Dị tượng: Trong 1 tuần phát sinh 14 trận động đất, Trung Quốc sẽ có biến lớn?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thiên tai thảm họa liên tiếp kéo đến Trung Quốc, bệnh dịch, lũ lụt và động đất đồng loạt tấn công, có thể nói là họa vô đơn chí. Theo thông tin do Trạm địa chấn Trung Quốc công bố vào ngày 8/7, chỉ trong vòng chưa đầy một tuần, đã có 14 trận động đất xảy ra trên cả nước, hầu hết có cường độ trên 3 độ richter.

Theo các ghi chép trong lịch sử, vào những năm cuối của các triều đại Trung Quốc đều xuất hiện thảm họa trùng trùng. Ngoài ra, nhật thực hình khuyên hàng trăm năm hiếm gặp đã xuất hiện vào tháng 6 năm nay. Theo dự đoán của nhà chiêm tinh đời Đường Lý Thuần Phong: không quá 3 năm, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ diệt vong.

Trong một tuần xảy ra 14 trận động đất

Vào lúc 10h39 sáng ngày 8/7, trạm địa chấn Trung Quốc đo được trận động đất mạnh 4,2 độ richter tại quận Đông Xuyên, thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (tại tâm chấn 26,02 độ vĩ Bắc và 103,13 độ kinh Đông), với độ sâu 14 km.

Được biết, trận động đất này có "rung chấn rất mạnh". Có 20 ngôi làng và thị trấn trong phạm vi 20 km đều có chấn động mạnh và người dân địa phương rất sợ hãi. Một số cư dân mạng đại lục than thở rằng "mục tiêu lớn nhất vào năm 2020 là sống sót".

Theo dữ liệu của trang mạng Trạm địa chấn Trung Quốc, trong vòng một tuần kể từ ngày 2/7, có tổng cộng 14 trận động đất đã xảy ra ở Tứ Xuyên, Vân Nam, Tân Cương, Tây Tạng và các nơi khác, hầu hết đều có cường độ lớn hơn 3 độ richter, trong đó có 4 trận động đất trên 4 độ richter.

Tổng cộng có 14 trận động đất xảy ra ở Trung Quốc kể từ ngày 2/7. (Ảnh chụp từ Trạm quan sát địa chấn Trung Quốc)

Các quan chức Trung Quốc cho rằng đây là "những trận động đất rất nông" với độ sâu tiêu cự dưới 15 km. Tuy nhiên, do mưa bão liên tục trong hơn một tháng, các thảm họa địa chất như sạt lở núi và đất đá trôi đã xuất hiện thường xuyên hơn ở một số khu vực dễ xảy ra động đất, gây ra những mối đe dọa nghiêm trọng đối với tính mạng và tài sản của người dân.

Ngoài ra, các trận động đất thường xuyên ở Tứ Xuyên và Quý Châu trên thượng nguồn sông Dương Tử cũng làm dấy lên mối lo ngại về sự an toàn của đập Tam Hiệp. Trước đó, một số chuyên gia thủy lợi đã cảnh báo rằng mối nguy cơ lớn nhất của đập Tam Hiệp là động đất và sạt lở núi xảy ra ở thượng nguồn. Đến nay, những tai họa này đều đã xuất hiện.

Mỗi khi sắp kết thúc triều đại, đều liên tiếp xảy ra tai họa

Gần đây, mọi người đã phát hiện ra nhiều dự ngôn cổ xưa đều dự đoán rằng người Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nhiều tai họa trong năm nay. Theo các ghi chép của sách sử Trung Quốc, vào những năm cuối của các vương triều đều liên tiếp xảy ra tai họa. Như vậy, thực trạng hôm nay có lẽ là điềm báo Trung Quốc sắp có biến lớn.

Theo cuốn biên niên sử Trung Quốc cổ đại “Trúc thư kỷ niên” có ghi chép: “Những năm cuối triều nhà Hạ đã xảy ra 2 lần động đất lớn. "Một đêm vào năm Đế Quý thứ 15, sao băng rơi như mưa. Sau đó xảy ra động đất lớn, khiến sông Y, sông Lạc cạn khô". "Năm Đế Quý thứ 30, núi Cù Sơn bị sạt lở".

Những năm cuối triều nhà Thương đã xảy ra một trận động đất lớn. Sách “Trúc thư kỷ niên” có ghi chép: “Mùa xuân năm Đế Tân thứ 43, núi Nghiêu sạt lở”. Theo “Hoài Nam Tử” ghi chép: “Thời Ân Trụ núi Nghiêu sạt lở, 3 con sông đều khô cạn”.

Trong những năm cuối thời Tây Chu, kinh đô và các vùng lân cận như Kinh Thủy, Vị Thủy và Lạc Thủy đều xảy ra động đất. Hơn nữa còn xuất hiện khí hậu và hiện tượng tự nhiên dị thường cũng xảy ra. "Trúc thư kỷ niên" ghi: "Mùa đông năm U Vương thứ 3, xảy ra một trận động đất lớn. Vào tháng 6, mùa hè năm thứ 4, có sương giá". Những gì được mô tả ở đây thực sự là thời tiết khí hậu bất thường "đông ấm hạ lạnh". Mùa đông mà nóng thì có nhiều côn trùng có hại, mùa hè lạnh thì làm tổn hại đến hoa màu.

Vào cuối thời nhà Tần, đã có một trận lụt hiếm thấy. Vào thời điểm đó, Sơn Đông, An Huy và nhiều nơi đã biến thành đầm lầy đầy nước do mưa kéo dài. Vào cuối triều đại Tây Hán, từ thời Nguyên Đế, các thảm họa tiếp diễn từ năm này qua năm khác và tiếp tục cho đến khi Tây Hán bị diệt vong. Các thảm họa bao gồm lũ lụt, hạn hán và côn trùng...

Vào cuối triều đại Đông Hán, đã xảy ra nhiều đại dịch. Vào năm cuối của triều đại Đông Hán, năm 217, một dịch bệnh vô cùng nghiêm trọng bùng phát khắp đất nước. Vào thời điểm đó, "nhà nhà thây chết khô, phòng thất kêu khóc thảm thiết".

Sự thảm khốc của dịch bệnh thật khó mà tưởng tượng được. Vào thời điểm đó, ở nhiều nơi quan tài đều bán sạch, những tiếng thảm thiết tràn ngập khắp nơi, bất kể là người giàu hay nghèo, đều bị nhiễm bệnh dịch. Người nghèo không có tiền mai táng người nhà, vì vậy nơi nào cũng là cảnh tượng "ra khỏi cửa chỉ toàn thấy xương trắng đầy đồng", "xương trắng lộ ở ngoài, ngàn dặm không có tiếng gà gáy".

Trong thời kỳ lịch sử đầy biến động Tam Quốc - Lưỡng Tấn, đã có 60 trận hạn hán, 56 trận lũ lụt, 54 trận cuồng phong, 53 trận động đất, 35 trận mưa đá và 17 đợt dịch bệnh, 14 đợt nạn châu chấu, 13 lần nạn đói vì mất mùa và 2 lần sương giá và bão tuyết.

Theo "Tấn Thư - Ngũ hành chí" ghi chép: Vào những năm cuối của triều đại nhà Tấn đã xảy ra động đất Tứ Xuyên. "Hai châu Tần, Ung gặp đại hạn, dịch bệnh, nạn đói ở Quan Trung, đấu gạo vạn quan tiền". “Châu Thanh, Từ , U và Tứ bị hạn hán. Trong tháng 12, có 12 đợt hạn hán trong quận" cùng với bão, sương giá và lũ lụt.

Vào cuối triều đại nhà Tùy, Sơn Đông và Hà Nam bị lũ lụt tấn công, bao phủ hơn 40 quận, không lâu sau lại xuất hiện dịch bệnh. Trong đó, tình hình dịch bệnh ở Sơn Đông đặc biệt nghiêm trọng, "rất nhiều người chết". Trong những năm cuối cùng của nhà Tùy, dịch bệnh hoành hành ở khu vực Quan Trung, hơn nữa "hạn hán làm tổn hại mùa màng".

Từ cuối triều đại nhà Đường cho đến lúc diệt vong, cũng xuất hiện một đại dịch. Dịch bệnh ở Giang Hoài xảy ra tình huống là: "vùng Giang Hoài gần đây, do lũ lụt và hạn hán, cùng với dịch bệnh, người đói khát lưu vong, 10 phòng có 9 phòng trống". Vào cuối triều đại nhà Đường, dịch bệnh xảy ra ở Hoài Nam khiến vô số quân nhân và dân thường tử vong.

Vào cuối triều đại Nam Tống, đã có một trận đại dịch khiến nhiều người chết ở Vĩnh Gia, Chiết Giang. Dịch bệnh này kéo dài rất lâu. Khi triều đại Nam Tống diệt vong, ôn dịch lại lần nữa giáng xuống. Trong thành Hàng Châu, "khí dịch bốc lên, số người bệnh và người chết không đếm xuể".

Vào thời Hoàng đế Thuận Đế, những năm cuối cùng của triều đại Nguyên, là thời kỳ dịch bệnh hoành hành lớn nhất trong lịch sử của nhà Nguyên, sách sử ghi lại có hơn 12 lần. Cứ bình quân 3 năm phát sinh ôn dịch một lần, người chết vô số. Một lần đại dịch ở kinh đô kéo dài đằng đẵng hai năm.

Trong những năm cuối cùng của nhà Minh, ôn dịch xảy ra khắp nơi. Vào năm Sùng Trinh thứ 14, khu vực Bắc Kinh - Thiên Tân và Ngô Giang, Giang Tô, đều bị ôn dịch tấn công. Trong "Ngô Giang Chí" ghi chép: "Người nằm ngổn ngang, số người chết không xuể".

Vào năm Sùng Trinh thứ 16, 17, ôn dịch lại hoành hành ở Sơn Tây. Năm Sùng Trinh thứ 17, dịch bệnh lại tới phủ Đại Đồng, trong khi huyện Linh Khâu nặng nhất “hơn một nửa số người chết". Trong đại dịch ở Lộ An, "người bệnh nổi hạch, hoặc nhổ đờm ra máu, không dám thăm hỏi phúng viếng, người cùng nhà chết không dám chôn cất".

Vào mùa xuân năm Sùng Trinh thứ 17, Ngô Giang lại xảy ra đại dịch, kéo dài hơn một tháng và cướp đi rất nhiều sinh mạng. Trong cùng năm đó, bệnh dịch hạch gây ra tình trạng khốn khổ "10 phòng đến 9 gian trống, và thậm chí có gia đình tận tuyệt".

Năm cuối cùng của nhà Thanh dường như không thể thoát khỏi vận rủi này, dịch bệnh hoành hành liên tục. Trong 34 năm Quang Tự, có đến 19 năm phát sinh dịch bệnh; trong 3 năm Tuyên Thống có 2 năm xảy ra dịch bệnh. Các dịch bệnh tại thời điểm đó là dịch tả, bệnh dịch hạch và sốt rét. Năm 1902, dịch tả hoành hành ở Bắc Kinh và Thiên Tân, người chết vô số. "Có những người chết trong tích tắc, có người nửa ngày chết".

Năm đó, An Huy, Hắc Long Giang cũng bị dịch tả nghiêm trọng. Nửa tháng sau, "thành phố này không có bóng người, mặt đường gần như không thấy vết chân", mỗi ngày có đến 700-800 người chết. Năm 1910, bệnh dịch hạch hoành hành tại một số khu vực ở Đông Bắc, số người chết rất nhiều.

Tại sao vào cuối các triều đại, tai họa lại liên tiếp kéo đến và tàn khốc như vậy? Cổ nhân Trung Quốc từ lâu đã nói rằng: Thiên tai và Nhân họa là có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Một nguyên nhân trọng yếu tạo thành 'nhân họa', đó chính là quân vương không coi trọng việc tu sửa đạo đức.

Nhà chiêm tinh dự đoán: Không quá 3 năm, ĐCSTQ sẽ diệt vong

Vào ngày 21/6 năm nay, nhật thực hình khuyên trăm năm hiếm có đã xuất hiện ở Trung Quốc. Theo dự đoán của nhà chiêm tinh học thời Đường - Lý Thuần Phong, "Nhật thực mà có quầng sáng bên cạnh, mây trắng thấp thoáng, thiên hạ đại loạn, đại binh khởi, thần giết vương, vương thất vị”. Điều này ám chỉ rằng nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ có thể bị thuộc hạ thanh toán và mất quyền lực.

Ngoài ra, nhật thực năm nay gần như là nhật thực toàn phần với hơn 99% toàn bộ bề mặt tròn của mặt trời bị che phủ. Theo cuốn sách "Ất Tỵ Chiêm" của Lý Thuần Phong, "Nhật thực toàn phần, mất thiên hạ, mất nước, thần giết vua, con giết cha, không quá 3 năm" ["thực tận, vong thiên hạ, đoạt quốc, thần thí quân, tử thí phụ, bất xuất tam niên"]. Thiên tượng này dự báo rằng, không quá 3 năm, ĐCSTQ sẽ diệt vong.

Minh Thanh

Theo NTDTV



BÀI CHỌN LỌC

Dị tượng: Trong 1 tuần phát sinh 14 trận động đất, Trung Quốc sẽ có biến lớn?