Cựu cố vấn chính sách Hong Kong: Giang Trạch Dân mổ cướp nội tạng, nhuốm đỏ Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Giáo sư Luyện Ất Tranh (Joseph Lian), cựu cố vấn cấp cao Nhóm chính sách trung ương của chính phủ Hong Kong, cựu Tổng biên tập tờ Hong Kong Economic Journal, đã tóm tắt tội ác của cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân trong một cuộc phỏng vấn gần đây.

Trong chương trình "Trân Ngôn Chân Ngữ" (Precious Dialogues) của The Epoch Times Hong Kong hôm 4/12, ông Luyện chỉ ra rằng, Giang Trạch Dân đã thúc đẩy sự hủ bại khắp Trung Quốc trong thời gian ông ta cầm quyền.

Joseph Lian 20171223.jpg
Giáo sư Luyện Ất Tranh (Joseph Lian). (Public Domain)

Thứ nhất, Giang Trạch Dân lên nắm quyền là nhờ vào cuộc đàn áp ở Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989, bàn tay của ông ta nhuốm máu nhân dân, đây là điều mọi người tuyệt đối không được quên.

Thứ hai, Giang Trạch Dân nhấn chìm Trung Quốc trong những thứ hủ bại và xấu xa. Ông Luyện lấy ví dụ, vào đầu những năm 1990, nhiều người ở Hong Kong đều biết rằng nếu họ trở về Trung Quốc đại lục, "khi thức dậy liền phát hiện bản thân đã mất đi một cơ quan nội tạng, thời đó có xảy ra sự việc như vậy, rất đáng sợ".

Nhưng sau đó, Giang Trạch Dân đã biến tội ác này thành một thủ đoạn để ĐCSTQ và nhà nước đàn áp nhân dân – "mổ cướp nội tạng” từ người còn sống. “Đối tượng chủ yếu khi đó là [các học viên] Pháp Luân Công. Sự việc này tàn ác tới mức khi người phương Tây nghe thấy, họ đều không dám tin”. Phản ứng đầu tiên của họ là: "Phải không vậy? Bạn có nhầm lẫn gì không?”.

“Nhưng sau bao nhiêu năm tin tức được phơi bày, bây giờ người phương Tây cũng biết có chuyện như vậy xảy ra [ở Trung Quốc], và nó vẫn rất nghiêm trọng”.

Thứ ba, Giang Trạch Dân cũng gây tổn hại rất lớn cho Hong Kong. Ông Luyện nói rằng, trong vài năm cầm quyền cuối cùng, Giang Trạch Dân có ý định thúc đẩy việc lập pháp, thành lập Điều 23 trong “Luật Cơ bản” của Hong Kong.

Mục đích là “biến Hong Kong trở thành nơi như Trung Quốc đại lục, và vươn các biện pháp toàn trị của nó đến Hong Kong". Một lý do khác là vì nó đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc đại lục, và nó muốn sử dụng Điều 23 để đối phó với Pháp Luân Công ở Hong Kong.

Hong Kong biểu tình
Người Hong Kong xuống đường biểu tình phản đối Điều 23 vào ngày 1/7/2003. (PETER PARKS/AFP via Getty Images)

Điều 23 viết: “Đặc khu hành chính Hong Kong sẽ tự ban hành luật để nghiêm cấm mọi hành vi phản quốc, ly khai, nổi loạn, lật đổ Chính phủ Nhân dân Trung ương, hoặc đánh cắp bí mật nhà nước, cấm các tổ chức hoặc cơ quan chính trị nước ngoài tiến hành các hoạt động chính trị trong Đặc khu, và cấm các tổ chức hoặc cơ quan chính trị trong Đặc khu thiết lập quan hệ với các tổ chức hoặc cơ quan chính trị nước ngoài”.

Ông Luyện nói: "Khi đó tôi là cố vấn cấp cao cho Nhóm chính sách trung ương của chính phủ, nên biết được rằng việc thúc đẩy Điều 23 trong chính phủ là công việc quan trọng nhất, những công việc khác đều là thứ yếu, việc này là quan trọng nhất. Lúc ấy như cơn cuồng phong thịnh nộ, nó không nghe ý kiến của ai, nhất quyết đòi làm bằng được, và tất nhiên là không đạt được mục đích”.

Năm đó, Cục trưởng Cục An ninh Hong Kong là bà Regina Ip Lau Suk-yee (Diệp Lưu Thục Nghi), là quan chức chủ lực thúc đẩy Điều 23. "Người người phẫn nộ, kết quả là nó đã thất bại”, ông Luyện nói. May mắn thay, người dân Hong Kong đã rất đồng lòng. Năm 2003, 500.000 người đã xuống đường tuần hành, cuối cùng Điều 23 bị rút lại, Hong Kong giữ được cục diện tương đối cởi mở trong hơn 10 năm sau đó, mãi cho đến khi ĐCSTQ cưỡng ép thực thi "Luật An ninh Quốc gia" vào năm 2020.

Người Hong Kong xuống đường biểu tình phản đối Điều 23 vào ngày 1/7/2003. (PETER PARKS/AFP via Getty Images)

Một nhà báo kỳ cựu khác của Hong Kong, ông Trình Tường (Ching Cheong), cũng chỉ ra rằng mặc dù Điều 23 được rút lại, nhưng cũng từ đó vận mệnh "Một quốc gia, Hai chế độ" của Hong Kong đã được viết lại. Bởi vì sau cuộc diễu hành của 500.000 người, ĐCSTQ bắt đầu đề phòng Hong Kong, thay đổi triệt để chính sách đối với Hong Kong và dần tăng cường can thiệp vào Hong Kong. Có thể nói, vì để đàn áp Pháp Luân Công ở Hong Kong, ban đầu Giang Trạch Dân đã phá hủy “Một quốc gia, Hai chế độ”, sau đó từng bước khiến nền tự do, pháp quyền và nhân quyền của Hong Kong thụt lùi nghiêm trọng.

Ông Luyện Ất Tranh nói rằng, ngay cả khi Giang Trạch Dân thoái vị, ông ta vẫn nắm giữ quyền lực đáng kể. “Đặc biệt là trong hệ thống HMO (Văn phòng Sự vụ Hong Kong và Ma Cao), ông ta vẫn nắm quyền kiểm soát Hong Kong. Mọi người thấy đó, năm 2007, 2008, Hong Kong muốn thành lập đội ngũ quản trị thứ hai, những thứ đó đều do Giang Trạch Dân làm ra, vì vậy những phá hoại của ông ta trong việc quản lý Hong Kong là rất thâm sâu".

Bởi vậy, khi Giang Trạch Dân qua đời, nhiều cư dân mạng ở Hong Kong và Trung Quốc bày tỏ rằng không cần thiết phải truy điệu, ngược lại còn phải ăn mừng. Có cư dân mạng còn nói thẳng rằng “con cóc đã chết".

Pháp Luân Công và quá trình bị đàn áp

Pháp Luân Công là một môn tu luyện giữa đời thường, kèm theo đó là 5 bài tập đơn giản dễ học. Các học viên luôn cố gắng tu sửa bản thân theo nguyên tắc “Chân - Thiện - Nhẫn” để trở thành người tốt hơn nữa. Sau khi ra mắt công chúng vào năm 1992, với hình thức người truyền người, miệng truyền miệng, tới trước năm 1999 toàn Trung Quốc có từ 70 đến 100 triệu người tu luyện Pháp Luân Công (số liệu do nội bộ Bộ Công an Trung Quốc điều tra).

Trong những người theo tập còn có giới tinh hoa trong chính phủ, quân đội và các lĩnh vực khác. Nhưng số đảng viên ĐCSTQ khi đó chỉ có 63 triệu người, cũng từ lúc này, Bộ Công an Trung Quốc bắt đầu bí mật thu thập cái gọi là “bằng chứng phạm tội” của Pháp Luân Công.

Công an Trung Quốc. (FREDERIC J. BROWN/AFP via Getty Images)

Đầu năm 1997, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương ĐCSTQ La Cán chỉ thị cho Bộ Công an điều tra, thu thập chứng cứ trên toàn quốc nhằm vu cho Pháp Luân Công là tà giáo. Nhưng sau khi điều tra kỹ lưỡng, công an các nơi đều báo cáo lên rằng “không phát hiện vấn đề”.

Theo cuốn sách “Giang Trạch Dân kỳ nhân”, vào năm 1998, Trung Quốc trải qua một đợt lũ lụt. Khi đi thị sát một vùng đê và thấy một nhóm người đang vùi đầu làm việc rất chăm chỉ, Giang Trạch Dân rất hài lòng và nói với cấp dưới: Những người này nhất định là đảng viên ĐCSTQ. Nhưng khi gọi những người đó qua hỏi, mới biết đây là các học viên Pháp Luân Công. Giang tức giận đố kỵ, mặt mày cau có, quay ngoắt rời đi.

'Pháp Luân Công mang lại trăm điều lợi cho nước cho dân, không có điều hại nào'

Đến nửa cuối năm 1998, ông Kiều Thạch – cựu Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc – cùng một số cán bộ đã nghỉ hưu đã mở một cuộc điều tra toàn diện về Pháp Luân Công, cuối cùng đưa ra kết luận: “Pháp Luân Công mang lại trăm điều lợi cho nước cho dân, không có điều hại nào”. Báo cáo này đã được đưa lên Bộ Chính trị ĐCSTQ và Giang Trạch Dân, nhưng khi nhận được kết quả này, ông ta rất không hài lòng và giao báo cáo cho La Cán xử lý.

Ông Kiều Thạch (phải) và ông Giang Trạch Dân năm 1993 ở Bắc Kinh. (MANNY CENETA/AFP via Getty Images)

Tháng 4/1999, La Cán dựng lên “sự kiện Thiên Tân”, công an Thiên Tân bắt bớ vô cớ 45 học viên Pháp Luân Công và đánh đập họ. Khi các học viên khác tới đòi công lý thì được nói rằng: Bộ Công an xử lý việc này, phải tới Bắc Kinh mới có thể giải quyết vấn đề.

Sau đó, vào ngày 25/4/1999, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Công đến từ nhiều nơi ở Trung Quốc đã tự phát tới Cơ quan Quản lý Khiếu nại và Đề xuất từ công chúng ở Trung Nam Hải để thỉnh nguyện. Cuộc thỉnh nguyện diễn ra trong bầu không khí ôn hòa, Thủ tướng khi đó là ông Chu Dung Cơ đã giải quyết khiếu nại và đồng ý đáp ứng đề xuất của người dân.

Các học viên Pháp Luân Công tập hợp ở Trung Nam Hải vào ngày 25/4/1999 để thỉnh nguyện ôn hòa cho quyền được đối xử công bằng. (Ảnh được sự đồng ý của Minghui.org)

Giang viết gì trong bức thư ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công?

Tuy nhiên, đến tối cùng ngày, Giang Trạch Dân đã dùng thân phận Tổng bí thư ĐCSTQ để gửi thư cho Ban thường vụ Bộ Chính trị và các lãnh đạo liên quan, ra lệnh toàn diện đàn áp Pháp Luân Công.

Trong thư, Giang đưa ra 2 lý do trấn áp:

  1. Số người tu luyện Pháp Luân Công đã quá nhiều;
  2. Tín ngưỡng của Pháp Luân Công [tín Thần, Chân - Thiện - Nhẫn] và hệ tư tưởng của ĐCSTQ [vô Thần, Giả - Ác - Đấu] không đồng nhất.

Giang còn gắn cuộc thỉnh nguyện ở Trung Nam Hải với phong trào sinh viên năm 1989 ở quảng trường Thiên An Môn, nhằm ám chỉ cuộc thỉnh nguyện mang tính chính trị. Về sau, ĐCSTQ luôn gọi đó là “cuộc bao vây Trung Nam Hải” hay “sự kiện Trung Nam Hải”. Trên thực tế, các học viên chỉ nghe theo chỉ dẫn của lực lượng chức năng, chia ra đứng ở vỉa hè xung quanh khu nhà để đảm bảo an toàn và giao thông thông suốt.

Trong thư còn viết: “Lẽ nào ĐCSTQ chúng ta, những người đi theo chủ nghĩa Marx - Lenin, tin theo thuyết duy vật, thuyết vô Thần, lại không thắng được những thứ mà Pháp Luân Công truyền bá? Nếu quả thực như vậy, không phải thành chuyện cười sao!”.

Ông Giang Trạch Dân và ông Chu Dung Cơ (phải) năm 1999 ở Bắc Kinh. (GOH CHAI HIN/AFP via Getty Images)

6 ủy viên thường vụ Bộ Chính trị phản đối

Trong buổi thảo luận đầu tiên của Ban thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ về “sự kiện Trung Nam Hải”, Thủ tướng Chu Dung Cơ nói: “Để cho họ luyện đi”. Giang Trạch Dân chỉ vào Chu Dung Cơ và hung dữ hét lên: “Hồ đồ! Hồ đồ! Hồ đồ! Sẽ mất đảng mất nước!”.

Nhà báo Trình Tường từng bị hãm hại và phải ngồi tù hơn 3 năm vì vạch trần hành vi bán nước của Giang Trạch Dân. Ông chứng thực rằng, sau sự kiện Trung Nam Hải ngày 25/4/1999, trong 7 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, chỉ có Giang Trạch Dân là kiên quyết đàn áp, 6 vị còn lại đều phản đối.

Cuối cùng, Giang vẫn tự mình "thống nhất" nhận thức trong ban lãnh đạo.

Ngày 10/6/1999, Giang thành lập “Nhóm lãnh đạo trung ương xử lý vấn đề Pháp Luân Công”, thiết lập “Phòng 610” – cơ quan đứng trên pháp luật và chuyên trách bức hại Pháp Luân Công.

"Phòng 610" tương tự như tổ chức Gestapo của Đức Quốc Xã, nó nằm trên Hiến pháp và có thể thông qua Ủy ban Chính trị và Pháp luật để huy động các nguồn lực từ nhiều hệ thống khác nhau như công an, viện kiểm sát, tòa án, quân đội, y tế, v.v. để bức hại các học viên Pháp Luân Công. (Ảnh do The Epoch Times tổng hợp)

Ngày 20/7/1999, Giang truyền văn bản số 30 xuống các cấp, nói rằng “Đây là một cuộc đấu tranh chính trị gay gắt”, tuyên bố phải tiêu diệt toàn bộ Pháp Luân Công, và chính thức phát động cuộc bức hại trên quy mô lớn.

Từ đây, dưới sự chỉ đạo của Giang, các hệ thống công an, quân đội, tư pháp, y tế... của ĐCSTQ đã cùng gây ra tội ác chưa từng có trên hành tinh này mổ cướp và buôn bán nội tạng từ người còn sống.

Đông Phương

Theo The Epoch Times tiếng Hoa



BÀI CHỌN LỌC

Cựu cố vấn chính sách Hong Kong: Giang Trạch Dân mổ cướp nội tạng, nhuốm đỏ Trung Quốc