Không được mời tới Hội nghị về dân chủ, Trung Quốc lên tiếng 'mắng mỏ' nền dân chủ Mỹ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh vì Dân chủ do Mỹ tổ chức vào tuần tới, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), không được mời tham dự Hội nghị, đã chỉ trích nền dân chủ Mỹ, chỉ trích gay gắt hội nghị thượng đỉnh sắp diễn ra vào tuần tới và tự tán dương hệ thống độc tài của mình, AP đưa tin thứ Bảy ngày 4/12

Theo AP, các quan chức của ĐCSTQ đã đặt câu hỏi làm thế nào một quốc gia bị chia rẽ đảng phái và không thể khống chế COVID-19 có thể thuyết phục nước khác. Họ cũng nói rằng, những nỗ lực buộc nước khác sao chép mô hình dân chủ phương Tây “chắc chắn sẽ thất bại”.

Những luận điệu gay gắt phản ánh sự xung đột ngày càng tăng của các giá trị của ĐCSTQ vốn đang vươn lên thành một cường quốc toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là liệu Hoa Kỳ và các nền dân chủ hàng đầu khác có thể cùng tồn tại một cách hòa bình với một nhà nước độc tài hùng mạnh có những hành động trái ngược với mô hình dân chủ phương Tây đã chiến thắng vào cuối Chiến tranh Lạnh hay không.

Theo Tian Peiyan, Phó giám đốc Văn phòng Nghiên cứu Chính sách của ĐCSTQ, đại dịch COVID-19 đã phơi bày những khiếm khuyết trong hệ thống của Mỹ. Ông cho rằng, tỷ lệ tử vong COVID-19 cao ở Hoa Kỳ là do các tranh chấp chính trị và chính phủ bị chia rẽ từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất.

Ông Peiyan phát biểu trong một cuộc họp báo công bố báo cáo của Bắc Kinh về cái mà ĐCSTQ gọi là hình thức dân chủ của mình, một hình thức dân chủ nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của Đảng.

Cả Trung Quốc và Nga đều không nằm trong số khoảng 110 chính phủ đã được mời tham dự “Hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ” trực tuyến kéo dài hai ngày của Tổng thống Biden, bắt đầu từ thứ Năm ngày 8/12. Hội nghị sẽ tập trung thảo luận vấn đề tăng cường dân chủ, bảo vệ và chống lại chủ nghĩa độc tài, tham nhũng và nhân quyền.

Sự tham gia của Đài Loan, một nền dân chủ tự quản mà Trung Quốc cho rằng phải nằm dưới sự cai trị của họ, càng khiến Bắc Kinh tức giận.

Quan hệ Mỹ-Trung vẫn căng thẳng bất chấp cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến giữa Tổng thống Biden và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng trước. Tổng thống Mỹ đã nhiều lần đề cập những khác biệt với Trung Quốc trong lời kêu gọi rộng rãi hơn của ông đối với Mỹ và đồng minh để chứng minh rằng các nền dân chủ có thể mang lại cho nhân loại một con đường tiến bộ tốt hơn so với các chế độ chuyên quyền.

ĐCSTQ đã cai trị Trung Quốc kể từ năm 1949. Mặc dù nó nói rằng nhiều quan điểm khác nhau được phản ánh thông qua các cơ quan hiệp thương và các ủy ban dân cư và làng xã được bầu ra, nhưng nó đã bịt miệng hầu hết những lời chỉ trích của công chúng bằng kiểm duyệt và đôi khi là bắt giữ.

Đảng này lập luận rằng cần có sự lãnh đạo trung ương mạnh mẽ để duy trì sự ổn định ở một đất nước rộng lớn đã bị chia cắt và chiến tranh qua nhiều thế kỷ.

“Trong một đất nước rộng lớn với 56 dân tộc và hơn 1,4 tỷ dân, nếu không có sự lãnh đạo của đảng, ... và chúng ta đề cao cái gọi là dân chủ của phương Tây, thì mọi thứ sẽ rất dễ rối tung và nền dân chủ sẽ đi theo hướng ngược lại”, ông Tian nói.

Trung Quốc đã bị cáo buộc giam giữ hàng loạt, tra tấn và các vi phạm nhân quyền khác khi họ thực thi quyền kiểm soát đối với các cộng đồng dân tộc ở các khu vực Tây Tạng và Tân Cương. ĐSCTQ bác bỏ các cáo buộc và nói rằng họ đang loại bỏ chủ nghĩa cực đoan và các phong trào ly khai.

Ngược lại, Truyền thông nhà nước Trung Quốc thường trích dẫn sự hỗn loạn của cuộc nổi dậy tại Điện Capitol Hoa Kỳ sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Báo cáo được công bố hôm thứ Bảy cho biết “thế giới ngày nay đang phải đối mặt với những thách thức về nền dân chủ quá mức”.

Các quan chức Trung Quốc thường xuyên cáo buộc Hoa Kỳ và những nước khác sử dụng dân chủ làm vỏ bọc để cố gắng ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc, một cáo buộc được đưa ra tại cuộc họp báo của Xu Lin, thứ trưởng bộ Tuyên truyền của ĐCSTQ.

Ông nói: “Hoa Kỳ tự gọi mình là" nhà lãnh đạo của nền dân chủ "và tổ chức cũng như thao túng cái gọi là Hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ. “Trên thực tế, nó làm rạn nứt và cản trở các quốc gia có các hệ thống xã hội và mô hình phát triển khác nhau nhân danh dân chủ”.

Xu Lin gọi việc những người khác đòi hỏi hình thức dân chủ của họ là không dân chủ, nói rằng, bản thân họ trong nước chưa đâu vào đâu, mà họ lại chỉ trích các nền dân chủ khác".

NIkkei Asia đưa tin gần đây, Trung Quốc đang nỗ lực tăng cường quan hệ với các quốc gia không được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh vì Dân chủ mà Mỹ sẽ tổ chức vào ngày 8/12

Cuối tháng 11, thông qua các cuộc gọi trực tuyến, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã nói chuyện với những người đồng cấp của các quốc gia không được tham gia Hội nghị vì Dân chủ của Mỹ, trong đó bao gồm Nga, Ấn Độ, Iran, Palestine, Hungary và nhiều quốc gia khác. Ông Vương chỉ trích hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ là gây chia rẽ và nói rằng họ có trách nhiệm phản đối sự can thiệp của Mỹ vào công việc nội bộ của các nước khác với lý do dân chủ.

Ông Vương Nghị nói rằng cái gọi là 'Hội nghị thượng đỉnh dân chủ' do Hoa Kỳ đề xuất, về bản chất, là để kích động sự chia rẽ trên thế giới dưới ngọn cờ dân chủ, kích động khối đối đầu với các đường lối ý thức hệ, và cố gắng thực hiện ... chuyển đổi phong cách của các quốc gia có chủ quyền khác để phục vụ nhu cầu chiến lược của chính Hoa Kỳ", bản tóm tắt của phía Trung Quốc cho biết, theo Nikkei Asia.

Nguyên Hương



BÀI CHỌN LỌC

Không được mời tới Hội nghị về dân chủ, Trung Quốc lên tiếng 'mắng mỏ' nền dân chủ Mỹ