Chính quyền Trung Quốc công bố sẽ tử hình với tội phạm vi phạm phòng dịch viêm phổi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gần đây, Tòa án tối cao Hắc Long Giang đã ban hành thông báo khẩn cấp sẽ xử lý nghiêm các tội phạm hình sự liên quan đến dịch viêm phổi Vũ Hán. Những người cố tình lây truyền virus có thể bị kết án tử hình.

Dịch viêm phổi Vũ Hán đang gây ra hoảng loạn rộng khắp Trung Quốc, và nguy cơ khủng hoảng đối với sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngày càng gia tăng sâu sắc. Gần đây, Tòa án tối cao Hắc Long Giang đã ban hành thông báo khẩn cấp nhằm trấn áp nghiêm các tội phạm hình sự liên quan đến dịch viêm phổi Vũ Hán . Trong đó, hình phạt cao nhất đối với những người cố tình lây truyền virus là tử hình. Những người truyền bá thông tin giả về dịch bệnh có thể bị kết án tối đa 15 năm tù. Sự việc này đã dấy lên nghi vấn trong dân chúng.

Sự bùng phát dịch viêm phổi đang lan rộng và được xác nhận ở 27 quốc gia trên thế giới. Các nước đã gióng lên hồi chuông cảnh báo, liên tiếp di tản công dân nước mình ra khỏi Trung Quốc, dừng các chuyến bay đến Trung Quốc và cấm người Trung Quốc nhập cảnh. Số ca nhiễm dịch và tử vong ở Trung Quốc đang tăng vọt mỗi ngày nhưng dữ liệu chính thức của chính quyền Trung Quốc đưa ra thấp hơn nhiều so với con số thực tế. Người dân không ngừng tiết lộ lượng lớn các trường hợp bị nhiễm dịch và tử vong.

Các quốc gia dựa trên dữ liệu chính thức của chính quyền Trung Quốc công bố (thời gian, địa điểm lây lan và số ca chẩn đoán) đã lập ra một mô hình cho thấy tới ngày 26/1, 100.000 người đã bị nhiễm dịch viêm phổi Vũ Hán. Tính đến ngày 4/2, chỉ riêng Vũ Hán đã có ít nhất 250.000 người đã bị nhiễm bệnh.

Thông báo khẩn cấp của Tòa án tối cao tỉnh Hắc Long Giang

Chính quyền Trung Quốc vẫn cố che đậy sự thật về số lượng các ca bị nhiễm và tử vong, hơn nữa còn xóa các thông tin lan truyền và bắt giữ người dân. Vào ngày 3/2, có thông tin rằng Ban Tuyên giáo của ĐCSTQ đã ban hành lệnh khẩn cấp kiểm duyệt toàn diện và nghiêm ngặt việc các phóng viên truyền thông trên tuyến đầu tại các khu vực bị nhiễm dịch đưa tin.

Tòa án tối cao tỉnh Hắc Long Giang đã ban hành "Thông báo khẩn cấp về xử lý nghiêm các tội phạm hình sự liên quan đến phòng chống dịch bệnh", nhấn mạnh sẽ trừng trị nghiêm các tội phạm liên quan đến việc phòng chống dịch bệnh.

Theo như thông báo đưa ra, cố ý lây truyền mầm bệnh Coronavirus, gây nguy hiểm đối với an toàn của cộng đồng, sản xuất và bán hàng giả: như các sản phẩm phòng hộ, vật tư hoặc thuốc giả và thuốc kém chất lượng dùng để phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh; và không được cho phép mà tự ý chắn đường và cản trở giao thông có thể bị phạt tử hình.

“Thông báo khẩn cấp” cũng tuyên bố rằng những người bịa đặt và cố ý truyền bá thông tin sai lệch hoặc thông tin đe dọa nghiêm trọng tới trật tự xã hội liên quan tới dịch bệnh sẽ bị kết án tối đa 15 năm.

Nhiều cư dân mạng đặt câu hỏi rằng việc dịch bệnh lây từ người sang người đã xảy ra ở Vũ Hán vào tháng 12/2019. Vào ngày 11/1/2020, ĐCSTQ vẫn che giấu báo cáo về dịch bệnh. Tội này nên được tính như thế nào?

Một số cư dân mạng đề cập tới video của một nhân viên y tế tuyến đầu thuộc một bệnh viện ở Vũ Hán cho thấy ĐCSTQ phân phát cho các nhân viên y tế những vật dụng kém chất lượng, đặc biệt là quần áo bảo hộ vừa mặc vào đã rách. Việc làm giả của chính phủ chẳng lẽ không bị truy cứu?

Luật sư ở đại lục, ông Tự Yên Ích (Xie Yanyi) nói với đài Á Châu Tự do: “Người dân có quyền được biết sự thật. Bạn không biết được động cơ của chính quyền là gì? Lý do là gì? Bối cảnh ra sao? Mục đích đưa ra chính sách như vậy là gì?”

Ông cho biết vốn trong luật hình sự cũng có đã có rồi, vậy tại sao tòa án Hắc Long Giang lại ban hành tiếp? Có phải để cảnh báo các quan chức? Đe dọa người dân? Hay là chủ nghĩa hình thức làm cho khác biệt? Hiện tại không hiểu rõ họ muốn gì.

Ông Tạ Yên Ích e ngại rằng đối tượng chịu phạt theo thông báo đó chỉ nhắm vào người dân, và những vị quan chức chính quyền thực sự phải chịu trách nhiệm thì "không động tới được".

Ông nói: “Nhiều quan chức biết rằng tình hình dịch bệnh sẽ xảy ra và lan rộng. Do họ lơ là sơ suất hoặc thậm chí cố tình bỏ mặc, khiến tình trạng dịch bệnh lan rộng. Chẳng phải chính họ - những người cầm quyền, thậm chí là chính quyền trung ương, đã cấu thành nên tội phạm”.

Ông Phan Gia Vĩ, nhà nghiên cứu Trung Quốc thuộc Tổ chức Ân xá Quốc tế, lo ngại rằng chính quyền Trung Quốc sẽ lấy việc tấn công tội phạm liên quan tới bệnh dịch làm cái cớ để kiềm chế tự do ngôn luận. Ở Trung Quốc, quyền lực của công an quá lớn. Nếu công an truy tố những tội danh này với người bị bắt, 99% tòa án Trung Quốc sẽ kết án họ và chắc chắn không thể bảo vệ lợi ích cho đương sự.

Theo ông, điều đáng lo ngại hơn nữa là các tỉnh khác sẽ bắt chước Tòa án tối cao Hắc Long Giang lấy lý do trấn áp tội phạm để khống chế người dân lên tiếng về dịch bệnh.

Kiểm soát tin nhắn, ngay cả với người qua đường

Trên thực tế, ĐCSTQ từ sớm đã bắt đầu đàn áp những cư dân mạng ở đại lục, những người đã tiết lộ và thảo luận về tình hình dịch bệnh, thậm chí các tin nhắn điện thoại di động của người qua đường cũng bị cảnh sát thẩm vấn.

Vào ngày 3 tháng 2, một video trên mạng cho thấy một người đàn ông đã bị cảnh sát chặn trên đường và cảnh sát đã kiểm tra tin nhắn điện thoại di động mà người này truyền trong nhóm WeChat.

Cảnh sát đe dọa, "Tin anh gửi đi gây nên ảnh hưởng lớn thế nào, anh có biết không?". Người đàn ông nói: "Đây là sự thật ...". Nhưng cuối cùng cảnh sát vẫn đưa anh đi điều tra.

Rất nhiều người đã bị bắt và bị giam giữ vì đăng video trên các nhóm WeChat nói về sự thật xảy ra với chính mình hoặc người thân và bạn bè của họ.

Vào ngày 30 tháng 1, một cư dân thành phố Nhân Hoài, tỉnh Quý Châu đã bị cảnh sát giam giữ trong 3 ngày. Lý do là anh đã truyền tin nhắn trong nhóm WeChat cho biết có một sinh viên đại học từ Vũ Hán trở về làng Song Long, cậu sinh viên không có triệu chứng và hai người ăn cùng với cậu bị sốt 40 độ. Thậm chí kỳ quặc hơn nữa một người tên Dương đã chuyển tiếp tin nhắn này đi, cũng bị giam giữ.

Vào ngày đầu năm 2020, tám bác sĩ đầu tiên tuyên bố dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát đã bị cảnh sát bắt giữ vì phát tán "tin đồn". Một số ý kiến ​​cho rằng trước tình hình đất nước khốn đốn, việc ĐCSTQ cực lực đàn áp tự do ngôn luận đã khiến chính quyền càng mất hết uy tín.

Minh Thanh (biên dịch)
Theo NTD



BÀI CHỌN LỌC

Chính quyền Trung Quốc công bố sẽ tử hình với tội phạm vi phạm phòng dịch viêm phổi