Chuyên gia: Trung Quốc phong tỏa vì chế độ, không phải vì người dân

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chuyên gia về Trung Quốc Gordon Chang nói vào hôm Chủ nhật (17/4) rằng, chính sách phòng chống Covid-19, bao gồm xét nghiệm quy mô lớn và cách ly tập trung, trên toàn Trung Quốc là hoàn toàn vô nghĩa. Trên thực tế, việc Bắc Kinh thực hiện chính sách toàn trị này có liên quan đến chính trị, không quan tâm đến người dân.

Vào ngày 17/4, ông Gordon Chang, một chuyên gia nổi tiếng về các vấn đề Trung Quốc, đã đăng một bài báo trên tờ The Hill nói rằng, người dân Thượng Hải đang phải đối mặt với "khủng bố trắng" và "cách mạng văn hóa trắng", các nhân viên mặc đồ bảo hộ trắng có mặt ở khắp nơi.

Ở Thượng Hải, nơi đang bị phong tỏa, người dân đã thiếu thốn thức ăn và thuốc men trong nhiều tuần, thú nuôi bị giết, một số người đã nhảy lầu tự tử, người dân đã tràn ra đường để phản đối và đụng độ với cảnh sát. Cư dân thất vọng hét lên từ cửa sổ và ban công, trong khi đó máy bay không người lái của cảnh sát bay lượn gần đó cùng những con chó robot gắn loa trên lưng đang ra sức tuyên truyền thông tin phòng dịch.

Chuyên gia: "Phong tỏa Thượng Hải phản ánh logic chuyên chế của ĐCSTQ"

Ông Zhang nói rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã biến Thượng Hải thành nơi mà người dẫn chương trình Fox News Tucker Carlson gọi là "trại tù lớn nhất trong lịch sử nhân loại". Hành động phong tỏa vô nhân đạo của ĐCSTQ đối với Thượng Hải không phải là điều gì bất thường; nó là sự mở rộng logic “nhất định phải để chính trị chỉ huy” của ĐCSTQ.

Ông nói rằng, các biện pháp phòng chống dịch bệnh của Bắc Kinh không có tác dụng. Trên thực tế, những biện pháp đó cũng có thể góp phần vào việc lây lan virus. Ví dụ, những người dân xếp hàng dài chờ xét nghiệm PCR cũng có thể là nguy cơ lây lan virus, hơn nữa họ còn phải xếp hàng mỗi ngày. Hay những người được chuyển đến các cơ sở cách ly tuyềnh toàng, họ bị tập trung lại một chỗ trong điều kiện mất vệ sinh, chắc chắn cũng sẽ khiến dịch bệnh lây lan.

Ông Gordon Chang đã nêu lại vấn đề này trong một cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông Mỹ Newsmax hôm Chủ nhật. "Đây thực sự là nơi dịch bệnh lây lan từ người sang người. Làm như vậy không có ý nghĩa gì", ông nói.

Ông Chang cho biết trong bài báo trên The Hill, như thành viên cấp cao Charles Burton của Viện Macdonald-Laurier ở Ottawa đã nói với ông rằng, "Việc phong tỏa Thượng Hải đã hoàn toàn phản ánh logic chuyên chế của Đảng Cộng sản Trung Quốc". Do đó, các biện pháp kiểm soát Covid được cân nhắc dựa trên nhu cầu của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh, chứ không phải của 1,41 tỷ dân Trung Quốc.

Đồng thời, quy định phong tỏa hà khắc đã chặn đường tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế của các bệnh nhân mắc các bệnh khác, chia rẽ các gia đình, khiến xã hội náo loạn, phá hủy sinh kế của người dân và rộng hơn là nền kinh tế Trung Quốc. Như ông Charles Burton đã nói, "hậu quả của sự cuồng vọng tự đại của Đảng Cộng sản Trung Quốc là những cái chết bi thảm và không đáng có".

Cách kiểm soát Covid cực đoan của Thượng Hải cũng phản ánh những gì đang xảy ra trên khắp Trung Quốc. Công ty dịch vụ tài chính Nomura Holdings của Nhật Bản ước tính rằng, lệnh phong tỏa và các hạn chế khác hiện đang ảnh hưởng đến 45 thành phố của Trung Quốc, chiếm 25% dân số cả nước và khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Ông Gordon Chang nói, hiện giờ còn có ai ca ngợi hệ thống chính trị của Trung Quốc không? Để làm hài lòng một người, ĐCSTQ đang phá hủy một thành phố vĩ đại và một dân tộc vĩ đại.

Hai lý do cho chính sách toàn trị của ĐCSTQ

Ông Gordon Chang nói với Newsmax hôm Chủ nhật rằng, ngay từ đầu ĐCSTQ đã sử dụng phản ứng của nó trước Covid-19 để chứng minh cho sự thống trị ưu việt của chế độ, nhưng cuộc chiến chống lại Covid hiện nay cho thấy nó là một "mối đe dọa nghiêm trọng" đối với sự cai trị của đảng cầm quyền.

Ông nói rằng, ĐCSTQ đã nhốt nhân dân trong thời gian bùng phát, đẩy họ vào đường cùng và chỉ còn hy vọng duy nhất là sự cứu vãn của đảng.

"Đây là chủ nghĩa cực quyền", ông Chang nói trong cuộc phỏng vấn với chương trình “Wake Up America" ​​của Newsmax hôm 17/4. Nó đã đẩy mọi người đến giới hạn chịu đựng cuối cùng.

Ông Gordon Chang cho rằng, việc ĐCSTQ tăng gấp đôi các chính sách toàn trị của nó không liên quan gì đến virus, mà thực sự có liên quan đến "nền chính trị của ĐCSTQ". Ông nói, có hai lý do để chính quyền này theo đuổi các chính sách toàn trị.

“Thứ nhất, Tập Cận Bình, người cai trị đất nước này, được cho là đã đưa ra các chính sách COVID này; ông ta muốn giành chiến thắng trong nhiệm kỳ thứ ba và tạo tiền lệ. Hơn nữa, cho dù có thể Tập Cận Bình biết rằng chính sách của ông ta không có tác dụng, nhưng ông ta cho rằng bất kỳ lời chỉ trích nào cũng giống như giao một con dao găm vào tay đối thủ chính trị".

Lý do thứ hai ông Chang nêu ra là trong những tháng đầu của đại dịch Covid-19, phải quay trở lại năm 2020, khi ấy ĐCSTQ đã sử dụng tính hiệu quả của biện pháp kiểm soát dịch bệnh làm phép thử cho tính hợp pháp của nó. Chính quyền Bắc Kinh mặc sức tuyên truyền rằng số ca Covid của Trung Quốc rất ít, nhằm thể hiện rằng hình thức cai trị của chế độ này vượt trội hơn so với nền dân chủ của Mỹ. "Vì vậy, mỗi một ca nhiễm, mỗi một trường hợp tử vong hiện nay, đều được coi là mối đe dọa chính đối với sự cai trị của ĐCSTQ".

Ông cũng đề cập đến vấn đề này trong bài báo đăng trên The Hill, rằng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh “đã trở thành vấn đề liên quan đến tính hợp pháp và sự tồn tại của chế độ".

Vị chuyên gia này cho rằng, ít nhất đến trước nhiệm kỳ thứ 3, ông Tập Cận Bình sẽ không thay đổi chính sách Covid-19 của mình. Bởi vì bất kỳ sự nhượng bộ nào cũng sẽ bị các đối thủ chính trị hàng đầu trong đảng coi là thừa nhận sai lầm.

Ông Chang nói rằng, Hoa Kỳ phải đưa chuỗi sản xuất và cung ứng về nước, như vậy "chúng ta mới không bị ảnh hưởng bởi những chính sách điên rồ mà Đảng Cộng sản Trung Quốc áp đặt lên người dân".

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

Chuyên gia: Trung Quốc phong tỏa vì chế độ, không phải vì người dân