Đầu tư nước ngoài thấy Trung Quốc không còn hấp dẫn do làn sóng di cư khiến tiêu dùng suy yếu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một trong những lý do hấp dẫn dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc là sức tiêu dùng của thị trường khổng lồ, chiếm 1/6 dân số thế giới. Tuy nhiên, dân số giảm mạnh, lượng người nghèo không có quyền tiêu dùng chiếm 2/3 quốc gia, trong khi người giàu đang cố gắng tháo chạy khỏi Bắc Kinh, mang theo tất cả tiền và tiêu dùng của họ. Đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc đang đứng trước một thách thức lớn.

Năm 2022, trong một bài báo phân tích vì sao các nhà đầu tư nước ngoài vẫn thích Trung Quốc trên trang Caixin Global, ông He Xiaoqing, chủ tịch công ty tư vấn Kearney Greater China, cho biết rằng, đối với các công ty nước ngoài, Trung Quốc không chỉ là cơ sở sản xuất mà còn là một thị trường rộng lớn. Vào năm 2020, các công ty toàn cầu tại Trung Quốc có doanh thu nội địa đạt 1,4 nghìn tỷ USD, nhiều hơn nhiều so với doanh thu từ xuất khẩu của họ là 900 tỷ USD, cho thấy sức hấp dẫn của thị trường nội địa của Trung Quốc, ông He nói.

Thực tế, thị trường nội địa chiếm tới 1/6 dân số toàn cầu đã và luôn là lợi thế tuyệt đối của nền kinh tế Trung Quốc trong việc đón dòng vốn FDI đổ vào sản xuất, thương mại. Trung Quốc luôn sử dụng sức hấp dẫn của thị trường nội địa 1,4 tỷ dân để buộc các doanh nghiệp FDI phải chuyển giao công nghệ bắt buộc khi muốn đặt cơ sở sản xuất tại đất nước này. Mỹ và EU cáo buộc đây là hành vi "chuyển giao công nghệ cưỡng bức".

Nhưng Trung Quốc còn lợi thế dân đông và tiêu dùng lớn không? Tất cả các lợi thế này đang biến mất vì ba lý do không thể phủ nhận sau:

Dân số giảm mạnh, lương tăng

Thứ nhất, dân số Trung Quốc đang giảm với tốc độ chưa từng có, đặc biệt sau 3 năm đại dịch.

Số liệu chính thức Trung Quốc công bố hôm 17/1/2023 cho thấy dân số nước này năm 2022 lần đầu giảm kể từ năm 1961. Theo đó, con số này giảm 850.000 người, xuống còn 1,4 tỷ người.

Nhưng không ai thực sự tin tưởng vào con số công bố chính thức của ĐCSTQ nữa. Số liệu tử vong trong 3 năm Đại dịch và tình trạng người Trung Quốc không kết hôn hoặc không sinh thêm con vì không thể nuôi nổi chắc chắn làm tình trạng dân số nước này giảm mạnh hơn bao giờ hết. Quan trọng hơn, việc Trung Quốc ráo riết gỡ bỏ chính sách một con nhưng không mang lại hiệu quả cho thấy quốc gia này đang phải đối diện với khủng hoảng cơ cấu dân số.

Chính sách một con đạt đến đỉnh điểm của tàn ác trong thời kỳ Giang Trạch Dân, kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc sát hại trẻ sơ sinh cưỡng ép phá thai
Cô Phùng Kiến Mai (Feng Jianmei) nằm trên giường bệnh sau khi bị cưỡng ép phá thai khi đang mang thai tháng thứ 7, ở tỉnh Sơn Tây, tây bắc Trung Quốc, ngày 04/06/2012. Những bức ảnh chụp cô với đứa con bị phá (được đặt bên cạnh trên giường) đã lan truyền nhanh chóng ở Trung Quốc, gây ra làn sóng phẫn nộ đối với chính sách một con và nạn cưỡng ép phá thai đi kèm với nó. (Ảnh: bbs.hsw.cn)

Nhà sáng lập Pháp Luân Công, Đại sư Lý Hồng Chí, cho biết khoảng 400 triệu người Trung Quốc đã mất trong đại dịch. Con số không gây ra nghi ngờ hay gây sốc với phần đa người thường xuyên tiếp cận thông tin về Trung Quốc và đại dịch ở nước này.

Tốc độ dân số giảm mạnh hơn dự báo và khó cải thiện đánh dấu bước ngoặt với nước này, có khả năng tác động lớn đến nền kinh tế và vai trò công xưởng thế giới của họ.

Thực vậy, tiền lương của người Trung Quốc đang tăng lên và lao động đang trở nên khan hiếm hơn. Đây cũng là lý do thúc đẩy đầu tư nước ngoài rời khỏi Trung Quốc tìm tới các quốc gia có tiền lương thấp hơn, điều kiện ưu đãi cao hơn và thị trường tiêu dùng bớt cạnh tranh hơn.

2/3 người Trung Quốc không có quyền tiêu dùng

Thứ hai, dân số nghèo 'không có quyền tiêu dùng' có lẽ đã chiếm tới 2/3 dân số.

Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết trong một cuộc họp báo năm 2020 rằng 600 triệu cư dân Trung Quốc sống với thu nhập hàng tháng chỉ 1.000 NDT (tương đương 146 USD). Nếu như hiện nay dân số Trung Quốc chỉ còn 900 triệu đến 1 tỷ dân thì rõ ràng 2/3 dân số không có quyền tiêu dùng, theo Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Người dân Trung Quốc. (Wikimedia Commons)
Khoảng 600 triệu người Trung Quốc không có quyền tiêu dùng. Sau đại dịch và phong toả khắc nghiệt, con số này có thể đã tăng lên nhiều, tiêu dùng sẽ không bao giờ có thể trở thành động lực tăng trưởng theo chiến lược của ông Tập Cận Bình (Wikimedia Commons)

Cao Dewang, một doanh nhân và là chủ tịch của một trong những nhà sản xuất kính lớn nhất trên thế giới. Ông đã trở nên nổi tiếng quốc tế sau khi xuất hiện trong bộ phim tài liệu American Factory và nói rằng từ 900 triệu đến 1 tỷ người Trung Quốc “không có quyền tiêu dùng”. Đoạn clip đã được lan truyền rộng rãi trên mạng ở Trung Quốc.

Và các nhà đầu tư nước ngoài từ lâu đã bắt đầu thất vọng về tiêu dùng trong nước của Trung Quốc.

Jack Wang, một cựu quản lý ở nước ngoài của Huawei, đã quyết định nghỉ việc vào năm 2019 sau nhiều năm xa cách với gia đình ở tỉnh Hà Nam. Ông đã có kế hoạch lớn để xây dựng một doanh nghiệp trực tuyến ở đó, bán các sản phẩm nông nghiệp địa phương như mật ong và mè cho người tiêu dùng thành thị, vốn sẵn sàng trả nhiều hơn một chút để có hàng hóa chất lượng tốt hơn.

Một năm sau, khi đã tiêu hết 300.000 nhân dân tệ (NDT) (tương đương 44.000 USD), Wang nói rằng ông đã mắc sai lầm khi đánh giá cao nhu cầu và khả năng chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc.

“Tôi đã đánh giá quá cao nhu cầu trong nước”, ông than thở. “Trên thực tế, thị trường trong nước rất cạnh tranh, và sức tiêu dùng của dân thường không tốt hay cao như tôi tưởng tượng”.

Zero-Covid và đàn áp kinh tế tư nhân: người giàu và doanh nhân tháo chạy

Cuối cùng, dân số giàu, những người tiêu dùng chính trong các thành phố lớn, đang ráo riết tháo chạy cả người và của cải khỏi Trung Quốc sau 3 năm bị nhốt trong nhà vì 'zero-Covid'.

Sau khi chính phủ Trung Quốc đưa ra chính sách phòng chống dịch bệnh zero-Covid khiến cả Trung Quốc kiệt quệ; người dân bị nhốt chặt trong nhà, điều kiện sống ngày một chật vật. Tất cả đã khiến những người Trung Quốc có chút của cải, những người có thể rời khỏi Trung Quốc đều cố gắng di cư. Làn sóng di cư ở mức 'ồ ạt', thậm chí cụm từ "nhập cư Canada", "thủ tục nhập cư Châu Âu", "xin cư trú vĩnh viễn ở Châu Âu", ... trở thành các chủ đề tìm kiếm nóng nhất trên các trang tìm kiếm ở Trung Quốc.

Hệ thống kinh tế tập trung của Trung Quốc có thực sự đáng ngưỡng mộ?, Trung Quốc dưới thời nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đã tăng cường áp dụng phương thức tiếp cận tập trung đối với nền kinh tế, nền kinh tế tập trung của Trung Quốc là kém hiệu quả và lãng phí
Dưới thời nhà lãnh đạo Tập Cận Bình, Trung Quốc đã tăng cường áp dụng phương thức quốc hữu hoá, giám sát và đàn áp kinh tế tư nhân, đưa Chi bộ ĐCSTQ vào bộ máy quản lý lãnh đạo của các doanh nghiệp tư nhân (Ảnh: NTDVN tổng hợp)

Nhà giàu đẩy mạnh di cư đã khiến một lượng lớn tiền chảy khỏi Trung Quốc. Điều này khiến tiêu dùng của Trung Quốc vốn đã yếu càng trở nên yếu hơn. Lực lượng tiêu dùng lớn nhất là tầng lớp trung và thượng lưu. Giới thượng lưu không nhiều và họ có thể tiêu dùng nhiều dịch vụ, hàng hoá xa xỉ ở nước ngoài hơn là trong nước. Nhưng khi ngay cả tầng lớp trung lưu cũng suy giảm sau zero-Covid, tiết kiệm hơn vì lo sợ tương lai bất trắc hoặc tìm cách tháo chạy khỏi Trung Quốc thì tiêu dùng suy giảm sẽ là vấn đề lớn.

Lúc này, các nhà đầu tư nước ngoài giảm động lực đầu tư ở Trung Quốc vì miếng bánh 'tiêu dùng nội địa' không còn hấp dẫn họ nữa. Lưu ý là nhà đầu tư nước ngoài cũng phải đối mặt với vấn đề tiền lương tăng (chi phí sản xuất tăng), bất ổn chính trị và địa chính trị có thể khiến họ bị mất mát nhiều hơn khi mở rộng đầu tư ở đất nước này.

Vào ngày 27/1, trang tin Lianhe Zaobao của Singapore trích dẫn Bloomberg News, cho biết tầng lớp giàu có của Trung Quốc sẽ chuyển tiền mặt ra nước ngoài đầu tư vào bất động sản và các tài sản khác; điều này có thể khiến hàng tỷ USD chảy ra khỏi Trung Quốc. Các chuyên gia tư vấn nhập cư được phỏng vấn chỉ ra rằng sau khi chính sách phòng chống dịch bệnh zero-Covid được nới lỏng vào tháng 12 năm ngoái, nhiều người Trung Quốc bắt đầu ra nước ngoài để kiểm tra bất động sản ở nước ngoài và hoàn thiện kế hoạch nhập cư của họ.

Feruza Djamalova, luật sư cấp cao tại công ty luật nhập cư Canada Sobirovs, cho biết số lượng các cuộc hẹn tư vấn nhập cư đã tăng đột biến trong sáu tháng qua. “Bây giờ chúng tôi có khách hàng từ Trung Quốc, những người sẵn sàng chuyển chỗ ở và muốn chuyển chỗ ở càng sớm càng tốt”.

Alicia Garcia Herrero, nhà kinh tế trưởng của Natixis khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chỉ ra rằng trước khi bùng phát COVID-19 (virus corona mới), dòng tiền chảy ra nước ngoài hàng năm của người Trung Quốc lên tới khoảng 150 tỷ USD. Người dân Trung Quốc đã không thể đi du lịch trong ba năm qua và con số này có thể tăng lên vào năm 2023.

“Trung Quốc sẽ phải đối mặt với dòng vốn chảy ra ồ ạt trong năm nay, điều này có thể tạo ra áp lực ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ và thâm hụt tài khoản vãng lai”, Herrero dự đoán.

Tài khoản vãng lai là thành phần chính trong cán cân thanh toán của một quốc gia, chủ yếu bao gồm cán cân thương mại hàng hóa, nghĩa là xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình và cán cân thương mại dịch vụ, nghĩa là, chẳng hạn như du lịch, ngân hàng… và bảo hiểm cùng các dịch vụ khác. Tài khoản vãng lai không bao gồm các khoản cho vay và đầu tư dài hạn, là các hạng mục tài khoản vốn.

Nguyên do và hệ lụy khi CNY mất giá mạnh so với USD
Một nhân viên ngân hàng đang đếm tiền tại một ngân hàng ở thành phố Nam Thông, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc, hôm 15/05/2022. (Ảnh: CFOTO / Future Publishing qua Getty Images)

Herrero lưu ý rằng dòng vốn chảy ra có thể không lớn như những năm trước nếu nhiều người không thể rút tiền ở ngân hàng nhưng vẫn có thể gây thiệt hại cho lao động, năng suất và tăng trưởng kinh tế.

Kể từ năm ngoái, Trung Quốc đã trải qua quá trình di cư nhanh chóng của người giàu. Theo dữ liệu từ New World Wealth, đối tác tình báo dữ liệu toàn cầu của công ty tư vấn nhập cư đầu tư Henley & Partners, khoảng 10.800 người Trung Quốc giàu có đã di cư ra nước ngoài vào năm 2022, chỉ đứng sau Nga. Trung Quốc chứng kiến số lượng người di cư nhiều nhất kể từ năm 2019.

Trong những ngày Trung Quốc thực thi zero-Covid, số lượng yêu cầu nhập cư Trung Quốc mà công ty tư vấn nhập cư nhận được tăng hơn bốn lần so với một tuần trước.

Một bài báo trên trang web tiếng Trung của New York Times ngày 20/1 cũng chỉ ra rằng các doanh nhân Trung Quốc rời khỏi đất nước. Một số vì bị giám sát và đàn áp của chính phủ đối với các doanh nghiệp tư nhân, và một số để trốn tránh chính sách phòng chống dịch bệnh nghiêm ngặt khiến cuộc sống của họ và gia đình ngột ngạt, rủi ro tăng cao.

Doanh nhân và người giầu có ở Trung Quốc đã chọn điểm đến là Singapore, Dubai, Malta, London, Tokyo và New York, bất cứ nơi nào họ có thể. Nếu ở lại đất nước, họ cảm thấy tài sản và sự an toàn cá nhân của họ ngày càng phụ thuộc vào chính quyền độc tài Trung Quốc.

"Run learning", một từ đồng âm của từ chạy trong tiếng Anh, có nghĩa là làm thế nào để thoát khỏi Trung Quốc, đã trở nên phổ biến nhất hiện nay.

Kết quả tất yếu: Vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh

Hai tháng cuối năm ngoái, đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc giảm mạnh, đạt mức cao kỷ lục. Việc sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực tế trong tháng 12 là 76,6 tỷ nhân dân tệ (11,3 tỷ USD), giảm gần 29% so với cùng kỳ năm ngoái, theo tính toán dựa trên dữ liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc. Nó đã giảm 33% trong tháng 11, mức giảm lớn nhất kể từ năm 2015.

Theo tin tức của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, các nhà phân tích dự đoán rằng tăng trưởng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc sẽ vẫn trì trệ vào năm 2023 và có thể không hồi phục cho đến năm 2024.

Trong ba năm kể từ khi dịch bệnh bùng phát, các yếu tố địa chính trị cũng trở thành một khía cạnh trong thương mại của các nước châu Âu với Trung Quốc. Hiện tại, nhiều ngành công nghiệp ở châu Âu liên quan đến chuyển đổi năng lượng phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu thô và linh kiện của Trung Quốc đang tìm kiếm lựa chọn thay thế để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Kể từ khi Chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ, nhiều chính phủ ở châu Âu đã thảo luận về việc giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Quang Nhật



BÀI CHỌN LỌC

Đầu tư nước ngoài thấy Trung Quốc không còn hấp dẫn do làn sóng di cư khiến tiêu dùng suy yếu