Chuyên gia: Điềm xấu cho ông Tập, đối thủ của ông đang nắm trong tay 'cơ hội lịch sử'

Giúp NTDVN sửa lỗi

"Cách mạng Giấy trắng" đã nở rộ khắp nơi ở Trung Quốc, khiến ông Tập Cận Bình rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Vào thời điểm này, ĐCSTQ đã chính thức tuyên bố về cái chết của cựu lãnh đạo ĐCSTQ, Giang Trạch Dân. Liệu điều này có kích thích thêm các cuộc nổi dậy của quần chúng và đẩy nhanh sự sụp đổ của ĐCSTQ hay không?

Đài Á Châu Tự Do (RFA) đưa tin, tất cả các 'mặt trận' của quân đội Trung Quốc đã đề cao cảnh giác để ngăn chặn các cuộc biểu tình leo thang. Đối với chủ đề về cái chết của Giang Trạch Dân, chỉ những tài khoản xã hội có dấu tích xanh mới được phép đăng bình luận và phần bình luận cho thông báo này trên Weibo cũng đã bị đóng.

Tờ Sound of Hope cho biết, một số người cho rằng Giang Trạch Dân mang nhiều tiếng xấu, và cuộc tranh giành quyền lực trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn chưa kết thúc.

Ông Jamil Anderlini, tổng biên tập tờ Politico, đã làm phóng viên ở Trung Quốc được 20 năm. Ông viết vào ngày 30/11 rằng, cái chết của Giang Trạch Dân là điềm xấu cho ông Tập Cận Bình, vì nó có thể châm ngòi cho các cuộc đấu tranh giữa các phe phái khác nhau trong nội bộ đảng và thậm chí khiến công chúng biến các hoạt động tưởng niệm thành các cuộc biểu tình chống chế độ, gây tiếng vang cho phong trào dân chủ Thiên An Môn.

Ông Andellini đề cập rằng, ông Đặng Tiểu Bình (lãnh đạo tối cao của Trung Quốc từ năm 1978 đến năm 1992) đã có thể trở lại nắm quyền sau Cách mạng Văn hóa vì ông đã lợi dụng làn sóng biểu tình phản dân chủ và khiến lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ lúc bấy giờ là Hoa Quốc Phong biến mất khỏi sân khấu chính trị.

Điều khiến ông Tập lo lắng nhất là tình hình lúc này rất giống với tình huống trên. Thật vậy, một số thành viên bất mãn trong phe của Hồ Cẩm Đào và phe của Giang Trạch Dân sẽ coi tình trạng hỗn loạn hiện nay của Trung Quốc và cái chết của Giang Trạch Dân là một "cơ hội lịch sử để nắm quyền".

Tình thế bây giờ giống như hồi năm 1989. ĐCSTQ không thể cấm người dân tổ chức bất kỳ hoạt động tưởng niệm nào, nhưng các hoạt động tưởng niệm trong thời gian tới sẽ tạo ra vô số cơ hội để người dân bày tỏ sự bất mãn với tình hình chính trị hiện tại, ông Anderlini viết.

Cuối cùng, ông Anderlini nói rằng cảnh sát mật của ĐCSTQ dường như đang tăng cường ngăn các hoạt động tưởng niệm trở thành bạo loạn, chứ chưa nói đến việc phe Giang và phe Tập gây chiến.

Ông Zhang Taisu, một Giáo sư luật tại Đại học Yale ở Hoa Kỳ, nhận thấy rằng “cộng đồng” phần lớn ca ngợi Giang Trạch Dân vì đã chủ động đề nghị từ chức trong Đại hội toàn quốc lần thứ 16 với lý do "thúc đẩy thay thế cái cũ bằng cái mới", cũng như sự tự nguyện của ông ta khi từ chức Chủ tịch Quân Ủy Trung Ương năm 2004.

Ông Zhang đã tweet rằng, những lập luận này rất thú vị và đáng để phân tích.

Có người trong phần bình luận đã hỏi liệu điều này có phải đang ngầm chỉ trích Chủ tịch Tập vì đã không chủ động từ chức hay không

Theo tờ Sound of Hope, Giang Trạch Dân không chủ động chuyển giao quyền lực vào thời điểm đó. Ngược lại, Giang bị "thu hút" gần như hoàn toàn với chiếc ghế quyền lực. Sau khi từ chức tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 16, Giang vẫn muốn giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung Ương thêm hai năm nữa. Ngay cả khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông Hồ Cẩm Đào cũng phải ép Giang Trạch Dân từ chức vì Giang vẫn muốn tiếp tục tham chính.

Các quan chức ĐCSTQ đã lớn tiếng phóng đại việc ​​nhượng lại quyền lực của Giang Trạch Dân, điều này có thể ẩn chứa mục đích khác.

Ông Tập Cận Bình đang gặp phải bất lợi vì đã đạt được thỏa hiệp với băng đảng Thượng Hải của Giang Trạch Dân để sửa đổi hiến pháp. Điều thỏa hiệp là tội ác của Giang Trạch Dân sẽ không bị phơi bày công khai. Thật không may, tuyên truyền tẩy não của ĐCSTQ có nghĩa là nhiều người Trung Quốc không biết về tội ác của Giang, tạo cơ hội cho các đối thủ chính trị của ông Tập Cận Bình thổi phồng tình cảm chống Tập bằng cách ca ngợi Giang Trạch Dân.

Điều này có thể thúc đẩy "Phong trào Giấy trắng".

Bà Thái Hà (Cai Xia), cựu Giáo sư Trường Đảng Trung ương ĐSCTQ, nói với đài RFA rằng, ĐCSTQ rất có thể sẽ sử dụng “giải pháp lạt mềm buộc chặt” trong phong trào này. Một mặt, họ sẽ nới lỏng một số quy định chống dịch. Nhưng mặt khác, họ sẽ sử dụng các thủ đoạn phổ biến, bao gồm che giấu sự thật, trốn tránh trách nhiệm, đánh lạc hướng sự chú ý và gây áp lực cao nhằm ngăn chặn tất cả những người biểu tình để rồi giải tán Phong trào Giấy trắng.

Bà Thái Hà tin rằng, việc những người biểu tình trong "Phong trào Giấy trắng" kêu gọi "ĐCSTQ hạ đài" và "Tập Cận Bình từ chức", có nghĩa là mọi người đã bắt đầu đặt câu hỏi về ĐCSTQ và những người cầm quyền của Đảng.

Quả thực, ngày 30/11, chính quyền Quảng Châu và Thượng Hải đã "quay ngoắt 180 độ", bất ngờ tuyên bố dỡ bỏ lệnh phong tỏa tại nhiều khu vực. ĐCSTQ có thể đang cố gắng nghĩ cách để tồn tại sau khi chứng kiến ​​sự "đoàn kết" của người dân trong và ngoài nước trong việc thành lập một mặt trận thống nhất chống lại ĐCSTQ. Nhưng tin tức về cái chết của Giang Trạch Dân có thể gây ra một loạt cú sốc và đẩy nhanh sự sụp đổ của ĐCSTQ.

Tác giả: Katherine Miller - TheBL

Huyền Anh biên dịch

Trung Quốc


BÀI CHỌN LỌC

Chuyên gia: Điềm xấu cho ông Tập, đối thủ của ông đang nắm trong tay 'cơ hội lịch sử'