Cuộc nổi dậy nợ thế chấp ở Trung Quốc: Sự phản kháng của dân với ông Tập

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ông Tập đã đẩy Trung Quốc vào một cuộc khủng hoảng kinh tế. Giờ đây, người Trung Quốc đang phản kháng.

Điều tưởng không thể có lại đang xảy ra ở Trung Quốc. Các cuộc biểu tình và tẩy chay ngày càng được mở rộng hơn bao giờ hết.

Đây không phải là vì nền dân chủ, một cách minh xác, như ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 hay ở Hong Kong năm 2020. Các cuộc biểu tình ngày hôm nay - từ Bắc Kinh đến Quảng Tây và gần đây là ở Hong Kong - biểu hiện ra bên ngoài nhằm chống lại các nhà phát triển bất động sản đã tẩu thoát cùng với các khoản thanh toán trước mà không bao giờ giao những căn hộ như họ đã hứa. Những ngôi nhà này hiện tồn tại như những ô cửa sổ trống - những gia đình đã mua chúng có thể nhìn thấy nhưng lại không thể tiếp cận được - trong những ngôi nhà xám xịt vô hồn thiếu sự sống của điện, nước, thang máy và những người hàng xóm.

Tuy nhiên, những người đã mất tiền trả trước trong các căn hộ ‘ma’ kết nối với nhau thành các thành phố ma, họ đang yêu cầu được trả lại các khoản thế chấp ‘ma’ hàng tháng của họ. Kết quả là một cuộc nổi dậy với "tẩy chay thế chấp" lan rộng khắp Trung Quốc.

Nhưng bất đồng chính kiến ​​có sự cộng hưởng chính trị sâu sắc hơn vì nó trực tiếp là kết quả của những chính sách kinh tế thất bại của Tập Cận Bình và ông Tập hiện tại đang tìm kiếm một nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có với tư cách là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Năm 2020, chế độ của ông Tập đã ban hành chính sách "ba lằn ranh đỏ" chống lại những khoản nợ nần chồng chất của các nhà phát triển bất động sản. Đây lại là điều vốn làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn của những người mắc nợ nhiều nhất, dẫn đến làn sóng vỡ nợ trái phiếu. Các chủ đầu tư lại tiếp tục không có tiền để xây dựng tiếp các tòa nhà mà người mua đã trả tiền.

Những người mua nhà tiềm năng mới đã chú ý và đang khôn ngoan chờ đợi để mua những ngôi nhà mới chưa xây dựng có thể không bao giờ hoàn thiện. Nhu cầu về nhà mới cũng thấp hơn do nền kinh tế bị chậm lại từ những cuộc phong tỏa COVID-19. Trong một ngành có tỷ lệ đòn bẩy cao, tất cả những điều đó đều hạn chế doanh thu của nhà phát triển và đẩy họ đến nguy cơ bị vỡ nợ thêm.

Nếu không có gói cứu trợ của chính phủ, lĩnh vực này có thể sẽ bị ảnh hưởng trong nhiều năm — hoặc có thể sẽ sụp đổ.

Các nhà đầu tư đã kỳ vọng khoản lỗ trị giá 130 tỷ USD đối với số trái phiếu mệnh giá 200 tỷ USD trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc. Trong số 500 trái phiếu đang lưu hành do các nhà phát triển của Trung Quốc phát hành, 2/3 nằm trong lãnh thổ nợ nần túng quẫn do được giao dịch ở mức dưới 70 xu so với đồng USD. Một số trái phiếu trị giá hàng trăm triệu USD, bao gồm cả trái phiếu của nhà phát triển lớn China Evergrande sắp phá sản, đang giao dịch ở mức chỉ 9 hoặc 10% mệnh giá của chúng, với ngụ ý khả năng vỡ nợ cao.

Các biện pháp gia tăng của Bắc Kinh, chẳng hạn như cắt giảm lãi suất thế chấp từ 4,45% xuống 4,3% vào ngày 22/08 và việc giảm lãi suất cho vay trung hạn trong tuần trước đối với các khoản vay một năm từ 2,85% xuống 2,75%, sẽ không có tác dụng và có nguy cơ gia tăng lạm phát.

Moody's Investor Service dự kiến ​​các vụ vỡ nợ trong lĩnh vực này sẽ tiếp tục kéo dài trong suốt năm 2022 vì đồng USD mạnh lên đang khiến các nhà phát triển của Trung Quốc khó trả các khoản vay bằng đồng USD của họ.

Điều này có ý nghĩa rộng rãi đối với nhiều lĩnh vực hơn, vì khoảng 30% nền kinh tế Trung Quốc là trong lĩnh vực bất động sản và đang nợ lĩnh vực tài chính. Điều đó cũng có nghĩa là toàn bộ nền kinh tế đang quay cuồng với khủng hoảng.

Thêm vào các yếu tố gây căng thẳng cho nền kinh tế Trung Quốc là bong bóng định giá cổ phiếu và hạn hán nghiêm trọng ở một số nơi, đây được xem là tồi tệ nhất kể từ năm 1865, kể từ khi dữ liệu lần đầu tiên được thu thập. Hạn hán đã làm chậm lại hoặc đóng cửa các nhà máy như Tesla và Toyota.

Ông Tập đang gia tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Trung Quốc cho đến năm 2030 trong nỗ lực cạnh tranh kinh tế với Hoa Kỳ và châu Âu. Chiến lược này có thể khiến hạn hán và các tác động môi trường khác dễ xảy ra hơn nữa.

Các chỉ số khác về sự gia tăng căng thẳng kinh tế ở Trung Quốc là luật ở Hoa Kỳ yêu cầu hủy niêm yết các công ty Trung Quốc do không tuân thủ các quy tắc kiểm toán, cũng như cảnh báo từ các nhà đầu tư tổ chức rằng Trung Quốc gần như không thể đầu tư. Niềm tin của các nhà đầu tư đang giảm một phần là do chủ nghĩa bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh ở những nơi như Đài Loan.

Vào ngày 25/08, nhà sáng lập Huawei, công ty lớn nhất Trung Quốc, đã cảnh báo nhân viên của mình về những năm tháng khó khăn phía trước. Hoạt động tiêu dùng và nhà máy ở Trung Quốc giảm và tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở mức cao kỷ lục 19,9%.

Những tác động của các chính sách kinh tế thất bại của ông Tập có mối liên hệ với nhau và có xu hướng nhân lên nhiều lần, đồng thời làm giảm nguồn thu cần thiết của chính phủ cho gói cứu trợ khu vực bất động sản.

Khi người dân thường xuyên phải là người gánh chịu hậu quả, các cuộc tẩy chay bất đồng chính kiến ​​và thế chấp có thể tăng lên thành các cuộc tẩy chay về tiền thuê nhà và thuế. Hiện tại, đang có khoảng 200 triệu người thuê nhà ở Trung Quốc.

Các cuộc biểu tình mở rộng cho thấy những sai lầm của ông Tập trong việc cắn xé nhiều hơn những gì ông có thể nhai, không chỉ về mặt kinh tế, mà còn trong việc đối phó với đại dịch và bằng cách điều hành một chính sách đối ngoại và quân sự hung hãn.

Mặc dù các cuộc biểu tình trên danh nghĩa là chống lại các nhà phát triển bất động sản, nhưng ý nghĩa rộng hơn của họ là chống lại chính ông Tập, cũng như ĐCSTQ. Nếu các cuộc biểu tình mở rộng hơn nữa, họ có thể hạ bệ chế độ ở Bắc Kinh — đó là lý do tại sao sự tồn tại của nó phụ thuộc vào việc khởi động lại các dự án phát triển bị đình trệ và quét sạch mạng lưới kêu gọi phản đối nhiều hơn.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Minh Đăng

Theo Anders Corr - The Epoch Times

Anders Corr có bằng cử nhân / thạc sĩ khoa học chính trị tại Đại học Yale (2001) và tiến sĩ chính phủ tại Đại học Harvard (2008). Ông là hiệu trưởng của Corr Analytics Inc., đồng thời là nhà xuất bản của Tạp chí Rủi ro Chính trị. Ngoài ra, ông đã thực hiện các nghiên cứu sâu rộng ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Các cuốn sách mới nhất của ông là “Tập trung quyền lực: Thể chế hóa, Hệ thống phân cấp và Quyền bá chủ” (2021) và “Các cường quốc, Chiến lược lớn: Trò chơi mới ở Biển Đông” (2018).



BÀI CHỌN LỌC

Cuộc nổi dậy nợ thế chấp ở Trung Quốc: Sự phản kháng của dân với ông Tập