Cảnh sát trưởng đặc khu lớn tiếng đe dọa trước khi sang thăm Bắc Kinh, người dân lật tẩy sự thật

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tân cảnh sát trưởng Hồng Kông, ông Đặng Bính Cường, mới nhậm chức ngày 19/11. Đến ngày 6 /12 ông ta đã cùng với trợ tá Tiêu Trạch Di lên đường sang Bắc Kinh, viếng thăm Bộ Công an Trung Quốc và Văn phòng xử lý các vấn đề Hồng Kông và Ma Cao. Trước khi đi, ông chủ động đề cập về việc đã ban hành ‘thông báo không phản đối’ với đơn xin phép diễu hành vào ngày 8/12 (Chủ nhật) của Mặt trận Nhân quyền Hồng Kông. Ông tuyên bố nếu ngày hôm đó xảy ra bạo lực, Mặt trận Nhân quyền "phải can đảm đứng ra lên án bạo lực"

Trong một cuộc họp báo chiều 6/12, Sầm Tử Kiệt, người triệu tập đại diện Mặt trận Nhân quyền, đã mỉa mai Đặng Bính Cường. Ông hỏi ‘Lão đại của cảnh sát Hồng Kông’: "Ông có can đảm dám lên án cảnh sát bạo lực trước không?"

Giới quan sát tin rằng mặc dù Đặng Bính Cường đã chấp thuận cho Mật trận Nhân quyền tổ chức cuộc diễu hành, nhưng thực tế nham hiểm và thâm độc hơn.

Mặt trận Nhân quyền tức giận với "Lão đại"

Đặng Bính Cường cho biết kể từ tháng 6 tới này, một số sự kiện công cộng quy mô lớn "đều có những người biểu tình bạo lực hoặc bạo đồ thực hiện các hành vi trộm cắp, vi phạm pháp luật". Ông nói rằng phía tổ chức sự kiện này vào Chủ nhật "cần có can đảm lên án bạo lực nếu có bạo lực xảy ra."

Sau đó trong cuộc họp báo Sầm Tử Kiệt đã công kích lại Đặng Bính Cường: "Ông anh lão đại dường như đang tự cảnh báo mình" vì sự bạo lực của cảnh sát vốn đã vượt quá xa rồi. Đặng Bính Cường phản bác lại "Lão đại, anh có đủ can đảm lên án cảnh sát bạo lực trước không?"

Sầm Tử Kiệt, tân nghị sĩ vừa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quận, tin rằng diễu hành là một quyền lợi của người dân Hồng Kông, vốn dĩ không cần phải được cảnh sát phê duyệt hay không. Ngày nay,cảnh sát chỉ nên là "giữ gìn trật tự". Khi quan hệ cảnh sát-người dân đã đến mức độ đóng băng, ông kêu gọi các sĩ quan cảnh sát tiền tuyến kiềm chế và "không kích động người biểu tình" để tránh xung đột. "Chỉ cần một cảnh sát ở tiền tuyến mất kiềm chế, nó sẽ khiến tình hình mất kiểm soát."

Sầm Tử Kiệt cho biết một thực tế là trong mỗi hoạt động diễu hành và mít tinh, chỉ cần cảnh sát Hồng Kông xuất hiện là nhất định có xung đột. Và không có cảnh sát Hồng Kông, chẳng hạn như cuộc mít tinh 1,7 triệu tại Victoria Gardens ngày 18/8, không có bất kỳ xung đột nào, lại càng không có bạo lực.

Ai là nhân tố bất ổn định? Ai là nhân tố bạo lực?

Mật trận Nhân quyền kêu gọi tất cả người dân Hồng Kông tham gia cuộc diễu hành "bảo vệ Hồng Kông, đồng hành cùng bạn" và để bày tỏ cho chính phủ biết ý kiến người dân. Tuyên bố nói: "Những người dân Hồng Kông, hẹn gặp lại vào lúc 3 giờ Chủ nhật này tại Victoria Garden!"

Ước tính số người tham gia diễu hành có thể lại vượt quá 1 triệu.

Bàn tay của Đặng Bính Cường nhuốm đầy máu tươi của thanh niên?

Khi Đặng Bính Cường đến Bắc Kinh lần này, thông cáo tuyên bố đây là một chuyến thăm xã giao. Nhưng mọi người thậm chí tin rằng ông "vào Bắc Kinh để nhận lệnh" và tiếp thu "chỉ dẫn" của ông chủ. Lâm Trịnh Nguyệt Nga cũng đã có chuyến thăm đến Bắc Kinh, và khi trở về, bà liền đẩy mạnh "Luật cấm đeo mặt nạ" và bạo lực của cảnh sát leo thang nghiêm trọng. Chủ nhật này, Đặng Bính Cường sau khi trở về Hồng Kông, không biết sẽ có hành động gì? Rất đáng để quan tâm.

Từ khi ông đang ở vị trí "Lão nhị của Lực lượng cảnh sát Hồng Kông" với thủ đoạn trấn áp bàn tay sắt mà xét, lập trường "đàn áp đẫm máu" của anh ta có thể sẽ không thay đổi. Đó gọi là "giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời".

Đừng nghe những lời dễ nghe của ông ta, những gì là "đưa ra thông báo không phản đối", "cảnh sát được trang bị sẵn sàng", v.v. Trên thực tế, ông ta là người "khẩu Phật tâm xà ", giống như người tiền nhiệm Lô Vĩ Thông, bàn tay của ông ta "dính máu những người thanh niên".

Trong nhiệm kỳ cảnh sát trưởng đặc khu của Lô Vĩ Thông, Đặng Bính Cường là "nhân vật thứ hai" và là điển hình của "con chim ưng chiến đấu". Ông ta là người chịu trách nhiệm thực thi cụ thể các biện pháp trấn áp trong trào biểu tình phản đối Dự luật Dẫn độ. Đội hành động trấn áp của ông ta với biệt danh ‘kỵ sĩ’, hành vi của các cảnh sát tiền tuyến hoàn toàn mất khống chế, thủ đoạn khiến người dân phẫn nộ. Cũng có khả năng vì lý do này, ông ta đã được Bắc Kinh cất nhấc thay thế Lô Vĩ Thông.

Vào ngày đầu tiên ông ta nhận chức, nhà báo in The Epoch Times đã bị "bọn côn đồ trùm che mặt mặc đồ đen" đột nhập châm lửa đốt, giám đốc văn phòng Hà Tuấn Nhân bị tấn công.

Đây mới chỉ là hai vụ việc mới. Dưới sự chỉ huy của ông ta, cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ gần 6.000 người trong nửa năm qua. Nhỏ tuổi nhất là 11 tuổi, lớn nhất 83 tuổi. Các cáo buộc đánh đập, hãm hiếp và hãm hiếp tập thể của cảnh sát liên tục, và tin tức về việc cảnh sát đánh chết người đang lan truyền.

Ông ta cũng trực tiếp đốc thúc cuộc bao vây Đại học Bách Khoa Hồng Kông, biện hộ cho cảnh sát bị nghi liên quan tới nổ súng mưu sát người, và trang bị cho cảnh sát ngoài giờ làm dùi cui và bình xịt hơi cay, biến Hồng Kông thành một "xã hội cảnh sát".

Một điều nghe có vẻ như "hài hước". Theo các báo cáo tin tức lập trường báo Stand News, một người có nick May chuẩn bị kết hôn. Vị hôn phu của cô là cảnh sát chống bạo động tiền tuyến, đã yêu nhau được 8 năm, cũng là một người tốt. Nhưng chính vì nghề nghiệp cảnh sát của chồng sắp cưới, bạn bè của May bắt đầu xa lánh cô. Những người bạn phù dâu cũng ngần ngại tham dự đám cưới của cô.

Bản thân May nghĩ rằng đám cưới của cô sẽ không được chúc phúc, cô yêu cầu vị hôn phu phải từ chức, hoặc chia tay. Mặc dù cô tin rằng vị hôn phu của cô sẽ không đánh những người biểu tình, không gây hại cho người khác. Tuy nhiên, nhắm mắt làm ngơ trước việc lạm dụng và táng tận lương tâm của những đồng nghiệp cảnh sát thì cũng không khác gì cùng giống như họ.

Câu chuyện này kể ra khiến người ta thấy đáng buồn, nhưng nó thực sự cho thấy rằng các sự bạo lực của cảnh sát khủng khiếp như thế nào.

Người Hồng Kông yêu cầu: về nhà an toàn!

Một cư dân mạng nick maymi nói rằng mỗi khi thông báo không phản đối được đưa ra, điều đó không có nghĩa là những người tham gia diễu hành có thể về nhà an toàn. Quá nhiều thông báo không phản đối được đưa ra, nhưng trước khi mít tinh bắt đầu đã thấy rất đông lực lượng chống bạo động đợi sẵn, thậm chí còn phong tỏa tuyến đường giao thông, bao vây người tham gia mít tinh.

Maymi nói rằng cảnh sát bề mặt thì hét to yêu cầu những người biểu tình giải tán, nhưng thực tế mọi người không thể rời đi được. Cảnh sát tạo ra giả tướng, khiến những người bên ngoài nghĩ rằng người biểu tình không muốn rời đi, và cảnh sát buộc phải ra tay.

Maymi nói rằng "đó đã là chuyện thường xảy ra! Đây là cách Đảng Cộng sản lật lọng, chính phủ này thật đáng khinh! Thật là hủ bại, nó khiến con người thật tàn nhẫn!"

Theo maymi, việc cảnh sát phê duyệt cho buổi diễu hành chủ nhật này, liệu có có mưu đồ gì sau đó không? Chúng ta hy vọng tất cả những người dân Hồng Kông tham gia diễu hành đều có thể bình an trở về nhà.

Minh Thanh

Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Cảnh sát trưởng đặc khu lớn tiếng đe dọa trước khi sang thăm Bắc Kinh, người dân lật tẩy sự thật