Cư dân Hong Kong bảo vệ quyền tự do báo chí

Giúp NTDVN sửa lỗi

Năm 2019 đã chứng kiến hàng trăm nghìn người Hong Kong xuống đường để yêu cầu quyền dân chủ toàn vẹn, nhiều người trong số họ được khuyến khích bởi tờ báo khổ nhỏ chuyên chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Năm 2019 đã chứng kiến hàng trăm nghìn người Hong Kong xuống đường để yêu cầu quyền dân chủ toàn vẹn, nhiều người trong số họ được khuyến khích bởi tờ báo khổ nhỏ chuyên chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Ngày 11/8/2020, người dân xếp hàng tại các quầy báo trên khắp thành phố để mua cùng một tờ báo, với 10 đô la Hồng Kông (gần 30.000 đồng) một tờ để giúp cho tờ Apple Daily - và quyền tự do báo chí được tồn tại.

Sự ủng hộ của công chúng diễn ra ngay sau ngày cảnh sát đột kích trụ sở của Apple Daily và vây bắt 10 người, bao gồm cả người sáng lập tờ báo. Động thái này làm gia tăng sợ hãi rằng luật an ninh quốc gia mới sẽ được sử dụng để đàn áp bất đồng chính kiến ​​ở Hồng Kông sau nhiều tháng biểu tình chống chính phủ đã làm rung chuyển giới lãnh đạo thành phố và chính quyền trung ương Bắc Kinh vào năm 2019.

Kể từ khi bắt đầu có hiệu lực, luật an ninh quốc gia mới đã được cảnh sát áp dụng một cách rộng rãi. Đầu tiên họ bắt giữ những người biểu tình với các khẩu hiệu bị cho là vi phạm và sau đó là bắt các nhà hoạt động xã hội có bài viết đăng trực tuyến. Ông trùm truyền thông Jimmy Lai, người sáng lập tờ Apple Daily và nhóm truyền thông Next Digital của ông đã trở thành mục tiêu lớn nhất.

Việc người dân phản đối bằng cách mua một tờ báo thay vì xuống đường cho thấy tình thế đã thay đổi nhiều kể từ thời điểm của năm 2019 khi người dân Hong Kong có những phản kháng dữ dội chống lại chính phủ. Các nhà đầu tư cũng mua cổ phiếu của Next Digital để thể hiện sự ủng hộ, khiến giá của nó tăng hơn 300% vào ngày 11/08.

Tờ Apple Daily, được biết đến với những tin tức về những nhân vật có tên tuổi cũng như lên án sự cai trị độc tài của Trung Quốc. Sau khi cảnh sát điều tra rời khỏi trụ sở của Next Digital và cho phép các nhân viên quay trở lại làm việc, bất chấp điều vừa xảy ra, họ tiếp tục cho phát hành 350.000 ấn bản - nhiều gấp 5 lần số lượng ấn bản thông thường.

Từng dòng người xếp hàng mua báo tại các quầy báo của Apple Daily ngày 11/08/2020 vừa qua cho thấy sự ủng hộ của công chúng. Apple Daily cho biết họ sẽ in thêm 200.000 ấn bản. “Apple Daily sẽ tiếp tục chiến đấu”là tiêu đề được in trên trang nhất của tờ báo.

“Tôi không thích cách Apple Daily đưa tin nhưng tôi nghĩ nó là biểu tượng cho tự do báo chí tại Hồng Kông. Tôi không thể chỉ ngồi nhìn chính phủ hủy hoại tự do báo chí. Đây là điều ít nhất tôi có thể làm được” bà Tiffany Chan cho biết sau khi mua tờ báo tại một cửa hàng tiện lợi.

Một chủ quầy báo cho biết, đến cuối buổi sáng anh đã bán được 200 trong tổng số khoảng 300 tờ báo. Thông thường hàng ngày, anh chỉ bán được khoảng 100 tờ.

Sáng sớm ngày 12/08, ông Lai được tại ngoại. Khi ra khỏi đồn cảnh sát, đám đông đang chờ đợi bên ngoài hò reo. Một số người giơ các tờ báo của Apple Daily để thể hiện sự ủng hộ và hô vang “Ủng hộ Apple Daily cho đến phút cuối cùng.” Ông Lai rời đi trên chiếc ô tô đen, vẫy tay chào những người ủng hộ và giơ ngón tay cái về phía họ.

Cô Agnes Chow, một nhà hoạt động ủng hộ dân chủ nổi tiếng, là một trong số 10 người bị bắt theo luật an ninh quốc gia vào ngày 10/08, cũng được tại ngoại vào tối ngày 11/08.

Hong Kong, và bên cạnh đó là Đài Loan, đã trở thành trận địa của những tư tưởng đối lập trên thế giới giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Gần đây, Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 11 quan chức Hồng Kông và Trung Quốc, bao gồm cả lãnh đạo thành phố, bà Carrie Lâm. Ngày 10/08 Trung Quốc đã đáp trả bằng cách trừng phạt 11 người Mỹ, trong đó có sáu thành viên Quốc hội.

Chính quyền Tổng thống Trump, vốn có mối thù với Trung Quốc trên nhiều mặt, đã cử Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, ông Alex Azar tới Đài Loan trong tuần này. Đây là chuyến thăm cấp cao nhất của quan chức Hoa Kỳ tới Đài Loan kể từ năm 1979, khi Hoa Kỳ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan để công nhận Bắc Kinh là chính phủ của Trung Quốc.

Ngày 11/08, Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan, ông Ngô Chiêu Tiếp đã tiếp ông Azar. Ông Ngô cho biết hòn đảo tự trị này may mắn có được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ vào thời điểm “cuộc sống của chúng tôi ngày càng trở nên khó khăn khi Trung Quốc tiếp tục gây áp lực buộc Đài Loan phải chấp nhận các điều kiện chính trị của họ, những điều kiện sẽ biến Đài Loan thành phiên bản sau của Hồng Kông.”

Số phận của 7,5 triệu cư dân Hong Kong cuối cùng đang nằm trong tay lãnh đạo ĐCSTQ ở Bắc Kinh.

Bà Anna Yuen, người đã về hưu, cho biết gia đình bà có thể phải rời đi nếu tình hình trở nên tệ hơn: “Chúng ta không thể thực sự lo lắng về điều đó, nó chính là như vậy. Nhưng tôi không thể chịu nổi khi rời Hong Kong. Tôi nghĩ người Hong Kong thực sự đáng ngưỡng mộ, đặc biệt là giới trẻ."

Điều lo sợ ở Hong Kong, nơi có hệ thống tư pháp và luật pháp dân chủ hơn ở Trung Quốc đại lục, chính là ĐCSTQ muốn biến lãnh thổ này trở thành một thành phố tương tự của đại lục.

Tự do báo chí chỉ là một điểm ngăn cách Hong Kong với phần còn lại của Trung Quốc.

Bà Chan nói rằng: “Nếu hôm nay họ đàn áp Apple Daily, họ sẽ loại bỏ dần danh sách những phương tiện truyền thông không ủng hộ ĐCSTQ sản hay chính quyền Hồng Kông, và sẽ chỉ còn lại những tin tức ca ngợi Đảng Cộng sản.”

Ngân Hà



BÀI CHỌN LỌC

Cư dân Hong Kong bảo vệ quyền tự do báo chí