Ông Tập dùng Đài Loan để thoát khủng hoảng, biết rõ nếu thất bại có thể phải trả giá bằng mạng sống

Giúp NTDVN sửa lỗi

Do một loạt các hành động như che giấu dịch bệnh, ngoại giao chiến lang, cưỡng chế thi hành Luật An ninh Quốc gia Hong Kong, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bị cộng đồng quốc tế lên án.

Hiện ĐCSTQ đang rơi vào tình thế nguy cấp chưa từng có. Trước các khủng hoảng liên tiếp mới đây, chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc - ông Gordon Chang đã nói rằng, máy bay quân sự Trung Quốc thường xuyên xâm nhập Đài Loan. Đó là vì ông Tập Cận Bình muốn sử dụng vấn đề Đài Loan để biến nguy cơ thành động cơ, và ông biết rằng nếu thất bại, ông có thể mất tất cả, kể cả mạng sống.

Ngày 29/9, chuyên gia về Trung Quốc Gordon Chang - tác giả của cuốn sách "Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc" - đã có bài viết đăng trên trang web của Viện chiến lược Gatestone New York. Trong bài viết, ông cho rằng quân đội Trung Quốc dự định sẽ tấn công Đài Loan vào mùa đông, cụ thể là trong khoảng thời gian từ tháng 11/2020 đến tháng 1/2021.

Hiện tại, Trung Quốc vẫn đang chuẩn bị cho cuộc chiến. ĐCSTQ liên tục khiêu khích Đài Loan. Vào tháng Chín, nguy cơ xung đột suýt xảy ra và ĐCSTQ đã phái lượng lớn máy bay quân sự đến Đài Loan để tăng cơ hội chạm trán với máy bay quân sự của Đài Loan. Tại sao Bắc Kinh chọn thời điểm này gây sự? Điều này có liên quan đến cuộc khủng hoảng ông Tập Cận Bình đang phải đối mặt.

Bài báo phân tích rằng, kể từ khi lên nắm quyền, ông Tập đã nắm giữ trong tay quyền lực lớn chưa từng có. Tuy nhiên, các vấn đề kinh tế lại trở thành một trở ngại. Sự lây lan của dịch bệnh virus Corona Vũ Hán kéo theo nhiều vấn đề như suy thoái môi trường, dân số giảm, đồng thời Trung Quốc đang dần mất đi sự ủng hộ trên toàn cầu. Ông Tập Cận Bình biết rất rõ rằng nếu thất bại, ông có thể mất tất cả, bao gồm quyền lực, tự do, tài sản và tính mạng.

Vì vậy, ông Tập Cận Bình cần nhanh chóng ‘gỡ lại bàn thua này’. Quân đội ĐCSTQ đã chiếm đóng lãnh thổ Ấn Độ tại biên giới Trung - Ấn vào đầu tháng Năm. Nhưng vào tháng Tám, quân ĐCSTQ đã bị ê chề, bất lực để Ấn Độ giành lại lãnh thổ.

Bài báo nói rằng, khi đối mặt với quân đội Ấn Độ, ĐCSTQ có ít cơ hội phản công hơn, và sau sự việc này, không có quan chức nào của ĐCSTQ muốn chịu trách nhiệm về vụ việc. Vụ đụng độ này khiến sự nghiệp chính trị của ông Tập Cận Bình chịu nhiều áp lực.

Trước những tình huống nguy hiểm như vậy, lý do hợp lý "muôn thuở" là vì chủ nghĩa dân tộc, nhưng nó cũng đồng nghĩa với thảm họa chiến tranh. Đối mặt với người dân Trung Quốc đang hỗn loạn, các quan chức trong ĐCSTQ đang phẫn nộ, ông Tập cần dùng các biện pháp đánh lạc hướng sự chú ý.

Ông Gordon Chang cho rằng, ông Tập nên thận trọng vào thời điểm này. Nhưng với lập trường của ông ấy, hiện nay có những cuộc nguy cơ có thể biến thành động cơ. Đặc biệt, ông cho rằng Tổng thống Mỹ Trump sẽ bận tham gia tái tranh cử và không có phản ứng gì. Lúc đó, xem ra nguy cơ sẽ bao phủ Đài Loan.

ĐCSTQ khiêu khích và gây thù chuốc oán ở khắp mọi nơi

Kể từ năm 2020, sau khi Bắc Kinh che giấu dịch bệnh khiến virus Corona Vũ Hán lây lan khắp toàn cầu, ĐCSTQ lợi dụng dịch bệnh khiêu khích khắp nơi và liên tục cử máy bay quân sự cùng tàu chiến đến Đài Loan, Biển Đông và Biển Hoa Đông nhằm “diễu võ giương oai”. Tàu Trung Quốc liên tục tấn công tàu Việt Nam, Nhật Bản, Philippines, Đài Loan. Xung đột biên giới lớn nhất giữa Trung Quốc với Ấn Độ trong 45 năm qua nổ ra, khiến cho các nước láng giềng càng thêm bất an.

Đồng thời, cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trên Biển Đông và eo biển Đài Loan tiếp tục nóng lên. Tình hình ngày càng phát triển thăng cấp, và căng thẳng gay gắt.

Khi tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Cấp cao Đông Á lần thứ X, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết, trong nửa đầu năm, Mỹ đã điều gần 3.000 máy bay quân sự và hơn 60 tàu chiến để phô trương lực lượng ở Biển Đông.

Hiện tại, tại đảo Guam có 4 máy bay ném bom B-1B. Quân đội Mỹ đã tiến hành một số cuộc tập trận ở Biển Hoa Đông và Biển Đông vào tháng Bảy và tháng Tám. Các máy bay ném bom của Mỹ đã bay thẳng từ đất liền đến Biển Nhật Bản. Máy bay do thám của Mỹ đã bay qua bờ biển của Trung Quốc hàng chục lần để răn đe ĐCSTQ.

Cả Trung Quốc và Ấn Độ cũng triển khai binh lính dày đặc ở biên giới. ĐCSTQ bố trí gần 50.000 quân và 150 máy bay chiến đấu để đe dọa quân đội Ấn Độ, trong khi máy bay quân sự Ấn Độ thực hiện các cuộc tuần tra cường độ cao trên biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ mỗi giờ một lần.

Nhà bình luận quân sự Thẩm Châu (Shen Zhou) có bài viết trên Epoch Times rằng, ĐCSTQ hiện đang đối mặt với tình thế vô cùng nguy khốn và nguy cơ tiềm tàng xảy ra chiến tranh. Nơi duy nhất mà ĐCSTQ có thể chuyển hướng chú ý là eo biển Đài Loan. Máy bay quân sự của ĐCSTQ thường xuyên quấy nhiễu eo biển Đài Loan và tiến hành các cuộc tập trận quân sự, để che đậy tình thế tiến thoái lưỡng nan trước những rắc rối cả trong lẫn ngoài.

ĐCSTQ luôn đe dọa tấn công Đài Loan, và tuyên bố chỉ cần đánh trận đầu tiên là kết thúc. Nếu ĐCSTQ thực sự dám kích động xung đột ở eo biển Đài Loan, khả năng cao là quân đội Trung Quốc sẽ thua ngay từ trận đánh đầu tiên. Quân đội Mỹ sẽ mở một cuộc phản công toàn diện, và một cuộc chiến tranh mới ở Thái Bình Dương sẽ sớm kết thúc. Một khi quân đội của chính quyền Bắc Kinh nhanh chóng bị tê liệt, có thể hình dung ra sự kết thúc của chế độ ĐCSTQ.

Ông Thẩm Châu nói rằng, hành động phô trương của ĐCSTQ ở eo biển Đài Loan có nhiều khả năng là mâu thuẫn nội bộ về quyền thống trị. Nó cũng là dạng phản ánh khác cho cuộc đấu đá nội bộ khốc liệt trong ĐCSTQ.

Minh Thanh

Theo NTD tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

Ông Tập dùng Đài Loan để thoát khủng hoảng, biết rõ nếu thất bại có thể phải trả giá bằng mạng sống