Chính quyền Trung Quốc đang lặp lại kịch bản đại dịch Vũ Hán?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các bài đăng trực tuyến cho thấy nhiều thành phố lớn ở Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt bùng phát đại dịch gần đây, sau khi chính quyền nước này đột ngột dỡ bỏ các biện pháp ngăn chặn Covid-19. Các bệnh viện tràn ngập bệnh nhân. Tử thi chất đống trong nhà xác. Xe tang xếp hàng dài chờ đợi bên ngoài lò hỏa táng.

Ông Triệu Lan Kiện (Zhao Lanjian), một nhà bất đồng chính kiến ​​​​Trung Quốc và là cựu phóng viên điều tra, nói với ấn bản Tiếng Trung của The Epoch Times vào ngày 26/12 rằng: “Sau ba năm áp đặt các chính sách phong tỏa đại dịch hà khắc, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) [giờ đây] đang biến cả đất nước này thành một 'Vũ Hán' vào đầu năm 2020".

Gần ba năm trước, đại dịch lần đầu tiên bùng phát ở Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc ở miền trung Trung Quốc.

Phản ứng của chính phủ Trung Quốc đối với sự lây lan nhanh chóng của Covid-19 là không nhất quán và rất khó để có được thông tin chính xác về phạm vi của đợt bùng phát.

Ngay sau khi đại dịch bùng phát vào cuối năm 2019, chính quyền ĐCSTQ đã từ chối hủy một bữa tiệc lớn cho hơn 40.000 gia đình để ăn mừng Tết Nguyên đán. Vào thời điểm thành phố bị phong tỏa hôm 23/1/2020, hơn 5 triệu người đã rời khỏi thành phố 11 triệu dân mà không được kiểm tra virus, theo thị trưởng thành phố Vũ Hán khi đó.

Tình hình lúc đó trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết. Mặc dù chính quyền Trung Quốc cấm du lịch trong nước nhưng vẫn mở cửa cho du lịch quốc tế, tạo điều kiện cho virus lây lan từ Trung Quốc sang phần còn lại của thế giới.

Những người bất đồng chính kiến ​​chỉ trích ĐCSTQ thiếu minh bạch

Ông Triệu Lan Kiện, một phóng viên điều tra đến từ Trung Quốc, được biết đến với những bài báo về các vấn đề môi trường của Trung Quốc như: ô nhiễm không khí và nước. Đầu năm nay, sau khi gây chú ý bằng một bài báo phơi bày về việc một bà mẹ tám con bị xích cổ tại một ngôi làng ở Trung Quốc, ông đã bị cảnh sát nước này sách nhiễu và cuối cùng buộc phải trốn khỏi Trung Quốc để đến Hoa Kỳ.

Ông đã lên tiếng chỉ trích việc kiểm duyệt thông tin của ĐCSTQ.

“Một lò hỏa táng ở Bắc Kinh đã đưa ra thông báo về việc cấm nhân viên của họ tiết lộ bất kỳ thông tin nào liên quan đến việc hỏa táng. Việc kiểm duyệt thông tin này còn khủng khiếp hơn cả trong thời kỳ đại dịch", ông Triệu nói.

Ông cũng đề cập đến thông báo bị rò rỉ trên mạng của Nhà hỏa táng Đông Giao (Dongjiao) ở Bắc Kinh, trong đó cấm nhân viên tiết lộ bất kỳ thông tin nào liên quan đến việc hỏa táng.

“Nghiêm cấm mọi người nhận phỏng vấn của bất kỳ phương tiện truyền thông hay tổ chức nào, không được thảo luận, giải thích hoặc tiết lộ bất kỳ dữ liệu nào cũng như công việc và hoạt động của nhà hỏa táng. Nghiêm cấm chụp ảnh, chỉnh sửa, đăng bài hoặc gửi thông tin công việc qua tin nhắn, email, cuộc hội thoại trên ứng dụng WeChat hoặc Weibo", thông báo của nhà hỏa táng Đông Giao cho biết.

Ấn bản tiếng Trung của The Epoch Times đã liên hệ với Nhà hỏa táng Đông Giao ở Bắc Kinh. Một nhân viên trả lời cuộc gọi từ chối bình luận về số lượng thi thể được hỏa táng tại đây. Người này nói rằng anh chưa nhận được thông báo nào như vậy, đồng thời nói thêm rằng anh phải báo cáo tất cả các yêu cầu của giới truyền thông cho cấp trên của mình.

Nhà hỏa táng tràn ngập khắp Trung Quốc

Các nhà hỏa táng ở Trung Quốc hoạt động gần như hết công suất. Nhiều video trên internet cho thấy hàng dài người xếp hàng bên ngoài các lò hỏa táng ở tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc, cũng như ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân và Quảng Châu. Cư dân mạng đã đăng tải đoạn video cho thấy các thùng chứa thi thể ở tỉnh Tứ Xuyên phía nam Trung Quốc và trong các bãi đậu xe ở tỉnh Liêu Ninh phía đông bắc.

Theo một video trên mạng, một nhà hỏa táng ở thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, miền trung Trung Quốc, đã bị sập sau khi lò thiêu các thi thể hoạt động quá tải, với tốc độ cứ 20 phút lại có một thi thể.

Ông Triệu Lan Kiện đã lấy dẫn chứng về Nhà tang lễ Thông Châu ở Bắc Kinh để chứng minh cách ĐCSTQ đang tìm cách che giấu số ca tử vong trên thực tế.

Ông cho biết trước tháng 12/2022, nhà tang lễ này đã hỏa táng trung bình 40 thi thể mỗi ngày. Bắt đầu từ ngày 19/12, nó hỏa táng 140 đến 160 thi thể mỗi ngày, gấp bốn lần khối lượng công việc thông thường.

Tuy nhiên, số người chết chính thức của ĐCSTQ lại kể một câu chuyện khác. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Trung Quốc đã công bố chỉ có 12 trường hợp tử vong từ ngày 1 tháng 12 đến ngày 27 tháng 12.

Bức ảnh này cho thấy một người chết trên băng ca tại Bệnh viện Trung tâm số 1 Thiên Tân ở Thiên Tân vào ngày 28/12/2022. Các thành phố trên khắp Trung Quốc đã phải vật lộn với tình trạng nhiễm trùng gia tăng, dẫn đến tình trạng thiếu dược phẩm và quá tải các khu bệnh viện và lò hỏa táng sau khi Bắc Kinh đột ngột dỡ bỏ chính sách zero Covid. (Ảnh: Noel Celis/AFP/Getty Images)

Dữ liệu về tình hình Covid-19 'bị sửa đổi'

Cư dân mạng Trung Quốc không chấp nhận số liệu chính thức về Covid-19. Ngày ngày họ lên mạng để phơi bày cách chính quyền Trung Quốc này ghi nhận các trường hợp tử vong do Covid-19.

Một cư dân mạng đã đăng thông báo yêu cầu thân nhân của người quá cố viết nguyên nhân cái chết là không liên quan đến Covid-19.

Những người xin cấp giấy chứng tử phải ký vào một tuyên bố có nội dung: “Tôi đảm bảo rằng người đã khuất [tên của người đã chết] không chết vì Covid-19. Nếu có bất kỳ sự che giấu nào, tôi sẵn sàng chịu mọi trách nhiệm".

“[ĐCSTQ] sử dụng những thủ thuật bẩn thỉu như vậy để điều chỉnh tỷ lệ tử vong do Covid-19!”, cư dân mạng phẫn nộ hét lên.

The Epoch Times không thể xác minh độc lập tính xác thực của bài đăng.

Một cư dân mạng khác, có tên người dùng là Andy, viết: “Hôm nay tôi đến xin giấy chứng tử của một người thân đã qua đời. [Quan chức chính phủ] không cho phép tôi viết là do nhiễm Covid-19 hay sốt. Tôi được phép viết bất cứ điều gì tôi muốn, miễn là nó không liên quan đến Covid-19".

Các lò hỏa táng quá tải trên khắp Trung Quốc

Vào ngày 27/12, The Epoch Times đã liên hệ với nhiều lò hỏa táng ở một số khu vực trên khắp Trung Quốc và nhận được phản hồi giống nhau: chúng đã quá tải.

Vũ Hán (miền trung Trung Quốc): Trả lời liên hệ từ The Epoch Times, một nhân viên tại Nhà hỏa táng Hán Khẩu ở Vũ Hán nói rằng, các nhân viên đang làm việc dưới áp lực cực độ. Ông giải thích: “Chúng tôi hoạt động 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần và có rất nhiều cuộc gọi đến mà khách hàng không thể thực hiện được".

Theo nhân viên này, phải mất 5 ngày nhà tang lễ mới thông báo cho người nhà đến nhận tro cốt sau khi đưa thi thể vào lò hỏa táng. Ông giải thích: “Tro cốt sẽ không bị lẫn lộn vì mỗi lò chỉ hỏa thiêu một thi thể".

Thành phố Thành Đô (tây nam Trung Quốc): Một nhân viên tại Nhà tang lễ Đông Giao ở Thành Đô nói với The Epoch Times rằng, thời gian chờ đợi để hỏa táng là năm ngày.

Nhân viên này không trả lời câu hỏi của The Epoch Times về số lượng tử thi mà nhà tang lễ hỏa táng hàng ngày. Tuy nhiên, bà cho biết những nhân viên của lò hỏa táng làm việc từ 1 giờ sáng đến 7 giờ tối mỗi ngày, chỉ được nghỉ 5 tiếng.

Thành phố Thạch Gia Trang (đông bắc Trung Quốc): Ông Lý (bút danh), một quan chức chính phủ ở Thạch Gia Trang, nói với The Epoch Times ấn bản tiếng Trung rằng, khối lượng công việc tại một lò hỏa táng địa phương đã tăng gấp 10 lần.

“Khối lượng công việc bình thường của nhân viên lò hỏa táng là hỏa táng 30 đến 40 thi thể mỗi ngày. Tuy nhiên, gần đây khối lượng này đã tăng lên 300 đến 400 thi thể một ngày. Những thi thể cần hỏa táng nhiều đến mức họ phải chuyển những thứ không thể thiêu đến các lò hỏa táng khác ở các khu vực lân cận”, ông Lý nói.

Theo nhân viên hỏa táng đã cung cấp thông tin cho Li, một số người chết ở độ tuổi bốn mươi.

Nhân viên lò hỏa táng, người cung cấp thông tin cho ông Lý, cho biết, phần lớn những thi thể được đem đi hỏa táng là những người trung niên.

Cộng đồng quốc tế lo ngại về việc Covid-19 lây lan ra thế giới

Ông Lý Hằng Thanh (Li Hengqing), một nhà kinh tế người Mỹ gốc Hoa, một chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Thông tin và Chiến lược của Washington, bày tỏ lo ngại về nguy cơ lây lan của Covid-19 từ Trung Quốc sang các quốc gia khác.

Sau khi đột ngột dỡ bỏ chính sách phòng dịch Zero Covid, Trung Quốc sẽ mở cửa biên giới, cho phép người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài và dỡ bỏ mọi yêu cầu kiểm dịch đối với du khách quốc tế nhập cảnh vào nước này bắt đầu từ ngày 8/1/2023.

“Theo CDC Trung Quốc, có hơn 100 biến thể phụ của biến thể Omicron. Loại biến thể còn rất mới mẻ đối với cộng đồng quốc tế”, ông Lý Hằng Thanh cho biết trong một cuộc phỏng vấn với đài NTD, một kênh truyền thông anh em của The Epoch Times vào ngày 28/12.

Ông cho hay, thế giới không khỏi lo ngại rằng một khi các biến thể phụ mới lây lan sang các quốc gia khác, nó sẽ gây ra một thảm họa. Rất có thể biến thể này sẽ đưa thế giới quay ngược thời gian và trở về thời điểm ba năm trước khi đại dịch lần đầu bùng phát.

Theo The Epoch Times

Lam Giang biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Chính quyền Trung Quốc đang lặp lại kịch bản đại dịch Vũ Hán?