Cáo buộc Trung Quốc nghiên cứu vũ khí sinh học được xem xét trước sự bùng phát của Coronavirus

Giúp NTDVN sửa lỗi

Với những nghi vấn về nguồn gốc xuất phát của Coronavirus, mọi sự chú ý đang đổ dồn về phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán, cáo buộc chính quyền Trung Quốc xây dựng chương trình chiến tranh vũ khí sinh học, và đặt ra nghi ngờ về bản chất của phòng thí nghiệm này.

Dịch Coronavirus đã lây lan nhanh chóng khiến Trung Quốc phải ban lệnh đóng cửa 36 thành phố, và hiện đã lan sang 35 quốc gia trên thế giới. Cho đến nay, nguồn gốc xuất phát của Coronavirus vẫn chưa được xác định.

Thông báo ban đầu từ Trung Quốc tuyên bố virus này bắt nguồn từ một chợ hải sản sống ở Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc và có thể thủ phạm là con dơi.

Các thông tin khác lại công bố nguồn dịch có thể bị rò rỉ từ nơi xử lý các loại mầm bệnh nguy hiểm nhất - phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán thuộc Viện Virus học Vũ Hán do nhà nước quản lý, nằm gần chợ hải sản.

Thông tin đầu tiên cho biết việc phòng thí nghiệm P4 có khả năng là nơi xuất phát dịch bệnh do GreaGameMedia, một tạp chí về địa lý chính trị và quan hệ quốc tế, công bố. Các hãng tin khác, như Washington Post tiếp sau đó cũng đưa ra cáo buộc bổ sung dựa trên các cuộc phỏng vấn.

Mặc dù chưa có bằng chứng phủ nhận nghi vấn phòng thí nghiệm là nơi rò rỉ virus, nhưng một số kênh truyền thông chỉ trích nghi vấn này vì chưa có gì chứng minh sự liên quan giữa phòng thí nghiệm P4 với virus.

Bất kể Coronavirus xuất phát từ đâu, sự chú ý đối với phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán đều đang tập trung vào cáo buộc chính quyền Trung Quốc xây dựng chương trình chiến tranh vũ khí sinh học, và đặt ra nghi ngờ về bản chất của phòng thí nghiệm này.

Lập luận chủ yếu bác bỏ cáo buộc này, , đó là Trung Quốc là thành viên tham gia Công ước Vũ khí sinh học (BWC) năm 1984, trong đó có quy định cấm các nước tham gia phát triển vũ khí sinh học.

Tuy nhiên, các tài liệu và chiến lược tóm tắt của chính phủ đã nhanh chóng làm dấy lên sự hoài nghi liệu chính quyền Trung Quốc có nghiêm túc tuân theo BWC không. Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ từ tháng 8/2019, Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng Trung Quốc đã có chương trình tấn công vũ khí sinh học ít nhất là từ những năm 1950 đến cuối những năm 1980. Mặc dù đã ký kết BWC, nhưng “không có thông tin nào chứng minh Trung Quốc đã thực thi nghĩa vụ theo hiệp ước” để “chuyển hướng hoặc hủy bỏ” tất cả vũ khí sinh học đã phát triển trước đây.

Bản báo cáo cũng chỉ ra rằng chính quyền Trung Quốc có “liên quan tới nguy cơ tạo sản phẩm sử dụng kép cho mục đích dân sự và quân sự trong giai đoạn báo cáo về các hoạt động vũ khí sinh học. Điều này làm tăng thêm mối lo ngại về việc Trung Quốc không tuân thủ BWC”.

Nói cách khác, một số chương trình nghiên cứu của chính quyền Trung Quốc có thể được sử dụng cho cả mục đích hòa bình và chiến tranh. Báo cáo khẳng định “các thông tin thu được từ các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu ở các tổ chức y tế quân sự Trung Quốc thường cho thấy các hoạt động nghiên cứu sinh học bất thường liên quan tới các mục đích sử dụng kép”.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông Rick Fisher, một thành viên cao cấp tại Trung tâm Chiến lược và đánh giá quốc tế (AISC), cho biết rằng các đánh giá của chính phủ và tình báo Hoa Kỳ nhận định “Trung Quốc vẫn, đã và đang phát triển những vũ khí này ngay từ đầu”.

Ông Fisher nhấn mạnh người ta nghi ngờ rằng các chương trình vũ khí chiến tranh sinh học ở Trung Quốc có liên quan đến rò rỉ virus SARS dẫn tới dịch bệnh bùng phát vào năm 2002, 2003; và gây ra bùng phát virus vào cuối những năm 1980 ở Tân Cương.

“Đến nay chúng vẫn là những thảm họa, sự cố đau lòng khi các phòng thí nghiệm làm rò rỉ những virus rất độc hại này ra công chúng khiến gây nên những cái chết thương tâm không đáng”, ông Fisher nói.

Phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán có kết nối với quân đội Trung Quốc, Quân đội Giải phóng Nhân dân. Gần đây, khi công ty Gilead Science có trụ sở tại Hoa Kỳ gửi thuốc remdesivir có thể điều trị được Coronavirus sang Trung Quốc, Viện Virus học Vũ Hán đã nhanh chóng mang đi xin cấp bằng sáng chế.

Ngày 4/2, Viện Virus học Vũ Hán đã công bố bằng sáng chế trên trang web của mình, và nhấn mạnh rằng họ đã tiến hành nghiên cứu cùng với Viện nghiên cứu y học quân sự quốc gia về thuốc cấp cứu phòng chống và kiểm soát bệnh. Đồng thời họ cũng nhấn mạnh mối quan hệ đối với Trung tâm nghiên cứu công nghệ kỹ thuật dự phòng của Viện nghiên cứu y học quân sự và Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật và kiểm soát y tế khẩn cấp quốc gia về nghiên cứu y học quân sự.

Phòng thí nghiệm Vũ Hán P4 là một phần của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, có mối quan hệ chặt chẽ với quân đội Trung Quốc trong các chương trình nghiên cứu.

Trong khi đó, học thuyết quân sự của Trung Quốc đã xác định chiến tranh sinh học là một phần quan trọng trong chiến lược quân sự của chính quyền, đặc biệt là trong mọi kịch bản chiến tranh với Hoa Kỳ. Trong số các chương trình chính là chiến lược “Assassin’s Mace” - ngọn giáo sát thủ (tiếng Trung Hoa là Sha Shou Jian).

Ông Michael Pillsbury, một chuyên gia tư vấn của Lầu Năm Góc, đã cảnh báo về chiến lược này trong cuốn sách “Cuộc chạy đua marathon 100 năm” (The Hundred-Year Marathon) của ông vào năm 2016. Trong đó ông nhấn mạnh rằng lần duy nhất Trung Quốc giành chiến thắng trong một trò chơi chiến tranh mô phỏng với Hoa Kỳ, đội Trung Quốc đã sử dụng chiến lược “Assassin’s Mace”. Ông viết, bất cứ khi nào đội Trung Quốc sử dụng chiến thuật và chiến lược thông thường, Mỹ chắc chắn giành chiến thắng. Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào mà Trung Quốc sử dụng cách ‘Assassin’s Mace’, Trung Quốc là người chiến thắng”.

Ông Fisher nói rằng chiến lược “Assassin’s Mace” được thiết kế bằng cách sử dụng những nhiều loại vũ khí độc đáo kết hợp với tấn công bất ngờ tàn bạo, và “khi được sử dụng đúng lúc và nhắm vào điểm yếu cụ thể của kẻ thù, có thể sẽ là mối đe dọa dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng của quân đội kẻ thù".

Ông cũng khẳng định các quan chức quân đội Trung Quốc vẫn trốn tránh thảo luận về việc sử dụng các cuộc tấn công và vũ khí tàn bạo, bao gồm cả vũ khí sinh học. Trong đó, họ đưa ra một số tuyên bố rất trơ trẽn và cực đoan, đến nỗi nhiều người trong giới phân tích quốc phòng Mỹ bác bỏ chúng.

Liên quan đến những tin đồn về Coronavirus lan rộng ở Trung Quốc, ông Fisher cho biết mặc dù vẫn chưa chứng minh việc virus có phải xuất phát từ phòng thí nghiệm P4 hay không, nhưng nghi vấn này không nên bị bỏ qua và cần tiến hành điều tra.

“Các nhà khoa học có uy tín đang bắt đầu có chung nhận thức rằng ít nhất Coronavirus mà chúng ta phải đối mặt ngày nay là sản phẩm đến từ một phòng thí nghiệm, chứ không phải là sản phẩm của một quá trình xảy ra tự nhiên nào đó. Ngày càng có nhiều quan điểm đồng ý rằng Coronavirus này là một loại virus nhân tạo liên quan tới các chương trình và năng lực vũ khí sinh học của Trung Quốc”.

“Thế giới nên nghiêm túc xem xét, cân nhắc khả năng này, và nó sẽ ảnh hưởng đến chính sách và mối quan hệ của chúng ta với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, ông Fisher nói.

Minh Thanh (biên dịch)
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Cáo buộc Trung Quốc nghiên cứu vũ khí sinh học được xem xét trước sự bùng phát của Coronavirus