Tổng giám đốc WHO đang ‘trả ơn’ Trung Quốc bằng cách che đậy và bóp méo thông tin về đại dịch viêm phổi Vũ Hán

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2017 với sự hậu thuẫn của chính quyền Trung Quốc. Ông Tedros hiện đang “trả ơn” bằng cách bao che cho chiến dịch tuyên truyền của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhằm chối bỏ trách nhiệm gây ra đại dịch đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) này.

Ông Tedros đã ca ngợi Trung Quốc về “sự minh bạch” thông tin, và nói rằng phản ứng của Trung Quốc đối với dịch viêm phổi Vũ Hán này là mô hình kiểu mẫu cho các quốc gia khác, bất chấp sự thật rằng Trung Quốc đã bằng mọi cách che đậy sự bùng phát của dịch virus, và ép buộc những người đứng lên cảnh báo dịch bệnh phải im lặng.

Ông Tedros là Tổng giám đốc WHO đầu tiên không phải là bác sĩ y khoa. Ông cũng bị buộc tội che đậy 3 dịch tả khác nhau ở Ethiopia khi còn giữ chức Bộ trưởng Bộ y tế của quốc gia này. Ở cương vị người đứng đầu một tổ chức quyền lực của Liên Hợp Quốc, ông Tedros giờ đây đang lãnh đạo WHO để “đứng sau” ĐCSTQ nhằm giúp họ che đậy và trốn tránh trách nhiệm đối với đại dịch toàn cầu này.

Bất chấp tất cả các bằng chứng về sự vô trách nhiệm và việc che dấu, đàn áp thông tin khiến bệnh dịch bùng phát toàn cầu, giới chức Trung Quốc lại đang thêu dệt câu chuyện rằng Trung Quốc thực sự là nạn nhân của một loại virus ngoại lai, và ĐCSTQ đã nhanh chóng kiểm soát được sự lây truyền của nó. Tệ hơn nữa là WHO đang giúp họ làm điều này.

Giúp ĐCSTQ trong chiến dịch che đậy và bóp méo thông tin về đại dịch viêm phổi Vũ Hán

Ông Tedros đã ca ngợi chính quyền Trung Quốc “minh bạch” (thông tin), và có chương trình ứng phó kiểu mẫu để giữ vững đất nước khỏi cuộc khủng hoảng dịch bệnh, trong khi ĐCSTQ che giấu về sự lây truyền, và mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh.

WHO hỗ trợ TQ thay tên đổi họ cho virus Corona Vũ Hán nhờ giám đốc Tedros chịu ơn TQ
Với sự “hợp tác” của WHO, Trung Quốc đã hoán tên đổi họ thành công cho virus Corona Vũ Hán bằng cái tên coronavirus, nCoV-19, COVID-19, tiếp đó là SARS-2. Miễn sao từ nay, virus này phải né bằng được cái yếu tố “địa chính trị” lừng danh liên quan đến “Vũ Hán-Trung Quốc”. (Ảnh: Getty)

Tháng 12/2019, khi một số nhà khoa học Trung Quốc phát hiện ra virus này, chính quyền Trung Quốc đã buộc họ tiêu hủy bằng chứng, theo Sunday Times của Anh. ĐCSTQ cũng trừng phạt các bác sĩ vì đã cố gắng cảnh báo công chúng về tình hình dịch bệnh trong giai đoạn đầu, và kiểm duyệt các thông tin về virus trên mạng xã hội. Một ông trùm bất động sản Trung Quốc đã “can đảm” chỉ trích sự ứng phó của chính quyền Trung Quốc, kết quả là ông đã mất tích.

Theo New York Times, đến ngày 22/1, Trung Quốc mới ban hành lệnh hạn chế giao thông vào Vũ Hán. Trước thời điểm này, đã có khoảng 7 triệu người rời Vũ Hán, lan truyền virus khắp Trung Quốc và trên toàn thế giới.

Một nghiên cứu cho thấy, nếu Trung Quốc đưa ra cảnh báo trước đó 1, 2 hoặc 3 tuần, thì số ca nhiễm có thể đã giảm đến 66%, 86% và 95%. Theo đó, sự lây truyền địa lý cũng sẽ được hạn chế đáng kể.

Vào ngày 14 tháng 1, WHO đã đưa tin theo những luận điểm sai lầm của Trung Quốc về khả năng lây truyền từ người sang người trong giai đoạn đầu của dịch bệnh, rằng: “Kết quả điều tra sơ bộ của chính quyền Trung Quốc cho thấy không có bằng chứng rõ ràng nào về sự lây truyền từ người sang người của coronavirus (2019-nCoV) tại Vũ Hán, Trung Quốc”.

Ngay ngày hôm sau, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Hoa Kỳ (CDC) xác nhận bệnh nhân nhiễm virus Corona Vũ Hán đầu tiên của Hoa Kỳ, là người vừa trở về từ Vũ Hán.

Ông Tedros ca ngợi cách Trung Quốc xử lý thảm họa đại dịch là một ví dụ điển hình của thế giới. Ngày 30/1, ngay sau khi trở về từ chuyến công du đến Bắc Kinh, ông Tedros phát biểu: “Trung Quốc thực sự đang thiết lập một tiêu chuẩn ứng phó mới trước dịch bệnh”.

Who và Tập Cận Bình
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom bắt tay ông Tập Cận Bình ở Bắc Kinh (Photo by Naohiko Hatta / AFP) (Photo by NAOHIKO HATTA/AFP via Getty Images)

“Rõ ràng, Tedros đã nhắm mắt làm ngơ trước những gì đã và đang diễn ra ở Vũ Hán và Trung Quốc. Sau cuộc gặp với ông Tập vào tháng 1/2020, WHO đã giúp Trung Quốc che dấu mức độ nghiêm trọng, mức độ lây truyền, và phạm vi bùng phát của dịch bệnh COVID-19”, ông Henry Thayer, giáo sư Đại học Texas-San Antonio và ông Lianchao Han, Phó chủ tịch của Phong trào Hòa bình Dân chủ tại Trung Quốc, đã viết trong một báo cáo đăng trên tờ The Hill vào ngày 17/3.

Hai ông này kêu gọi ông Tedros từ chức: “Ngay từ đầu, Tedros đã bảo vệ Trung Quốc bất chấp sự quản lý vô cùng thiếu trách nhiệm của ĐCSTQ trước dịch bệnh có độ lây truyền cao này. Khi số ca nhiễm và ca tử vong tăng vọt, sau nhiều tháng trì hoãn, WHO mới tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu, mặc dù trước đó dịch bệnh này đã có đầy đủ các tiêu chí của một đại dịch, bao gồm:

  • Sự lây truyền giữa người và người
  • Tỷ lệ tử vong cao
  • Lây lan trên toàn thế giới”.

Một bác sĩ Vũ Hán tiết lộ với Kyodo News - một công ty truyền thông Nhật Bản, rằng WHO hiện đang “bật đèn xanh” cho Trung Quốc, khi tuyên bố rằng không có ca nhiễm mới nào ở Vũ Hán. Cũng như những lần khác, giới chức Trung Quốc sử dụng con số làm vũ khí tuyên truyền.

Mối quan hệ thân thiết của Tedros với Trung Quốc không phải là điều mới mẻ

Khi giữ chức Bộ trưởng Y tế của Ethiopia, ông Tedros đã có mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc, và được ĐCSTQ hậu thuẫn để tranh cử chức Tổng giám đốc WHO vào năm 2017, theo các kênh truyền thông vào thời điểm đó đã cho biết.

Ông Tedros đã đắc cử, mặc dù có nhiều cáo buộc về việc ông ta che đậy 3 dịch tả khác nhau ở Ethiopia khi còn “ngồi ghế” Bộ trưởng Bộ y tế. Mặc dù mang danh “Dr. Tedros”, người đứng đầu WHO không phải là bác sĩ y khoa, mà là có bằng Tiến sĩ y tế cộng đồng.

Chỉ vài tháng sau khi tiếp quản WHO, Tedros đã định đưa Robert Mugabe - cựu độc tài người Zimbabwe, một kẻ vi phạm nhân quyền khét tiếng, vào vị trí Đại sứ thiện chí của Liên Hợp Quốc. Do bị quốc tế phản đối, ông ta đã lùi bước.

Vào tháng 10 năm 2017, Rebecca Myers, một phóng viên của Sunday Times đã viết: “Các nhà ngoại giao cho biết thỏa thuận của Tedros Adhanom Ghebreyesus với Robert Mugabe là một khoản ‘trả ơn bằng chính trị’ từ Tedros (Tổng giám đốc người châu Phi đầu tiên của WHO) với Trung Quốc, một đồng minh thâm niên của Mugabe, và với 50 quốc gia châu Phi đã hậu thuẫn ông ta trong chiến dịch tranh cử”.

Who và Trung Quốc
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh (Photo by Naohiko Hatta / AFP) (Photo by NAOHIKO HATTA/AFP via Getty Images)

“Giới chức ngoại giao Trung Quốc đã vận động mạnh mẽ cho ứng cử viên người Ethiopia này, họ đã sử dụng ngân sách tài chính và ngân sách viện trợ không minh bạch của Bắc Kinh để hỗ trợ ông ta”, phóng viên Myers cho biết thêm.

Chuyên gia Frida Ghitis của Washington Post cũng có nhận định tương tự, vào thời điểm mà “Trung Quốc làm việc không mệt mỏi để hậu thuẫn Tedros đánh bại đối thủ David Nabarro của Vương quốc Anh. Chiến thắng của Tedros, cũng là chiến thắng của Bắc Kinh. Chủ tịch Tập Cận Bình đã công khai phô diễn quyền lực của Trung Quốc trên toàn thế giới”.

“Ăn cây nào rào cây ấy. WHO đã đứng về phía Đảng Cộng sản Trung Quốc để chống lại thế giới trong đại dịch này”, Josh Hawley, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa từ Tiểu bang Missouri, đã viết trên Twitter để phản hồi lại bài viết này.

WHO và Đại sứ quán Trung Quốc tại Hoa Kỳ đã im lặng trước hàng loạt các yêu cầu bình luận cho bài viết này của ông Josh Hawley.

Trong một bài viết ngày 27/2, Michael Collins - nhà nghiên cứu Châu Á tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại của Hoa Kỳ, lưu ý rằng Tedros đã và đang bảo vệ chính quyền Trung Quốc từ thời điểm khởi phát dịch bệnh ở Vũ Hán, và không ngần ngại chỉ trích Hoa Kỳ và các đối thủ khác của Trung Quốc vì đã lên tiếng phản đối Trung Quốc về cách phản ứng của họ trước đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

Ngày 3/2, Tedros khiển trách Hoa Kỳ và các quốc gia khác vì đã đóng cửa biên giới với Trung Quốc, trong khi mọi việc đã quá rõ ràng rằng ĐCSTQ không hề có động thái gì để ngăn chặn sự lây truyền của virus.

“Không có lý do gì để áp dụng các biện pháp can thiệp không cần thiết vào du lịch và thương mại quốc tế. Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia thực hiện các quyết định dựa trên bằng chứng và nhất quán”, Tedros tuyên bố.

Trong cuộc so găng giữa “gã khổng lồ” và con virus nhỏ bé, thế giới đã được chứng kiến những chính sách bất nhân đạo, sự khủng hoảng về đạo đức, cũng như việc đánh đổi bằng mọi giá để giữ tốc độ phát triển kinh tế nhằm ổn định chế độ tàn bạo của ĐCSTQ.
Trong cuộc so găng giữa “gã khổng lồ” và con virus nhỏ bé, thế giới đã được chứng kiến những chính sách bất nhân đạo, sự khủng hoảng về đạo đức, cũng như việc đánh đổi bằng mọi giá để giữ tốc độ phát triển kinh tế nhằm ổn định chế độ tàn bạo của ĐCSTQ. (Ảnh: Getty Images)

Một ngày sau, khi Tổng thống Donald Trump gọi coronavirus là một loại “virus nước ngoài”, thì WHO đã ngầm khiển trách ông.

“Một lời nhắc nhở thiện chí và ngắn gọn: virus không có quốc tịch”, ông Tedros viết trong một tweet đăng ngày 17/3, và tweet này nhanh chóng được hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã khuếch trương.

Cùng ngày, một quan chức khác của WHO là Mike Ryan, giám đốc điều hành Chương trình khẩn cấp của WHO, một lần nữa khiển trách ông Trump: “Virus không có biên giới và không quan tâm đến dân tộc, màu da, giàu nghèo”.

“Thời gian này thế giới cần đoàn kết, đối mặt với sự thật, cùng nhau tiến lên, cùng nhau chống lại virus này. Không nên có sự trách cứ đổ lỗi nào trong cuộc khủng hoảng này”, ông nói thêm.

Tất nhiên, bình luận này của ông rất phù hợp với chiến dịch tuyên truyền nhằm chối bỏ trách nhiệm của ĐCSTQ.

Thu Hà

-Theo dailycaller



BÀI CHỌN LỌC

Tổng giám đốc WHO đang ‘trả ơn’ Trung Quốc bằng cách che đậy và bóp méo thông tin về đại dịch viêm phổi Vũ Hán