Câu chuyện buồn của người phụ nữ buộc phải rời khỏi Trung Quốc: ‘Tôi phải chọn giữa chồng hoặc con’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bà Cảnh Hòa, vợ của ông Cao Trí Thịnh, một luật sư nhân quyền nổi tiếng ở Trung Quốc, đã bị buộc phải rời khỏi đất nước vào năm 2009, chỉ vì bà đã kết hôn với một luật sư nhân quyền có lương tâm, người dám chạm vào 'vùng cấm' của phong trào bảo vệ quyền lợi những người yếu thế tại Trung Quốc.

Một ngày nọ, khi bà Cảnh Hòa đưa con gái đến một tiệm cắt tóc, một số cảnh sát mặc thường phục xông vào và bắt giữ hai mẹ con. Cuộc đột kích của cảnh sát xảy ra cùng lúc chồng bà, người đang đi thăm bố mẹ ở một thành phố khác, bị bắt lần đầu tiên.

Cảnh sát đưa hai mẹ con đến căn hộ của họ và nói với bà rằng, chồng bà đã bị giam giữ.

Ngạc nhiên trước sự hiện diện của một số lượng lớn nhân viên an ninh, bà Cảnh Hòa nói với đài BBC trong một cuộc phỏng vấn: “Tôi nhìn quanh và ồ, từ tầng một rồi đến tầng hai đều rất đông đúc”.

Lúc này bà vẫn chưa nhận ra rằng, đây mới chỉ là khởi đầu của một loạt những bi kịch ập xuống gia đình bà, chỉ vì bà đã kết hôn với một luật sư nhân quyền.

Chồng của bà Cảnh Hòa, ông Cao Trí Thịnh, là một luật sư nhân quyền nổi tiếng có xuất thân khiêm tốn, người đã giành được giải thưởng vì nỗ lực bảo vệ quyền lợi cho nhóm người yếu thế và thiệt thòi tại Trung Quốc.

Thế nhưng, đột nhiên ông Cao Trí Thịnh lại bị coi là người kích động bạo lực và là mối nguy hiểm cho an ninh quốc gia.

Ông Cao Trí Thịnh tại ngôi nhà thời thơ ấu của mình vào năm 2007, trước khi ông bị bắt và tra tấn. (Ảnh The Epoch Times)
Ông Cao Trí Thịnh tại ngôi nhà thời thơ ấu của mình vào năm 2007, trước khi ông bị bắt và tra tấn. (Ảnh The Epoch Times)

Luật sư Cao Trí Thịnh có tội gì?

Năm 2005, ông Cao Trí Thịnh đã viết ba bức thư ngỏ gửi lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lúc bấy giờ là ông Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo, phơi bày việc chính quyền đã tra tấn các học viên Pháp Luân Công một cách có hệ thống. Trong năm tiếp theo, ông đích thân đại diện cho các vụ án nhạy cảm liên quan đến Pháp Luân Công. Ông Cao sau đó đã bắt tay điều tra và nghiên cứu cuộc bức hại quy mô trên toàn quốc đối với môn tu luyện ôn hoà này.

Hành động của luật sư đã khiến ban lãnh đạo ĐCSTQ tức giận. Vào tháng 8/2006, ông Cao Trí Thịnh bí mật bị tra tấn và bị kết án 3 năm tù vì tội kích động lật đổ chính quyền cùng 5 năm tù treo.

Bà Cảnh Hòa chưa bao giờ tưởng tượng được rằng, cuộc sống của bà sẽ trở thành địa ngục trần gian và gia đình bà sẽ tan nát chỉ vì bà kết hôn với một luật sư có phẩm chất tốt đẹp.

Sau đó, gia đình bà thường xuyên bị công an sách nhiễu và gây áp lực.

Bà Cảnh Hòa nói: “Thỉnh thoảng, tôi mở rèm ra xem có bao nhiêu xe cảnh sát bên dưới và chồng tôi hét lên: Em đang làm gì vậy? Tại sao lại khiến cho họ trở nên đắc ý khi thấy chúng ta nhìn họ như vậy?'”, bà Cảnh Hòa nói với đài BBC.

Pháp Luân Công, thiền định,
Các học viên Pháp Luân Công (Pháp Luân Đại Pháp) luyện công trong công viên trung tâm ở Manhattan, vào ngày 10/5/2014. (Ảnh: Dai Bing/The Epoch Times)

Tại sao ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công?

Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, là một môn tu luyện tinh thần dựa trên các nguyên lý Chân, Thiện và Nhẫn. Sau khi được phổ truyền ra công chúng vào năm 1992, môn tập này đã trở nên phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc. Vào những năm 1990, số liệu thống kê của chính phủ ước tính môn tập này có khoảng 70 triệu đến 100 triệu người theo học.

Tuy nhiên, ĐCSTQ lại xem sự phổ biến này là một mối đe dọa. Vì vậy vào tháng 07/1999, lãnh đạo của ĐCSTQ khi đó là Giang Trạch Dân, do lo ngại môn tu luyện ngày càng phổ biến này sẽ làm lu mờ quyền lực của mình, đã khởi động một chiến dịch bức hại và phỉ báng nhằm vào Pháp Luân Công. Kể từ đó, nhiều học viên của môn tu luyện ôn hòa này đã bị đưa vào các trại lao động, nhiều người đã thiệt mạng vì bị tra tấn, gia đình ly tán.

Gần như chỉ sau một đêm, hàng triệu người Trung Quốc đã tìm ra cách trở thành người tốt hơn và hành xử theo các nguyên lý Chân, Thiện và Nhẫn. Tuy nhiên, những con người lương thiện này lại bị coi là tội đồ của dân tộc dưới chính quyền ĐCSTQ.

Điều này đã thu hút sự chú ý của luật sư Cao Trí Thịnh, người cho rằng cuộc bức hại là bất công và quyết định đứng ra bào chữa trong các vụ việc liên quan tới Pháp Luân Công. Hành động cao cả của vị luật sư này đã khiến ông được phần còn lại của thế giới coi là “Lương tâm của Trung Quốc” và được đề cử giải Nobel Hòa bình.

Bà Cảnh Hòa sau đó đã phải trốn khỏi đất nước mà không thể nói lời tạm biệt với người chồng của mình. Bà chia sẻ, bà phải đứng trước quyết định khó khăn khi phải lựa chọn giữa chồng hoặc con. Bà rời khỏi đất nước trong khoang hành lý trên một chiếc xe buýt để đến Thái Lan. Sau đó, bà cùng hai con sống lưu vong ở Hoa Kỳ.

Luật sư nhân quyền nổi tiếng của Trung Quốc Cao Trí Thịnh đã mất tích từ năm 2017. Bà Cảnh Hạp, vợ và các con ông đã trốn sang Mỹ cách đây 11 năm. Họ đã không gặp ông Cao kể từ đó và không được biết tin tức gì về ông ấy trong suốt ba năm qua.
Luật sư nhân quyền nổi tiếng của Trung Quốc Cao Trí Thịnh đã mất tích từ năm 2017. Bà Cảnh Hòa, vợ và các con ông đã trốn sang Mỹ cách đây 11 năm. Họ đã không gặp ông Cao kể từ đó và không được biết tin tức gì về ông ấy trong suốt ba năm qua. (Ảnh: The Epoch Times)

Bà Cảnh Hòa nói rằng, trong 13 năm qua, bà chưa bao giờ ngừng nỗ lực lên tiếng để thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế về việc chồng mình bị ngược đãi và mất tích.

Sau khi bà Cảnh Hoà ra nước ngoài, Luật sư Cao Trí Thịnh bị cảnh sát đưa đi khỏi nhà ở Thiểm Tây vào ngày 4/2/2009 và mất liên lạc với ngoại giới trong gần hai năm. Vào tháng 4/2010, ông Cao xuất hiện một thời gian ngắn ở Bắc Kinh để phỏng vấn với hãng thông tấn AP.

Vào ngày 16/12/2011, quan chức ĐCSTQ đưa ra một bản tin bằng tiếng Anh, thông báo rằng, ông Cao Trí Thịnh đã được đưa trở lại nhà tù và tiếp tục ngồi tù 3 năm, sau đó, ông Cao lại mất tích thêm 22 tháng. Năm 2014, ông Cao bị quản thúc tại gia sau khi mãn hạn tù và lại biến mất vào ngày 13/8/2017, đến nay vẫn chưa rõ tung tích.

ĐCSTQ vốn không muốn hình ảnh quốc tế của mình bị tổn hại. Tuy nhiên, thực tế là ĐCSTQ đã đạt được điều hoàn toàn ngược lại, khi ngày càng có nhiều quốc gia lên án sự tàn bạo của chế độ này.

Huyền Anh

Trung Quốc


BÀI CHỌN LỌC

Câu chuyện buồn của người phụ nữ buộc phải rời khỏi Trung Quốc: ‘Tôi phải chọn giữa chồng hoặc con’