ĐCS Trung Quốc hứa không ‘cưỡng bức lao động' để đạt được thỏa thuận đầu tư với EU, liệu có đáng tin?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau khi hứa hẹn với Liên minh châu Âu (EU) về việc sẽ giải quyết vấn đề cưỡng bức lao động, cuộc đàm phán về thỏa thuận đầu tư giữa Trung Quốc và EU đã được hoàn tất. Nhưng với một lịch sử “dối trá" của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thì lời hứa trên là rất khó tin. Gần đây, các kênh truyền thông Mỹ đã công bố một báo cáo điều tra chỉ ra rằng, ĐCSTQ đã xây dựng 135 nhà máy trong các “trại cải tạo” ở Tân Cương trong vòng 3 năm qua.

Hôm 30/12, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, các nhà lãnh đạo EU, Thủ tướng Đức Angela Merkel cùng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tổ chức một cuộc họp video, tuyên bố về việc hoàn tất đàm phán thỏa thuận đầu tư giữa Trung Quốc và EU.

Trước đó, Pháp đã yêu cầu ĐCSTQ phải giải quyết vấn đề về lao động cưỡng bức ở Tân Cương, nếu không nước này sẽ từ chối ký thỏa thuận. Theo thỏa thuận cuối cùng đạt được giữa hai nước, ĐCSTQ hứa “sẽ tuân thủ các quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về lao động cưỡng bức”.

Hôm 29/12, ông Benedict Rogers - Phó chủ tịch Ủy ban Nhân quyền thuộc Đảng Bảo Thủ Anh chỉ trích rằng, việc EU thực hiện thỏa thuận với một chính quyền tham gia vào tội ác diệt chủng, nô dịch người dân là "cực kỳ ngây thơ và ngu xuẩn".

Hôm 29/12, tờ BuzzFeed News của Mỹ đã đưa ra một báo cáo chỉ ra rằng, theo các bức ảnh vệ tinh, trong 3 năm qua, ĐCSTQ đã liên tục xây dựng thêm nhiều nhà máy trong các trại cải tạo ở Tân Cương với tổng diện tích là 21 triệu mét vuông. Trong đó, một số nhà máy nằm ở những nơi hẻo lánh, và chỉ cách các trại cải tạo một cánh cửa.

Theo bài viết, ước tính ít nhất đã có 135 khu trại được xây dựng nhà máy. Trong đó, có 92 nhà máy liên quan đến "xuất nhập khẩu", và các địa điểm xuất khẩu bao gồm bang California (Mỹ), Sri Lanka, Kyrgyzstan, Panama và Pháp.

Ông Luke de Pulford - Ủy viên của Ủy ban Nhân quyền thuộc Đảng Bảo Thủ Anh cũng đăng lại các thông tin liên quan và nói rằng "Có ai có thể đưa những thông tin này cho bà Merkel không?”.

Đức và Pháp đều là những quốc gia lãnh đạo hàng đầu trong Liên minh châu Âu. Hiện tại, Đức là Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên minh châu Âu.

Trong thỏa thuận đầu tư giữa Trung Quốc và EU, ĐCSTQ cũng hứa sẽ chấm dứt hành vi trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ, cắt giảm các hạn chế đầu tư và mở rộng mở cửa, v.v. Nhưng ngoại giới vẫn luôn đặt ra nghi vấn về chữ tín của Bắc Kinh.

Ngọc Trân

Theo NTDTV tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

ĐCS Trung Quốc hứa không ‘cưỡng bức lao động' để đạt được thỏa thuận đầu tư với EU, liệu có đáng tin?