Đại dịch virus Vũ Hán có thể gây ảnh hưởng xấu lên sức khỏe tâm lý và tinh thần của người dân

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào 26/03, ông Hans Kluge, giám đốc Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) ở Châu Âu cho biết: "Cách ly tại nhà, cách ly xã hội, đóng cửa trường học và chỗ làm là những thách thức đang ảnh hưởng đến chúng ta, làm chúng ta cảm thấy căng thẳng, lo lắng, sợ hãi và cô đơn trong thời điểm này"...

Khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán đang lan rộng với tốc độ chóng mặt, ngày càng nhiều người bị cách ly, tính đến nay đã hơn 3 tỷ người trên toàn thế giới phải chịu ảnh hưởng. WHO cho biết những biện pháp mà các quốc gia đang sử dụng để ứng phó, ngăn chặn dịch bệnh bùng phát có thể sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng, và nó sẽ gây ra tác động xấu đến sức khỏe của người dân, về cả tinh thần và thể chất. Đây cũng là một vấn đề nghiêm trọng mang tính chất sống còn mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt.

Vào 26/03, ông Hans Kluge, giám đốc châu Âu của WHO cho biết: "Cách ly tại nhà, cách ly xã hội, đóng cửa trường học và nơi làm việc là những thách thức đang ảnh hưởng đến chúng ta và làm chúng ta cảm thấy căng thẳng, lo lắng, sợ hãi và cô đơn trong thời điểm này".

Một nhân viên an ninh đang xịt cồn để khử trùng các khu vực ở Vũ Hán, Trung quốc hôm 23/1/2020, trong khi cách ly nơi đây (Getty Images)

Ông cũng cho biết thêm: "Điều cần thiết là phải giải quyết sức khỏe tâm lý và tinh thần của cộng đồng trong những tuần tiếp theo. Đây sẽ không phải là một cuộc chạy nước rút, mà là một cuộc đua marathon". Ông cũng kêu gọi các nước nên chuẩn bị các dịch vụ y tế để sẵn sàng ứng phó trước nguy cơ sức khỏe tâm thần của toàn dân.

Theo nhà tâm lý học hành vi Virgine De Vos cho biết: "Rất nhiều người có triệu chứng nhưng không được xét nghiệm, thế nên họ không biết liệu mình có bị nhiễm Coronavirus hay không. Điều này có thể có tác động rất xấu đến sức khỏe tâm thần của mọi người". Hậu quả là người dân có bị thể trầm cảm hoặc thiếu sự hòa hợp cộng đồng trong những tuần sau đó.

Đối tượng nào có nguy cơ cao bị ảnh hưởng sức khỏe tâm thần?

Cô Aiysha Malik, chuyên gia sức khỏe tâm thần của WHO cho biết: "Sức khỏe tâm thần nên là một phần của chăm sóc y tế cộng đồng trong đại dịch COVID-19". Trong đó, cô tin rằng nhân viên y tế (NVYT) và trẻ em là 2 đối tượng có nguy cơ cao nhất trong cuộc khủng hoảng này.

Khủng hoảng tâm lý ở NVYT thường xảy ra trong các vụ dịch do nhiều nguyên nhân. Trước hết là sự lo sợ mắc bệnh, bởi vì NVYT dễ mắc bệnh hơn so với các đối tượng khác. Hiện nay, tỷ lệ NVYT nhiễm virus Vũ Hán có thể lên đến 12-14% ở các nước châu Âu, và tỷ lệ này sẽ còn gia tăng hơn nữa nếu thiếu trang thiết bị phòng hộ. Đặc biệt trong đợt dịch SARS trước đó, tỷ lệ này chiếm khoảng 20% trong tổng số người nhiễm virus SARS-CoV.

Một bác sĩ đang được đồng nghiệp khử trùng tại khu cách ly tại Vũ Hán, tâm chấn của dịch coronavirus mới, ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images)
Một bác sĩ đang được đồng nghiệp khử trùng tại khu cách ly tại Vũ Hán, tâm chấn của dịch coronavirus mới, ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images)

Bên cạnh đó, áp lực công việc cũng là một nguyên nhân quan trọng gây khủng hoảng tâm lý cho NVYT. Thời gian làm việc liên tục kéo dài, cường độ công việc cao nhanh chóng làm kiệt quệ sức lực và tinh thần của họ. Thậm chí có thể gây tử vong do kiệt sức giống như nhiều trường hợp được ghi nhận tại Trung Quốc như: nữ bác sĩ Từ Huệ (Xu Hui), 51 tuổi, làm việc tại Nam Kinh tử vong sau 18 ngày làm việc liên tục hay trường hợp bác sĩ Chung (Zhong), 32 tuổi, làm việc tại Quảng Tây ra đi sau 33 ngày làm việc không ngừng nghỉ.

Ngoài nhân viên y tế, cô Malik, chuyên gia sức khỏe tâm thần của WHO, cho biết một đối tượng có nguy cơ cao khác chính là trẻ em. Sức khỏe tâm lý và tinh thần của trẻ bị tác động xấu là do cách ly, đóng cửa trường học làm mất dần môi trường giúp trẻ phát triển và làm trẻ cảm giác bị cô lập. Cô nói thêm: "Trẻ em có thể cũng trải qua nỗi lo lắng và sợ hãi mà người lớn đang trải qua như: sợ chết, sợ mất người thân" đặc biệt nếu bố mẹ càng lo lắng thì trạng thái này sẽ xảy ra trên trẻ em càng nghiêm trọng hơn.

Đại dịch cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của những người khác ở một mức độ nào đó tuy nhiên hai đối tượng trên sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.

Cách giúp vượt qua khủng hoảng tâm lý: tưởng khó nhưng lại rất dễ, tưởng xa nhưng lại rất gần

Các chuyên gia tâm lý đã chỉ ra cách giúp chúng ta vượt qua cuộc khủng hoảng tâm lý này trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán, chỉ với hai từ: Thái độ.

    • Đó là thái độ không kỳ thị, không phân biệt đối xử với người nhiễm, gia đình người nhiễm, khu vực bị cách ly, quốc gia có dịch. Chính những hành động kỳ thị đã đẩy họ vào trạng thái suy sụp tinh thần nhất là với NVYT, những anh hùng ở tuyến đầu chống dịch bệnh.
    • Đó là thái độ yêu thương, quan tâm chăm sóc đến người thân trong gia đình: một câu hỏi thăm cha mẹ, một lời yêu thương vợ (chồng), một câu động viên các con. Niềm yêu thương là động lực quan trọng giúp con người vượt qua khó khăn.
    • Đó là thái độ chia sẻ với đồng nghiệp, người khác: lời cám ơn, lời thăm hỏi, lời động viên. Chia sẻ giúp niềm vui nhân đôi, và làm nỗi buồn vơi nửa.
    • Đó là thái độ bao dung với bản thân, với người mình không thích hay đối đầu, với những việc người khác làm mà mình chưa vừa ý. Nếu lòng người đủ bao dung, thì đúng hay sai sẽ không còn tuyệt đối!
    • Đó là thái độ chung tay với cộng đồng chống dịch bệnh, san sẻ với người có hoàn cảnh khó khăn.

Đó là niềm tin vào những giá trị đạo đức truyền thống, niềm tin vào tín ngưỡng, vào Thần, Phật, và niềm tin vào chân lý “Chân-Thiện-Nhẫn”. Những giá trị này chỉ có thể tìm được khi chúng ta tự đánh thức nội tâm và thức tỉnh lòng người, khơi dậy thiện niệm, quay trở về với các giá trị truyền thống đã bị lãng quên, khi chúng ta quá mải mê chạy đua trên con đường tìm kiếm những giá trị ảo. Đó chính là cách giúp con người vượt qua đại dịch!

Thiện Đức



BÀI CHỌN LỌC

Đại dịch virus Vũ Hán có thể gây ảnh hưởng xấu lên sức khỏe tâm lý và tinh thần của người dân