là người đầu tiên sử dụng kỹ thuật Cabral để phẫu thuật cắt bỏ phình động mạch chủ ở Trung Quốc và cũng là người đầu tiên thực hiện ca ghép tim chỉnh hình ở khu vực miền trung và miền nam Trung Quốc.

Năm 1994, ông Dương chủ trì ca phẫu thuật ghép tim đầu tiên tại Bệnh viện Đại học Y Liên minh Vũ Hán - một trong những ca ghép tim thành công đầu tiên ở Trung Quốc.

Ông Dương đã nhận được nhiều danh hiệu từ ĐCSTQ gồm: “Người đảng viên kiểu mẫu”, “Đảng viên xuất sắc của ĐCSTQ” và huy chương “50 năm phục vụ vẻ vang cho đảng”.

Vào ngày 4/1, ông Nhậm Chấn Viễn (Ren Zhenyuan), cựu Chủ tịch Bệnh viện Triều Dương Bắc Kinh đồng thời là đảng viên ĐCSTQ, đã qua đời ở tuổi 92. Ông Nhậm được bổ nhiệm làm Chủ tịch Bệnh viện Triều Dương Bắc Kinh vào năm 1984. Cáo phó chính thức ghi rằng ông đã thực hiện ca ghép thận thành công đầu tiên vào năm 1991.

Tuổi thọ cao bất thường của các quan chức hàng đầu thuộc ĐCSTQ cũng như các thành viên của cộng đồng khoa học và y tế Trung Quốc được cho là có liên quan đến việc họ sẵn sàng tiếp cận với cấy ghép nội tạng.

Cái chết của ông Nhậm cũng rất đáng chú ý vì theo báo cáo năm 2021 của WOIPFG, Bệnh viện Triều Dương Bắc Kinh cũng là trung tâm ghép tạng của thành phố này. Theo điều tra của WOIPFG, lãnh đạo và các bác sĩ chịu trách nhiệm ghép gan của bệnh viện này thừa nhận đã sử dụng các học viên Pháp Luân Công làm người hiến tạng.

Danh sách hàng nghìn nhân viên y tế bị nghi 'nhúng chàm'

Vào tháng 9/2014, WOIPFG đã công bố một báo cáo gồm danh sách 1.814 nhân viên y tế bị nghi ngờ tham gia vào hoạt động cưỡng bức thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công, tại 228 bệnh viện ở Trung Quốc.

Theo báo cáo, từ sau năm 2000, một lượng lớn các bệnh viện trên khắp Trung Quốc đã tham gia vào hoạt động thu hoạch và cấy ghép nội tạng, thậm chí một số bệnh viện nhỏ không đủ trình độ chuyên môn cũng bước chân vào ngành kinh doanh ghép tạng. Sự bùng nổ của ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng diễn ra đồng thời với cuộc tàn sát hàng loạt các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

Vào tháng 10/2014, WOIPFG đã công bố danh sách thứ hai gồm 2.108 nhân viên y tế tại 100 bệnh viện. Danh sách này tập trung vào những người tham gia lấy hoặc cấy ghép nội tạng tại các bệnh viện quân đội và cảnh sát có vũ trang của Trung Quốc.

Báo cáo chỉ ra rằng hệ thống các bệnh viện quân đội và cảnh sát là những cơ quan cốt cán thực hiện lệnh thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân. Báo cáo nêu chi tiết về sự tồn tại của một ngân hàng nội tạng sống có quy mô lớn tại Trung Quốc, nơi những “người hiến tạng” không tự nguyện đã bị giết trong quá trình thu hoạch nội tạng. Theo báo cáo, quân đội và cảnh sát của ĐCSTQ có khả năng đóng vai trò trung tâm trong việc cầm tù và khai thác số lượng lớn những người hiến tạng còn sống.

Thông tin điều tra cho thấy sau khi ĐCSTQ phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, rất nhiều các bệnh viện của quân đội và cảnh sát, cùng với các bệnh viện khác trên khắp Trung Quốc, đã khởi động các chương trình cấy ghép nội tạng hoặc tăng cường các dự án cấy ghép hiện có.

Sự gia tăng ồ ạt trong lĩnh vực cấy ghép nội tạng xảy ra khi các học viên Pháp Luân Công bắt đầu bị bắt cóc và giam giữ theo lệnh của ông Giang Trạch Dân.

Năm 2006, các nhà hoạt động nhân quyền người Canada David Kilgour và David Matas đã công bố báo cáo Kilgour-Matas, trong đó ghi rõ rằng “không giải thích được nguồn gốc của 41.500 ca cấy ghép trong giai đoạn 6 năm từ 2000 đến 2005”. Bản báo cáo này còn cáo buộc tội ác “cưỡng chế thu giữ nội tạng quy mô lớn từ các học viên Pháp Luân Công”.

Giang Trạch Dân chết, Giang Trạch Dân qua đời ở tuổi 96 ngày 30/11/2022, đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công, Pháp Luân Đại Pháp bị đàn áp thảm khốc, Pháp Luân Công là gì, biểu tình ủng hộ Pháp Luân Công, thỉnh nguyện hòa bình chống đàn áp Pháp Luân Công, các nạn nhân của ĐCSTQ, nạn mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công và người có đức tin, thu hoạch nội tạng bán giá cao, cấy ghép tạng
Cựu Quốc vụ khanh Canada phụ trách châu Á - Thái Bình Dương, ông David Kilgour, trình bày một báo cáo sửa đổi về nạn mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Đồng tác giả của báo cáo - luật sư nhân quyền David Matas - đứng lắng nghe ở phía sau, trên Đồi Quốc hội ở Ottawa, Canada, ngày 31/01/2007. (Ảnh: The Epoch Times)

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện tinh thần cổ xưa của Trung Quốc bao gồm các bài tập thiền định chậm rãi, đơn giản và các bài giảng dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Pháp môn này đã trở nên phổ biến trong những năm 1990, với 70-100 triệu người theo học ở Trung Quốc, theo ước tính của chính quyền ĐCSTQ vào thời điểm cuối thập niên 90.

ĐCSTQ cảm thấy bị đe dọa bởi sự phổ biến của Pháp Luân Công, do đó đã phát động một chiến dịch xóa sổ có hệ thống vào tháng 7/1999. Theo báo cáo của Trung Tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, kể từ đó, hàng triệu người đã bị giam giữ trong các nhà tù, trại lao động cũng như các cơ sở khác và hàng trăm nghìn người đã bị tra tấn trong quá trình giam giữ.

Theo The Epoch Times

Tường Vy biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Cái chết của các chuyên gia cấy ghép nêu bật nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc