Có phải người dân Trung Quốc đang dần tỉnh ngộ? (Kỳ 5)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Năm xưa, người được mệnh danh là ‘Thường Uỷ thứ tám’ Vương Kỳ Sơn từng giới thiệu cuốn sách ‘Chế độ cũ và đại cách mạng’, trong đó nói rằng: ‘Người ta bắt đầu phản kháng không phải vì cuộc sống quá tối tăm, mà là vì thấy được hy vọng nên mới phản kháng’. Khi người dân Trung Quốc bắt đầu phản kháng, phải chăng vì họ đã nhìn thấy hy vọng và đang dần tỉnh ngộ?

Xem thêm:

Kỳ 1; Kỳ 2; Kỳ 3; Kỳ 4

‘Tiểu phấn hồng’ từ mơ mộng đến vỡ mộng…

Những câu chuyện về tiểu phấn hồng Trung Quốc khiến ta cảm giác vừa bi vừa hài. Có lẽ tâm lý ‘không liên quan đến mình’ đã làm hại họ, đến khi tai họa ập đến, họ mới cảm thấy nguy hiểm gần kề.

Vào ngày 28/12/2021, một người dùng Twitter có tên ‘Lãnh Sơn thời bình’ đã đăng 2 tấm ảnh của tiểu phấn hồng ở Tây An có tên là ‘Ngôi sao nổi trên bầu trời đêm’ trước và sau khi vỡ mộng với Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Trong tấm ảnh thứ nhất, tiểu phấn hồng này viết trên Weibo vào ngày 18/12/2021 rằng: “Tây An cố lên. Mọi người đừng tin vào tin đồn, đừng truyền đi những tin đồn, chờ đến một ngày rồi sẽ được hít không khí tự do”.

Vậy mà chỉ sau 2 ngày, một bài đăng khác trên Weibo của tiểu phấn hồng này viết: “Ai có thể cứu tôi không, thật sự tôi đã tin những lời tà ác là ‘có đầy đủ vật tư’. Tôi sắp chết đói ở nhà rồi. Không ai nhận đặt hàng, đã đặt hàng cũng trả đơn lại. Cứu tôi với. Đắt cũng được, tôi chỉ muốn ăn chút. Tôi tuyệt vọng rồi”.

Có phải người dân Trung Quốc đang dần tỉnh ngộ? (Kỳ 5)
Ảnh chụp người dùng có tên ‘Ngôi sao nổi trên bầu trời đêm’ đăng trên Weibo vào ngày 18/12/2021 và 2 ngày sau đó.

Trên thực tế, vào thời điểm Tây An bị phong tỏa, người dân không được ra đường, ra đường là bị cảnh sát bắt ngay. Nên ngay cả đặt thức ăn cũng không được, sẽ không có ai vận chuyển cho bạn. Dù có tiền hay rất nhiều tiền thì lúc này cũng không thể dùng.

Về ‘tiểu phấn hồng’ cổ vũ chính sách chống dịch của ĐCSTQ, vẫn còn những câu chuyện bi ai mà khi rơi vào hiểm cảnh, họ mới giật mình nhận ra sự thật.

Trong Chính luận thiên hạ đăng ngày 11/1, Giảng viên Khoa Khoa học và Nhân văn của Đại học Phi Thiên - Giáo sư Chương Thiên Lượng kể rằng, cách đó 2 ngày (tức 9/1), ông đã xem một tweet chia sẻ rằng, ngày 30/10/2021 có một người dùng Weibo có tên là ‘Tép tỏi lớn’ (大蒜頭瓣兒) đã viết: ‘“Nếu Tây An phong thành, tôi sẽ không đi đâu, vẫn an tâm chờ ở nhà”.

Điều đó có nghĩa là nếu Tây An đóng cửa, ‘Tép tỏi lớn’ sẽ nghe theo chính phủ Trung Quốc là hãy ngồi yên trong nhà. Người này còn đề cập đến việc rất nhiều người Pháp đã xuống đường biểu tình vì chính sách đóng cửa ở nhiều thành phố của quốc gia này. Người dùng này còn khẳng khái ủng hộ tuyên bố của Lý Nghị, một học giả của phái Võ Tông Trung Quốc.

Vào cuối tháng 11/2020, Lý Nghị đã từng nói một câu như thế này: “Trung Quốc chúng ta đã chết 4.000 người, nhưng so với Mỹ đã chết 220.000, thì coi như không chết. Ha ha ha…”.

Có phải người dân Trung Quốc đang dần tỉnh ngộ? (Kỳ 5)
Lý Nghị và câu nói “Trung Quốc chúng ta đã chết 4.000 người…”. Ảnh chụp màn hình từ Facebook của Đài Á Châu Tự Do RFA ngày 25/11/2020.

‘Tép tỏi lớn’ rất tin tưởng ĐCSTQ. Nhưng trong tuần đầu của tháng 01/2022, anh ta thực sự đã rơi vào hiểm cảnh. Một trong những chính sách chống dịch của ĐCSTQ là khóa người dân ở trong nhà. Nhà của anh ta đã bị khóa. Mặc dù anh ta đã phàn nàn ở trên mạng, và gọi điện thoại phàn nàn với những người có thẩm quyền, không ai để ý đến anh ta. Ban đầu người này ủng hộ các chính sách phòng dịch cứng rắn của ĐCSTQ, nhưng khi cái hoạ ấy rơi vào người, anh ta mới thấy gấp gáp.

Sau khi một số người đọc bài đăng của ‘Tép tỏi lớn’, họ đã bình luận rằng: “Chẳng phải bạn nói chết 4,000 tương đương với không chết, chết thêm một người có quan trọng gì đâu”; người khác thì nói: “Bạn đang bôi nhọ đất nước đó, đưa cây gậy cho thế lực thù địch bên ngoài. Bạn là Hán gian!”. Khi đọc những lời này, không biết ‘Tép tỏi lớn’ nghĩ như thế nào…

Tâm lý ‘không liên quan đến mình’

Ngày 20/7/1999, ông Giang Trạch Dân tuyên bố phải ‘chiến thắng’ Pháp Luân Công, dùng quyền lực để đối phó với những người tu luyện chiểu theo giá trị phổ quát Chân – Thiện – Nhẫn. Vào đúng lúc đó, ông Giang Trạch Dân và ĐCSTQ đã đặt mình vào vị trí đối lập với Chân – Thiện – Nhẫn. Ngược với Chân là Giả dối. Ngược với Thiện là Tà ác. Đối lập với Nhẫn là Thù hận, Hung tàn.

Trong gần 23 năm nay, các học viên Pháp Luân Công luôn không ngừng nói sự thật (giảng chân tướng): Pháp Luân Đại Pháp là tốt, cuộc đàn áp là sai.

Sẽ vẫn có người nói rằng, tôi chỉ cần không tập Pháp Luân Công, thì cuộc đàn áp không liên quan đến tôi. Tuy nhiên họ có chắc chắn là không liên quan đến họ không?

Từ cuối năm 2019 đầu năm 2020 khi dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) bùng phát lần đầu ở Trung Quốc đến nay, ĐCSTQ đã thực hiện chính sách Zero-COVID cứng rắn để chống dịch. Từ những phương pháp như phong thành, treo biểu ngữ “Ra khỏi nhà đánh gãy chân”, “Cãi cảnh sát đánh gãy răng”, … đến những phương pháp cực đoan như không cho ra khỏi nhà, dùng hồ quang hàn chết cửa, để cho dân ‘tự sinh tự diệt’ hay đe dọa ‘xử tử lập tức người ngoài bước vào khu dân cư'. Lúc thực hiện những chính sách này, ĐCSTQ có quan tâm đến cuộc sống của người dân không?

Gần đây, Trung Quốc nổ ra các cuộc biểu tình tập thể ở các thành phố Thiên Tân, Thâm Quyến và Tây An do chính sách phong tỏa cực đoan khiến cuộc sống của người dân trở nên khó khăn, covid ở trung quốc
Các cuộc biểu tình tập thể nổ ra ở Trung Quốc do chính sách Zero Covid cực đoan khiến cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn. (Ảnh chụp màn hình)

Năm trước, đài Á Châu tự do đã dẫn tin từ Tân Hoa Xã, cơ quan truyền thông chính thức của Trung Quốc: Từ 1/4, Trung Quốc sẽ áp dụng quy định thu thập thông tin cá nhân bắt buộc của người từ nơi khác đến Thượng Hải.

Giáo sư Chương nhận định rằng, với mục đích ban đầu là để kiểm soát sự di chuyển của người dân, vì nguyên nhân đảm bảo sức khỏe cộng đồng, một mục đích tiếp sau của lãnh đạo ĐCSTQ là nhằm giám sát người dân chặt chẽ hơn.

Nghĩ xa hơn một chút, nếu ĐCSTQ chỉ cần ‘đi bước nữa’, từ ‘Tân Cương hóa Thượng Hải’ đến ‘Tân Cương hóa toàn quốc’ là điều không xa. Mô hình ‘nhà tù lớn’ Tân Cương được nhân rộng ra toàn xã hội Trung Quốc là điều có khả năng xảy ra.

Nhìn lại diễn biến một năm vừa qua, tình hình Trung Quốc hiện nay có khác gì một nhà tù lớn. Vì sao sinh sống ở một quốc gia có GDP thứ 2 thế giới mà người dân Trung Quốc phải tìm cách bỏ chạy? Người giàu phải tìm cách gìn giữ tài sản của mình và nung nấu ý định chuyển sang các nước có chính sách hỗ trợ như Singapore?

Khi ĐCSTQ không quan tâm đến tính mệnh người dân, thì liệu bạn có chắc chắn được một ngày nào đó sự tà ác của ĐCSTQ ‘không liên quan đến mình’? Sống dưới sự thống trị của một đảng như vậy, bạn có cảm giác an toàn không?

Các cuộc biểu tình nổ ra như ‘trăm hoa khai nở’ - Dấu hiệu của sự tỉnh ngộ?

Vụ hỏa hoạn hôm thứ 5 (24/11) ở Ô Lỗ Mộc Tề, thủ phủ của Tân Cương, đã khiến 10 người thiệt mạng trong một tòa nhà cao tầng. Tối hôm 25/11, ​​​​đám đông dân chúng đổ ra đường, hô vang "Hãy chấm dứt phong tỏa!" và tay giơ cao nắm đấm, theo video trên mạng xã hội.

Giới quan sát cho rằng, chính các biện pháp phong tỏa của ĐCSTQ đã ngăn người dân của tòa nhà chạy thoát thân. Sau vụ hỏa hoạn, ngọn lửa giận dữ âm ỉ trong lòng dân chúng nay đã bùng lên và nhanh chóng lan rộng ra khắp cả nước.

Tối thứ 6 (26/11), rất đông người dân đã tập trung tại đường Ô Lỗ Mộc Tề ở Thượng Hải và thắp nến tưởng niệm các nạn nhân của vụ hỏa hoạn ở Ô Lỗ Mộc Tề, Tân Cương. Đám đông giận dữ đã hô vang những khẩu hiệu như "Đả đảo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)", "Đả đảo Tập Cận Bình!", "Tự do!". Một số người biểu tình đã bị cảnh sát bắt giữ.

Cũng vào tối ngày 26/11, sinh viên Đại học Bắc Kinh đã cầm những tờ giấy trắng - biểu tượng phản đối chính sách kiểm duyệt của chính quyền Trung Quốc - và thắp nến hoặc bật đèn điện thoại di động bên trong khuôn viên trường học. Từ sự tiếc thương thầm lặng dành cho những nạn nhân xấu số trong vụ họa hoạn, nay đã phát triển thành các cuộc biểu tình và hô vang các khẩu hiệu như "Không cần xét nghiệm, chúng tôi muốn tự do" và "Phản đối phong tỏa".

Tối thứ 7 (27/11), một số lượng lớn người dân đã tập trung gần đường Ô Lỗ Mộc Tề ( ‘Wulumuqi’ - bính âm của tên này) (được đặt tên theo Ô Lỗ Mộc Tề ‘Urumqi’ - một địa điểm ở Tân Cương). Họ đối đầu với cảnh sát và hô vang khẩu hiệu "Hãy để mọi người ra khỏi nhà", yêu cầu chính quyền thả những người biểu tình.

Một đoạn video lan truyền trên Internet cho thấy hình ảnh một cô gái trong cuộc biểu tình đã giương cao biểu ngữ phản đối được cho là giống biểu ngữ của ông Bành Lập Phát (Peng Lifa) trong vụ biểu tình trên cầu Tứ Thông (Sitong) ở Bắc Kinh hôm 13/10: “Không cần xét nghiệm COVID, chúng tôi muốn lương thực. Không cần phong tỏa; chúng tôi muốn tự do. Không cần dối trá; chúng tôi muốn phẩm giá. Không cần Cách mạng Văn hóa; chúng tôi muốn cải cách. Không cần lãnh đạo; chúng tôi muốn bầu cử. Không cần nô lệ; chúng tôi muốn trở thành công dân".

Cũng trong ngày 27/11, khoảng 1,000 sinh viên Đại học Thanh Hoa đã lên tiếng phản đối và hô vang khẩu hiệu “Dân chủ và pháp quyền! Tự do ngôn luận”. Đêm hôm đó, đám đông và cảnh sát cũng xuất hiện bên bờ sông Liangma, một địa điểm đi dạo ưa thích của người dân Bắc Kinh. Một số người biểu tình cầm tờ giấy trắng để bày tỏ sự phản đối, trong khi những người khác đặt hoa và thắp nến bên dòng sông để tưởng niệm đến các nạn nhân đã thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn ở Ô Lỗ Mộc Tề, Tân Cương.

Vào lúc 2 giờ sáng thứ 2 (28/11), tổng cộng có khoảng 1.000 người biểu tình đã tập trung theo dọc bờ sông Lương Mã (Liangma) gần Đường vành đai 3 (Bắc Kinh) và không chịu giải tán.

Theo các video được đăng tải trên mạng xã hội, cuối tuần qua, các cuộc biểu tình đã diễn ra ở nhiều trường cao đẳng và đại học ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thành Đô, Vân Nam, Vũ Hán, Trùng Khánh và Ninh Ba. Trong video về cuộc biểu tình ở Thành Đô, người dân hô vang "Chấm dứt nhiệm kỳ suốt đời" và "Nhân dân muôn năm".

Các sinh viên của Học viện Mỹ thuật Hà Bắc đã viết trên một tấm vải: "Nếu bạn cảm thấy đau đớn và không có được tự do, tôi hy vọng bạn sẽ luôn có ngọn lửa không thể dập tắt trong tim, đừng tê liệt, đừng xa lánh ...". Ngoài ra, có một khẩu hiệu bằng chữ màu đỏ trên giấy trắng tại Đại học Công nghệ Ninh Ba có nội dung: “Tôi là thanh niên Trung Quốc, không phải thế lực hải ngoại".

Cuộc đấu tranh này được gọi là "cuộc cách mạng giấy trắng", và một số người Trung Quốc cho biết: "Mặc dù không có gì trên tờ giấy trắng, nhưng tất cả chúng tôi đều hiểu những thông điệp đó".

Đây có phải là dấu hiệu người dân Trung Quốc đã tỉnh ngộ? Những cuộc biểu tình dấy lên và lan truyền từ nơi này đến nơi khác như trăm hoa đua nở. Năm xưa, Người được mệnh danh là ‘Thường Uỷ thứ tám’ Vương Kỳ Sơn từng giới thiệu cuốn sách ‘Chế độ cũ và đại cách mạng’, trong đó nói rằng:

Người ta bắt đầu phản kháng không phải vì cuộc sống quá tối tăm, mà là vì thấy được hy vọng nên mới phản kháng.

Bởi vì một khi nguyện vọng được thỏa mãn, người dân sẽ càng quyết tâm truy cầu chính nghĩa, như thế ĐCSTQ sẽ không tiếp tục thống trị được nữa. Cách đây không lâu, cuộc biểu tình chống phong tỏa tại một thành phố biển ở Trung Quốc đã khiến chính quyền phải nhượng bộ. Lần đầu tiên, người dân Trung Quốc thấy được hy vọng, và họ sẽ cảm thấy chúng ta có thể được nhiều hơn. Nếu người Trung Quốc thật sự đã tỉnh ngộ, sự thống trị của ĐCSTQ có thể còn kéo dài được bao lâu?

Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Minh Đăng

Mời quý vị đọc giả đọc trọn bộ Chuyên đề: "Cả Trung Quốc là một nhà tù khổng lồ".



BÀI CHỌN LỌC

Có phải người dân Trung Quốc đang dần tỉnh ngộ? (Kỳ 5)