Cựu chủ tịch ngân hàng Cẩm Châu đột tử, từng định chạy trốn sang Mỹ nhưng bị chặn lại

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ông Trương Vĩ từng giữ vị trí chủ tịch ngân hàng Cẩm Châu trong nhiều năm và gây ra khủng hoảng cho ngân hàng, đã đột ngột qua đời vào sáng ngày 19/12, nguồn tin từ trang Caixin.com của Trung Quốc thông báo.

Tháng 7 năm nay, ông Trương Vĩ đã cố gắng chạy trốn sang Mỹ nhưng đã bị chặn lại ngay vài phút trước khi máy bay cất cánh .

Ngày 19/12, trên trang caixin.com xuất hiện bài viết có tựa đề "Tin độc quyền: Cựu chủ tịch Ngân hàng Cẩm Châu, ông Trương Vĩ đột ngột qua đời, mang theo rất nhiều bí mật". Tuy nhiên bài báo đã xóa khỏi trang, mặc dù vậy nội dung thông tin bài báo đã lan truyền nhanh chóng.

(Ảnh chụp màn hình của trang web)

Bài báo cho biết mùa hè năm nay, ông Trương Vĩ suýt chạy trốn trên một chuyến bay từ Bắc Kinh, nhưng đã bị giữ lại đúng vào phút cuối cùng khi máy bay bắt đầu chuyển bánh.

Theo bài viết, thời điểm đó ông Trương Vĩ cùng các quan chức Cẩm Châu đến Bắc Kinh họp với CEO của Kinh Đông, ông Lưu Cường Đông. Ông muốn mời ông Lưu góp cổ phần vào ngân hàng Cẩm Châu. Vào khoảng 5 giờ 40 phút chiều, tiệc tối được bắt đầu. Đến 6 giờ 30 phút, ông Trương Vĩ đứng dậy và rời đi với lý do không khỏe và muốn đến Hồng Kông để gặp bác sĩ. Sau khi ông Trương Vĩ rời đi, các nhân viên đi cùng tiết lộ rằng ông thực sự sẽ bay đến Mỹ.

Thông tin này lập tức khiến các quan chức thành phố Cẩm Châu cảnh giác, họ liên lạc với các lãnh đạo có liên quan, cảnh sát sân bay v.v. để chặn ông Trương Vĩ. Thật trùng hợp, ngày hôm đó, chuyến bay từ Bắc Kinh đến Mỹ của ông Trương Vĩ bị hoãn nửa tiếng đã giúp phía cảnh sát có được khoảng thời gian quý giá. "Nếu máy bay thực sự cất cánh đúng giờ vào ngày hôm đó, ông Trương Vĩ có thể đã thực sự tẩu thoát thuận lợi", nguồn tin cho biết.

Tại cửa số 2 sân bay của hãng Beijing Airline, ông Trương Vĩ đã bị chặn lại khi máy bay đang lăn bánh và chuẩn bị cất cánh.

Từng chạy trốn hai lần

Theo caixin.com, đây không phải là lần đầu tiên ông Trương Vĩ bỏ trốn. Trước đó, ông đã từng bỏ trốn hai lần, mỗi lần đều liên quan đến hai vụ án lớn nhưng đều nói là ra nước ngoài để chữa bệnh.

Một lần vào cuối năm 2014, sau khi ông Điền Vĩ, cựu chủ tịch của Tập đoàn Hợp Triển, một cổ đông lớn của Ngân hàng Cẩm Châu, bị điều tra. Ông Điền Vĩ vốn nắm giữ cổ phần tại Ngân hàng Cẩm Châu và giới thiệu ông Hán Năng cho ông Trương Vĩ. Ngân hàng Cẩm Châu đã cho ông Hán Năng vay hơn 10 tỷ nhân dân tệ. Nhưng kể từ đó, giá cổ phiếu của Hán Năng giảm mạnh và ông Trương lo lắng như có lửa đốt.

Thật trùng hợp, cuối năm 2014 ông Trương Vĩ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày. Sau sự cố của Điền Vĩ, ông Trương Vĩ đã đến Mỹ một thời gian vào đầu năm 2015 để điều trị, sau đó nói rằng ông đã được chữa khỏi.

Lần thứ hai là vào tháng 4/2018 sau sự cố của Lại Tiểu Dân, cựu chủ tịch của Hoa Dung. Dưới sự điều hành của Lại Tiểu Dân, Hoa Dung và Ngân hàng Cẩm Châu đã hợp tác bí mật. Trung gian liên hệ là doanh nghiệp tư nhân Thiên Nguyên, có cổ phần tại Ngân hàng Cẩm Châu với khoản vay hàng chục tỷ nhân dân tệ .

Tuy nhiên, sau hai lần bỏ trốn ra nước ngoài một thời gian, ông Trương Vĩ đều trở về Trung Quốc. Ông vẫn muốn nắm giữ vị trí kiểm soát Ngân hàng Cẩm Châu của mình.

Theo thông tin chính thức ông Trương Vĩ năm nay 60 tuổi. Năm 1998, ông trở thành chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng Cẩm Châu. Năm 2002, ông giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành ngân hàng. Kỳ hạn giữ chức với hai vị trí cao cấp này có với thời gian là 10 năm; trong khi ông giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị lên đến 17 năm.

Trong hơn một thập kỷ, ông Trương Vĩ nắm chặt Ngân hàng Cẩm Châu trong tay. (Trang web chính thức của Chính phủ Cẩm Châu)

"Ngân hàng Cẩm Châu giống như nhà của ông ấy"

Trong mười năm qua, ông Trương Vĩ đã nắm chắc quyền điều hành ngân hàng Cẩm Châu trong tay và cổ phiếu của ông rải rộng khắp. Ngoại trừ cổ phần do Sở Tài chính thành phố Cẩm Châu nắm giữ, hầu hết các cổ đông còn lại là các doanh nghiệp tư nhân khác nhau. Cách ông Trương Vĩ kiểm soát các cổ đông doanh nghiệp tư nhân này là trao đổi lợi ích ngân hàng để lấy lợi ích của cổ đông.

Theo báo cáo thường niên 2008 - 2010 của Ngân hàng Cẩm Châu, trong vòng ba năm, các cổ đông lớn của ngân hàng này thường xuyên thay đổi hơn 30 lần.

Một người biết tin tiết lộ với caixin.com rằng một số cổ đông doanh nghiệp tư nhân để lấy lòng ông Trương Vĩ, đã biếu ông một viên kim cương nguyên chất 10 cara, được niêm yết tại nhà đấu giá lớn nhất thế giới Sotheby với giá gần 12 triệu đô la Hồng Kông. Giá giao dịch thực tế cũng gần 7 triệu đô la Hồng Kông (tương đương gần 21 tỷ VNĐ)

Trong thời kỳ ông Trương Vĩ nắm quyền, Ngân hàng Cẩm Châu, "ông Trương Vĩ tuyển người, dùng người thì không xét trình độ, chỉ xem họ có trung thành hay không", một người trong ngân hàng Cẩm Châu cho biết.

Một số cổ đông gần gũi với ngân hàng cũng nói rằng "cuối cùng tình hình thành ra là: ông ta được một nhóm người không có chút trình độ chuyên chuyên môn nào chạy theo bợ đỡ và ông ta đã trao đổi lợi ích với các cổ đông tùy ý mình, thực tế, ông ta cũng bị những người này bao vây săn đuổi, cấp dưới học theo cấp trên, thông đồng với khách hàng câu kết trong ngoài để lấy tiền vốn từ Ngân hàng Cẩm Châu".

Theo các báo cáo hàng năm của Ngân hàng Cẩm Châu, trong những năm qua có các thông tin tiết lộ cho thấy các công ty hóa dầu Baota, ô tô Huatai, Tập đoàn Dongxu v.v., từng thuộc nhóm mười cổ đông hàng đầu của ngân hàng Cẩm Châu. Rất nhiều cổ đông nói rằng “Ngân hàng Cẩm Châu mở cửa dễ như nhà mình”.

Mang "đoàn ca vũ" vào ngân hàng biểu diễn khắp nơi

Ông Trương Vĩ tại Ngân hàng Cẩm Châu trong nhiều năm đã “một tay che cả bầu trời”. Trang caixin.com dẫn lời những người biết tin cho hay giữa năm 2016 và 2019, trước khi Ngân hàng Cẩm Châu bị khủng hoảng, ông Trương Vĩ cũng hay đến các vùng thị sát, gặp gỡ nhiều khách hàng và đưa cả "đoàn ca hát và vũ đạo" vào ngân hàng biểu diễn.

Cho đến khi cuộc khủng hoảng nổ ra vào năm 2019, Ngân hàng Cẩm Châu đã trì hoãn công bố báo cáo thường niên vào tháng 4 năm nay. Công ty kiểm toán Ernst & Young nhận thấy dữ liệu không cách nào xác minh được. Cuối tháng 5, Ernst & Young đã rút lui. Lúc đó, cuộc khủng hoảng ngân hàng Cẩm Châu đã nổ ra.

Sau đó, dưới sự phối hợp của các cơ quan giám sát tiền tệ, ICBC, Cinda, Great Wall và các tổ chức khác đã đầu tư 6 tỷ nhân dân tệ vào cổ phiếu chiến lược tại Ngân hàng Cẩm Châu đã cải tổ lại hội đồng quản trị của ngân hàng.

Theo trang chuyên về kinh tế Observer.net, năm nay Ngân hàng Cẩm Châu đã trì hoãn công khai báo cáo tài chính nhiều lần. Cuối cùng ngân hàng này đã công bố báo cáo thường niên cho năm 2018 và 6 tháng đầu của năm 2019. Tình hình kinh doanh đúng như dự đoán: cuối năm 2018, giá trị tài sản tổn thất của ngân hàng là 23.684 tỷ nhân dân tệ; đến cuối tháng 6/2019, giá trị tài sản tổn thất của ngân hàng là 12.774 tỷ nhân dân tệ. Cuối năm 2018, ngân hàng Cẩm Châu lỗ 4.538 tỷ nhân dân tệ; đến tháng 6/2019, hoạt động của ngân hàng tiếp tục lỗ tới 868 triệu nhân dân tệ.

Tính đến cuối tháng 6/2019, số dư nợ xấu của Ngân hàng Cẩm Châu là gần 30 tỷ nhân dân tệ, tăng 11 tỷ nhân dân tệ so với cuối năm 2018. Đồng thời, các khoản vay tồn tại của ngân hàng có khả năng không thu hồi được lên tới 92 tỷ nhân dân tệ, chiếm gần như toàn bộ quy mô cho vay 21,6%.

Vào ngày 15 tháng 11, hội đồng quản trị của ngân hàng Cẩm Châu đã chính thức được bầu lại, ông Trương Vĩ thôi giữ chức chủ tịch. Đây cũng là lần cuối cùng ông xuất hiện tại ngân hàng Cẩm Châu.

Một số nhà phân tích nói với Caixin.com "Cái chết đột ngột của ông Trương Vĩ, đã mang theo rất nhiều bí mật và e rằng có không ít người thoát tội".

Minh Thanh

Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Cựu chủ tịch ngân hàng Cẩm Châu đột tử, từng định chạy trốn sang Mỹ nhưng bị chặn lại