‘Dân chủ kiểu Trung Quốc’ của ông Tập khiến ngoại giới thảo luận sôi nổi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào sáng ngày 12/11, Bộ Tuyên truyền Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tổ chức một cuộc họp báo, nói rõ hơn về ý nghĩa của Phiên họp toàn thể lần thứ sáu vừa kết thúc. Ông Giang Kim Quyền, Giám đốc Phòng Nghiên cứu Chính sách của ĐCSTQ chỉ ra rằng, điều Trung Quốc theo đuổi là "dân chủ trong toàn bộ quá trình" do ông Tập Cận Bình đề xuất, và nhấn mạnh tuyệt đối sẽ không chấp nhận việc bị các nước phương Tây "vênh mặt hất hàm sai khiến".

Cuộc họp báo của Phiên họp toàn thể lần thứ sáu của ĐCSTQ đã được tổ chức tại Bắc Kinh vào sáng ngày 12/11. Tham gia cuộc họp có phó Bộ trưởng Tuyên truyền Từ Lân chủ trì, phó Bộ trưởng Tuyên truyền Vương Tiểu Huy, Giám đốc Phòng Nghiên cứu Chính sách của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ Giang Kim Quyền, v.v.

Ông Từ Lân, phó Bộ trưởng Tuyên truyền Trung ương ĐCSTQ cho biết, trước tình hình căng thẳng hiện nay, Phiên họp toàn thể lần thứ sáu lần nữa khẳng định địa vị lãnh đạo của ông Tập đối với chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ mới. Ông Từ nói rằng, thành tựu quan trọng nhất của Phiên họp này là thông qua "Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về những thành tựu to lớn và kinh nghiệm lịch sử trong chặng đường phấn đấu trăm năm của Đảng".

Toàn bộ cuộc họp báo chỉ tập trung vào một mình ông Tập và không đề cập đến các cựu lãnh đạo của ĐCSTQ như Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào. Vấn đề Đài Loan, mối quan tâm của ngoại giới cũng không được đề cập đến.

Tại cuộc họp báo, phóng viên của IFeng hỏi rằng, từ trước tới nay, mức độ dân chủ ở phương Tây được thể hiện qua việc các đảng phái đối trọng chế ước lẫn nhau và toàn dân đi bỏ phiếu, vậy làm sao để xác định được mức độ dân chủ trong cái gọi là "dân chủ nhân dân [trong] toàn [bộ] quá trình" mà Trung Quốc vừa đề xuất?

Ông Giang Kim Quyền, Giám đốc Phòng Nghiên cứu Chính sách của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ nói rằng, dân chủ không phải là bằng sáng chế của các nước phương Tây, càng không thể do các nước phương Tây tự quyết định. Ông Giang cũng nói, các nơi trên thế giới đều có hình thức dân chủ khác nhau và không thể đo lường bằng một tiêu chuẩn duy nhất. Ông Giang nhấn mạnh Trung Quốc tuyệt đối sẽ không chấp nhận việc các nước phương Tây "vênh mặt hất hàm sai khiến".

Ông Giang chỉ trích nền dân chủ mà các nước phương Tây tự hào, trên thực tế là “dân chủ của những người giàu và không phải là một nền dân chủ thực sự”. Đồng thời nhấn mạnh điều Trung Quốc theo đuổi là "dân chủ trong toàn bộ quá trình".

Rất nhiều người tỏ ra khó hiểu trước khái niệm "dân chủ trong toàn bộ quá trình" (whole-process people's democracy), đây là một thuật ngữ mới được ông Tập Cận Bình đề ra vào năm 2019.

Vào thời điểm đó, khái niệm này cũng bị chỉ trích là một khẩu hiệu chính trị sáo rỗng, bởi vì đến nay Trung Quốc vẫn chưa xoá bỏ chế độ độc tài, cấm báo chí và phong tỏa mạng Internet, vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, v.v.

Ông Dương Kiến Lợi, người sáng lập tổ chức nhân quyền “Civil Force”, nói với VOA vào ngày 13/11 rằng, liệu bản thân ông Tập Cận Bình có thực sự yêu dân chủ? Rõ ràng là ông ấy không yêu dân chủ, tôi nói về dân chủ có nghĩa là dân chủ thực sự, chứ không phải là khái niệm dân chủ mà ông Tập nói đến. Nhưng người này rất ngoan cố và cố chấp, ông ta hẳn là muốn tìm một ‘con đường văn minh’ ở Trung Quốc. Và con đường dẫn đến nền văn minh này khác với con đường dẫn đến nền văn minh chính thống trong lịch sử loài người.

Tiến sĩ Trương Tuấn Hoa, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Châu Á nói rằng, lý luận "dân chủ trong toàn bộ quá trình" của ông Tập là một loại bảo vệ đối với chế độ chuyên quyền hiện tại ở Trung Quốc; dân chủ và tự do chính trị trên thực tế là hai mặt của một đồng xu, cũng có nghĩa là, không có tự do chính trị thì làm sao nói đến dân chủ, đây là một vấn đề. Cái gọi là "dân chủ nhân dân" là một điểm quan trọng trong lý luận "dân chủ trong toàn bộ quá trình". Bản thân nó chính là một vấn đề. Nó không lấy người dân làm chủ, trong tình huống mà người dân Trung Quốc không có đủ nguồn thông tin thì làm sao ĐCSTQ có thể thực hành dân chủ được?

Minh Anh

Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

‘Dân chủ kiểu Trung Quốc’ của ông Tập khiến ngoại giới thảo luận sôi nổi