Chính phủ Hoa Kỳ trừng phạt quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc vì đã đàn áp Pháp Luân Công

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 10/12/2020, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã công bố danh sách 17 quan chức chính phủ nước ngoài liên quan đến các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Trong số này, có một quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vốn đã vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tín ngưỡng của các học viên Pháp Luân Công.

Trong tuyên bố trừng phạt có Hoàng Nguyên Hùng (Huang Yuanxiong), Giám đốc Trạm cảnh sát Ngô Thôn, Sở Công an thành phố Hạ Môn, Trung Quốc. Ông Mike Pompeo nói, Hoàng Nguyên Hùng “liên quan đến vi phạm nghiêm trọng nhân quyền… liên quan đến vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về quyền tự do tín ngưỡng của các học viên Pháp Luân Công”.

Quyết định này của Hoa Kỳ đã thể hiện thái độ khác biệt lớn của chính quyền Tổng thống Trump với những nỗ lực trước đây của các chính phủ phương Tây khi họ thỏa hiệp vô nguyên tắc với chính quyền Trung Quốc.

Mặc dù ước tính có khoảng 100 triệu học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã và đang bị bức hại trong 21 năm qua, các chính phủ phương Tây có xu hướng không đề cập đến vấn đề này.

Đối với chính quyền Trung Quốc, việc vi phạm nhân quyền với các học viên Pháp Luân Công luôn là chủ đề nhạy cảm nhất. Các quan chức ĐCSTQ sẽ nói với các chính phủ phương Tây rằng họ có thể đề cập vấn đề nhân quyền và vấn đề Pháp Luân Công riêng với chính quyền Trung Quốc, chứ không nên công khai. Tuy nhiên, ngay cả khi đối thoại riêng, khi một quan chức phương Tây chỉ bắt đầu nói về Pháp Luân Công là các quan chức ĐCSTQ sẽ lập tức đứng dậy và rời đi. Đó là lý do tại sao nhiều quan chức phương Tây không công khai đề cập đến Pháp Luân Công, mặc dù họ nói rằng họ ủng hộ nhân quyền.

Một phụ nữ cầm bức ảnh của một người đàn ông bị giết bởi cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chính quyền Trung Quốc, trong cuộc diễu hành ở Washington vào ngày 17 tháng 7 năm 2014. (Larry Dye / The Epoch Times)
Một phụ nữ cầm bức ảnh của một người đàn ông bị giết bởi cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chính quyền Trung Quốc, trong cuộc diễu hành ở Washington vào ngày 17 tháng 7 năm 2014. (Larry Dye / The Epoch Times)

Đối với ĐCSTQ, nếu một quốc gia thảo luận về nhân quyền mà không đề cập đến Pháp Luân Công, thì điều này cho thấy quốc gia đó sợ sẽ xúc phạm đến Bắc Kinh hoặc quốc gia đó thiếu nghiêm túc. Nó tương đương với một màn diễn chính trị, và ĐCSTQ biết rằng mình đã thắng.

Trong một lá thư được lưu hành giữa các thành viên Bộ Chính trị vào đêm 25/4/1999, lãnh đạo ĐCSTQ lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân đã giải thích ngắn gọn lý do tại sao ông ấy muốn tiêu diệt Pháp Luân Công. Ông phàn nàn rằng vào thời điểm đó Pháp Luân Công có “nhiều học viên là Đảng viên ĐCSTQ, quan chức chính phủ, học giả, quân nhân, cũng như công nhân và nông dân”.

Ông lo sợ về số lượng lớn học viên Pháp Luân Công, sự hiện diện của họ trong tất cả các thành phần xã hội Trung Quốc - bao gồm ĐCSTQ - và trên toàn quốc.

Ông Giang cũng lo sợ rằng các nguyên lý của Pháp Luân Công có thể hấp dẫn người dân Trung Quốc hơn là hệ tư tưởng của ĐCSTQ, dựa trên “chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần”.

Pháp Luân Công dạy học viên sống theo nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn và thực hành năm bài công pháp thiền định.

Học viên Pháp Luân Công biểu diễn bài công Pháp ngoài trời để kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới - 13/05. (Ảnh: minghui.org)

Ngày 20/7/1999, ông Giang phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Với 100 triệu học viên Pháp Luân Công, mỗi người trong số họ đều có gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, chiến dịch này có hiệu lực nhằm vào tất cả người dân Trung Quốc.

Toàn bộ sức nặng của nhà nước dồn lên các học viên Pháp Luân Công. Họ bị mất việc làm, bị đuổi học, bị mất nhà cửa, cùng những hình phạt tàn khốc khác. Hàng triệu học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ, bị tẩy não và bị tra tấn để buộc phải từ bỏ đức tin của mình.

Đã có rất nhiều cuộc điều tra về hành vi đàn áp tàn bạo của chính quyền ĐCSTQ với học viên Pháp Luân Công trong 21 năm qua. Trong đó, hành vi tàn khốc nhất là nạn mổ cướp nội tạng.

Sau một cuộc điều tra, Tòa án độc lập ở London, gọi là Tòa án Trung Quốc đã kết luận rằng “nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức đã diễn ra trong nhiều năm trên khắp đất nước Trung Quốc với quy mô đáng kể và các học viên Pháp Luân Công là nguồn cung cấp nội tạng chính”.

Theo các nhà nghiên cứu, nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc là "một cuộc diệt chủng lạnh".

Trên trang web Minghui.org, các học viên Pháp Luân Công đã ghi lại chi tiết các trường hợp bị bức hại trong 21 năm qua. Cả thế giới đều có quyền truy cập vào thông tin này. Các học viên Pháp Luân Công đã liên tục tổ chức các cuộc mít tinh, đến thăm các văn phòng chính phủ và cung cấp nhân chứng.

Cảnh sát mặc thường phục bắt giữ một người biểu tình Pháp Luân Công ở Quảng trường Thiên An Môn khi đám đông đang quan sát ở Bắc Kinh t ngày 1/10/2000 này. (Ảnh AP / Chien-min Chung)
Cảnh sát mặc thường phục bắt giữ một người biểu tình Pháp Luân Công ở Quảng trường Thiên An Môn khi đám đông đang quan sát ở Bắc Kinh t ngày 1/10/2000 này. (Ảnh AP / Chien-min Chung)

Quốc hội Hoa Kỳ đã phản ứng bằng một số nghị quyết và cá nhân nhiều quan chức đã bày tỏ sự ủng hộ. Nhưng trong quá khứ, chính phủ Hoa Kỳ không có lập trường rõ ràng.

Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Trump đã hành động khác. Ngày 17/7/2019, tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã gặp những người sống sót sau cuộc đàn áp tôn giáo ở Trung Quốc, trong đó có một học viên Pháp Luân Công.

Ngoại trưởng Pompeo đã công khai lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công, và Đại sứ Tự do Tôn giáo Sam Brownback đã lên án nạn mổ cướp nội tạng.

Với việc trừng phạt Hoàng Nguyên Hùng, chính quyền Tổng thống Trump đã tiến thêm một bước quan trọng.

Bằng cách đứng lên chống lại ĐCSTQ và lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công, Hoa Kỳ đã thể hiện sức mạnh và mang lại hy vọng cho thế giới.

Nguyên Hương
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Chính phủ Hoa Kỳ trừng phạt quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc vì đã đàn áp Pháp Luân Công