Cái chết của Giang Trạch Dân báo hiệu sự kết thúc của 'kỷ nguyên kinh hoàng'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một 'kỷ nguyên kinh hoàng' đã chứng kiến những tội ác của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân kể từ khi ông lên cầm quyền, trong đó phải kể đến cuộc đàn áp đẫm máu các học viên Pháp Luân Công cho đến ngày nay. Giới quan sát nhận định rằng, cái chết của Giang Trạch Dân chính là hồi chuông báo hiệu sự kết thúc của một 'kỷ nguyên kinh hoàng'.

Trong một trại lao động ở Trung Quốc, Henry Yue bị buộc phải quấn các cuộn dây kim loại được dùng trong [sản xuất] ti vi hết ngày này qua ngày khác. Điều kiện làm việc khắc nghiệt đến mức đôi khi anh bị chảy máu cam, để lại những vết đỏ thẫm trên bộ đồng phục tù nhân sọc xanh trắng của mình.

Lần đầu tiên bị chảy máu cam, Henry Yue phải ngẩng đầu lên và vỗ nhẹ vào trán khoảng một phút để cầm máu. Nhưng chỉ ngày hôm sau, anh tiếp tục ho ra máu.

Lúc này, Yue đang thụ án 1,5 năm tù ở thành phố Thiên Tân, miền đông Trung Quốc vào năm 2001 vì tập các bài công pháp thiền định của Pháp Luân Công trong một buổi “tẩy não”. Đây là chương trình được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thực hiện nhằm thuyết phục các tín đồ của môn tu luyện này từ bỏ đức tin của mình.

Chàng trai trẻ không ngờ cơ thể của mình lại sa sút đến mức như vậy. Trước khi bị bắt, anh đang ở độ tuổi ngoài 20 với thân hình cường tráng. Tuy nhiên, cuộc sống trong tù đã khiến anh suy sụp.

Ảnh Đại Kỷ Nguyên
Cảnh quay bí mật từ trại lao động Mã Tam Gia ở Trung Quốc cho thấy các tù nhân chế tạo đi-ốt trong Thế vận hội Bắc Kinh 2008. (Ảnh: Được sự cho phép của Yu Ming)

Bị buộc phải làm việc từ 16 đến 19 giờ mỗi ngày, thức ăn duy nhất của anh là cơm mốc và rau ôi thiu. Ngay cả trong mùa đông lạnh giá, anh cũng phải tắm bằng nước lạnh. Mỗi ngày, anh phải báo cáo về việc suy nghĩ của anh đã được "chuyển hóa" như thế nào. “Chuyển hóa” là một thuật ngữ do chính phủ Trung Quốc đặt ra để chỉ việc một tín đồ từ bỏ đức tin của họ.

Các lính canh sẽ đánh đập tù nhân nếu họ phát hiện ra có dấu hiệu bất tuân cho dù là nhỏ nhất, hoặc thậm chí chẳng vì lý do gì cả. Có lần anh chứng kiến một quản giáo cấp cao đã vô cớ đập một chiếc ghế lên trên người một tù nhân bị còng lưng, khiến chiếc ghế vỡ thành từng mảnh.

Các trại lao động giao cho mỗi tù nhân chỉ tiêu sản xuất cao một cách không tưởng, khiến họ có rất ít không gian để nghỉ ngơi. Yue, một trong những công nhân làm việc nhanh nhất trong trại giam này, nhớ lại có lần anh chỉ ngủ được nửa tiếng để cố gắng hoàn thành chỉ tiêu của mình.

Để vượt qua tình cảnh đó, anh thường xuyên đếm ngược từng phút cho đến khi thử thách kết thúc. Tuy nhiên, anh vẫn cho rằng mình là người may mắn, vì có một số người mà bàn tay của họ đã bị biến dạng hoặc thậm chí là bị mất móng tay chỉ vì làm công việc này.

“Họ đối xử với bạn như động vật vậy", Yue, hiện đang sống ở New York, nói với The Epoch Times và trích dẫn một chỉ thị khét tiếng từ Giang Trạch Dân, lãnh đạo ĐCSTQ lúc bấy giờ.

Giang Trạch Dân đã ban hành chỉ thị “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể” của các học viên Pháp Luân Công nhằm xóa sổ môn tu luyện này trong vòng 3 tháng.

Chỉ thị này về cơ bản đã trao toàn quyền cho những kẻ tra tấn được phép sử dụng mọi phương tiện hiện có thể để khiến những tín đồ như anh từ bỏ đức tin của mình. Giang đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7/1999.

Mặc dù chỉ thị này không trở thành hiện thực, nhưng cuộc đàn áp đã biến khoảng 70 triệu đến 100 triệu người trong cộng đồng Pháp Luân Công trở thành mục tiêu của một chiến dịch đàn áp, từ bị giam giữ, tra tấn, tước đoạt tài chính, tuyên truyền thù địch và cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

Ảnh Đại Kỷ Nguyên
Cảnh sát bắt giữ một học viên Pháp Luân Công ở Quảng trường Thiên An Môn trong khi đám đông theo dõi ở Bắc Kinh. Bức ảnh được chụp vào ngày 1/10/2000. (Ảnh: AP/Chien-min Chung)

Một 'Kỷ nguyên kinh hoàng'

Giang Trạch Dân qua đời vào ngày 30/11, hưởng thọ 96 tuổi. Di sản mà Giang để lại chính là "danh hiệu" của một trong những kẻ vi phạm nhân quyền tàn ác nhất thế giới.

Nhưng chừng nào bộ máy đàn áp mà Giang tạo ra vẫn còn hiệu lực, thì chừng đó những câu chuyện thống khổ như của Yue và bầu không khí khủng bố bao trùm mà các học viên Pháp Luân Công phải gánh chịu trong 23 năm qua vẫn còn tiếp diễn.

Từ tháng 9 đến tháng 10 năm nay, đã có hơn 2.000 học viên bị sách nhiễu hoặc bị bắt giữ, trong đó, có khoảng 150 người từ 80 tuổi trở lên, theo trang Minghui.org, một tổ chức tình nguyện có trụ sở tại Hoa Kỳ chuyên đưa tin về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, những con số trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong chiến dịch đàn áp kéo dài hàng thập kỷ, đã chứng kiến ​​hàng triệu học viên bị giam giữ, và vô số người đã qua đời vì bị tra tấn hoặc cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

“Ở một mức độ nào đó, đó là sự kết thúc của một kỷ nguyên kinh hoàng", ông Levi Browde, Giám đốc điều hành của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp có trụ sở tại New York, nói với The Epoch Times.

Sau cái chết của Giang Trạch Dân - kẻ chủ mưu đã thao túng một nhóm “xã hội đen” gồm các thân tín của mình để tiến hành cuộc bức hại này - ông Browde hy vọng rằng bất kỳ ai “còn chút lương tâm” nên ngừng góp phần vào các vụ ngược đãi hàng loạt như vậy.

Hàng triệu người bị ảnh hưởng

Pháp Luân Công, hay Pháp Luân Đại Pháp, là một môn khí công tu luyện cổ truyền theo nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn. Môn này gồm bộ phận tu tâm tính theo tiêu chuẩn Chân - Thiện - Nhẫn; và luyện 5 bài công pháp nhẹ nhàng, trong đó có một bài thiền định. Thông qua việc vừa tu, vừa luyện, học viên Pháp Luân Đại Pháp có thể đạt đến trạng thái thân thể khỏe mạnh, vô bệnh, và thăng hoa về cảnh giới tinh thần.

Pháp Luân Đại Pháp được đón nhận tại trên 100 quốc gia ở 5 châu lục với hơn 100 triệu người theo học.

Đọc thêm:

Pháp Luân Công là gì?

Vì sao ĐCS Trung Quốc muốn che giấu cuộc đàn áp Pháp Luân Công

Trong một bức ảnh chụp vào giữa những năm 1990, các học viên Pháp Luân Công luyện công tại một không gian ngoài trời ở thành phố Quảng Châu. (Ảnh: Minghui.org)

Tuy nhiên, Giang coi sự phát triển nhanh chóng như vậy là một thách thức to lớn đối với chiếc ghế quyền lực của mình.

Vào tháng 6/1999, Giang Trạch Dân đã thành lập một tổ chức vượt trên cả luật pháp được gọi là "Phòng 610" với mục đích duy nhất là xóa sổ Pháp Luân Công. Một tháng sau, một chiến dịch đàn áp trên toàn quốc đã được phát động.

Lực lượng an ninh đến tận nhà bắt hàng trăm học viên. Các học viên bất chấp lệnh cấm hoặc kháng nghị với chính quyền đều bị đưa vào trại tạm giam hoặc bị kết thêm án tù, đưa vào các trại lao động.

Lúc này, gia đình, sự nghiệp và thậm chí cả mạng sống của những người kiên định với đức tin của họ đang phải đối mặt với những rủi ro to lớn.

Dù còn trẻ nhưng Yue lúc đó đã trở thành quản lý tại một công ty liên doanh của Nhật Bản chuyên sản xuất quần áo trẻ em. Với mức lương lên tới 1.000 nhân dân tệ (142 USD) mỗi tháng, anh được xếp vào danh sách những người có thu nhập cao nhất tại thị trấn Thiên Tân, một thành phố ven biển lớn ở phía bắc Trung Quốc.

Tuy nhiên, tấm đệm tài chính đó đã bị tước khỏi tay anh vào tháng 10, khi Yue đến Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh để kiến nghị chính quyền đảo ngược quyết định của họ.

Sau khi trở lại Thiên Tân, cảnh sát địa phương đã bắt giữ và tra tấn anh bằng hai dùi cui điện trong 40 phút. Họ chỉ dừng lại sau khi một trong số họ vô tình bị giật điện và hét lên.

Đó là lúc Yue - người luôn coi lực lượng cảnh sát là những anh hùng của người dân - chìm vào tuyệt vọng.

Ảnh Đại Kỷ Nguyên
Các học viên Pháp Luân Công tại một cuộc mít tinh phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, hôm 8/9/2000. (Ảnh do Levi Browde cung cấp)

Tình thế đảo ngược

Nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ các học viên Pháp Luân Công bị cầm tù do chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn đang bị lên án ngày càng gay gắt ở Hoa Kỳtrên phạm vi toàn cầu.

Mọi người giương cao những tấm bảng có dòng chữ “Trời diệt ĐCSTQ” tại một buổi thỉnh nguyện ở Công viên Victoria, Hong Kong, vào ngày 4/6/2020. (Ảnh: Song Bilung/The Epoch Times)

Trong khi đó, các hành động đe dọa của ĐCSTQ đối với Đài Loan; giam giữ hàng loạt người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương; đàn áp Hong Kong và các biện pháp kiểm soát Covid-19 hà khắc đối với người dân Trung Quốc đều đã gây ra phản ứng dữ dội ở cả trong và ngoài Trung Quốc.

Sau cái chết của Giang Trạch Dân, truyền thông nhà nước Trung Quốc tràn ngập những bài điếu văn ca tụng cựu lãnh đạo ĐCSTQ. Trong cáo phó chính thức, ĐCSTQ đã công nhận thành tích của Giang vì lập trường cứng rắn trong các cuộc biểu tình kêu gọi cải cách chính trị ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Trong khi đó, một số hãng truyền thông phương Tây cũng "khen ngợi" về vai trò của Giang trong việc tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.

Theo Yue, những tin tức như vậy chỉ nhằm minh oan cho di sản đẫm máu của Giang.

Theo Yue, Giang Trạch Dân không chỉ huy động toàn bộ sức mạnh của nhà nước để đàn áp một nhóm người dân vô tội, mà chính quyền của ông ta còn tạo ra nạn tham nhũng kinh niên. Cho đến tận ngày nay, nó đã len lỏi vào khắp mọi ngõ ngách trong đời sống xã hội của người dân Trung Quốc.

Vào năm 2015, Yue, người đã bị giam giữ tổng cộng sáu lần, là một trong những người đầu tiên trong quận của anh dùng tên thật của mình để đệ đơn kiện lên cơ quan pháp lý cao nhất của Trung Quốc, yêu cầu đưa Giang ra trước công lý. Trong khoảng một năm rưỡi, số vụ kiện tương tự chống lại cựu lãnh đạo ĐCSTQ đã tăng lên gần 210.000 vụ.

Khi còn ở trại lao động, Yue từng ước rằng Giang Trạch Dân chết đi. Tuy nhiên, sự thù hận trong lòng anh đã tiêu tan từ lâu. Anh nói, người tu luyện như anh không có kẻ thù.

Tuy nhiên, Yue có đôi chút hối hận vì giờ đây anh sẽ không thể chứng kiến ​​Giang hầu tòa và trả giá cho những tội ác của mình.

Anh cũng đặt câu hỏi liệu công chúng Trung Quốc có dành nhiều thiện cảm cho Giang Trạch Dân hay không. Vào năm 2011, tin đồn về cái chết của Giang đã lan truyền ở Hong Kong, khiến một số người ở Trung Quốc mua pháo hoa để ăn mừng.

Yue nói: “Đối với họ, tin tức đó là điều họ rất mong chờ".

Sự im lặng của ông Biden về làn sóng biểu tình là món quà quý cho ông Tập
Người biểu tình tuần hành phản đối các hạn chế khắc nghiệt do COVID-19 của Trung Quốc tại Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 28/11/2022. (Ảnh: Noel Celis/AFP qua Getty Images)

Cái chết của Giang đã gia tăng bất ổn chính trị cho Bắc Kinh, trong bối cảnh Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức cả trong và ngoài nước.

Ông Levi Browde, giám đốc Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, coi các cuộc biểu tình chống phong tỏa nổ ra gần đây trên khắp Trung Quốc là một phần của xu hướng tất yếu. Ông cho rằng, ngày càng có nhiều người dân Trung Quốc hiểu rõ về lịch sử và các hành vi lạm dụng của ĐCSTQ.

Ông nói, nhận thức này của người dân Trung Quốc đã tăng lên trong nhiều năm, một phần nhờ vào những nỗ lực cơ bản của các học viên Pháp Luân Công trong việc nói rõ sự thật với mọi người về cuộc bức hại.

Trong những năm gần đây, tổ chức của ông đã ghi chép được những hành động dũng cảm ở nhiều quy mô khác nhau, bao gồm cả những ngôi làng ký tên thỉnh nguyện bằng tên thật của họ để kêu gọi trả tự do cho các học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ.

“Đó là điều chưa từng có – một nhóm người ký tên thật của họ vào đơn thỉnh nguyện và gửi tới chính phủ về một vấn đề mà ĐCSTQ coi trọng như Pháp Luân Công", ông nói.

Ông Browde nói thêm: “Vì vậy, nếu họ có đủ dũng cảm để làm điều đó, thì họ cũng có đủ dũng cảm để làm những việc khác, chẳng hạn như nói không với việc phong tỏa vì đại dịch Covid-19”.

“Vào một lúc nào đó, sẽ có điểm bùng phát", ông kết luận.

Lam Giang

Theo The Epoch Times

Trung Quốc


BÀI CHỌN LỌC

Cái chết của Giang Trạch Dân báo hiệu sự kết thúc của 'kỷ nguyên kinh hoàng'