Dịch viêm phổi Vũ Hán: Chuyên gia cho biết Trung Quốc đưa ra số liệu thấp hơn thực tế

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các số liệu chính thức đã ghi nhận hàng ca viêm phổi do virus mới cùng hàng trăm người tử vong. Dù vậy, các chuyên gia cho biết tổng số người nhiễm bệnh lớn hơn nhiều so với những báo cáo của chính quyền Trung Quốc...

Trong một nghiên cứu gần đây, các chuyên gia của Đại học Hoàng gia Luân Đôn đã phát hiện “sự lây truyền từ người sang người” là một lời giải thích hợp lý “duy nhất” cho quy mô không nhỏ của vụ dịch ở Vũ Hán hiện nay.

Họ cho biết trung bình mỗi người bị nhiễm bệnh có thể lây nhiễm cho 2,6 người khác, và để ngăn chặn dịch chính quyền cần chặn đứng hơn 60% các trường hợp lây nhiễm.

Nghiên cứu được công bố vào ngày 23/01 của các chuyên gia vương quốc Anh và Hoa Kỳ cho thấy hệ số lây nhiễm của virus vào khoảng 3,8 mặc dù sau đó được sửa thành 2,5.

Nhà nghiên cứu sinh học phân tử Michael Lai thuộc Viện khoa học Hàn Lâm Đài Loan cũng cho biết hệ số lây nhiễm là 3,8 và Trung Quốc cần kiểm soát 72-75% số các ca lây nhiễm để ngăn chặn sự lây lan của virus, ”nhiệm vụ gần như là không thể chỉ với cách phong tỏa toàn bộ thành phố”.

Trong nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan, Đại Lục đến nay đã phong tỏa 18/19 thành phố, thời gian mở cửa lại của trường học và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán hiện đã kéo dài thêm 02 tuần đến ngày 09/02.

Bất chấp những nỗ lực trên, 5 triệu người đã rời khỏi trung tâm Vũ Hán trước khi lệnh phong tỏa có hiệu lực vào ngày 23/01.

Trong một nghiên cứu, các chuyên gia ước tính cho đến ngày 27/01 Vũ Hán đã xác định được dưới 10% ca nhiễm bệnh.

“Dịch bệnh sẽ tiếp tục gia tăng tại Vũ Hán, chúng tôi dự đoán dịch bệnh tại Vũ Hán về thực chất sẽ lớn hơn vào ngày 04/02”, các nhà nghiên cứu cho rằng sẽ có hơn 190.000 người nhiễm bệnh chỉ ở thành phố Vũ Hán tại thời điểm đó.

Nghiên cứu cũng cho biết các vụ dịch lớn còn có thể xuất hiện ở các thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu, Trùng Khánh, và Thành Đô.

Vào ngày 25/01, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc tại Quảng Đông đã ước tính hệ số lây nhiễm virus là 2.9, cho biết căn bệnh này có nguy cơ lây lan cao hơn dịch SARS - đại dịch bắt nguồn từ miền nam Trung Quốc năm 2002-2003 đã gây tử vong cho gần 800 người trên toàn thế giới .

Một du khách trẻ Trung Quốc đeo khẩu trang khi cô tham quan khuôn viên Đền Thiên Đường gần như không bóng người ở Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 27 tháng 1 năm 2020. (Kevin Frayer / Getty Images)

Nguy cơ của một đại dịch

Khi đề cập đến kết luận trong báo cáo của CDC Trung Quốc, Tiến sĩ dịch tễ học Eric Feigl-Đinh của Đại học Harvard đã phát biểu: “Tôi muốn nói nguy cơ trở thành đại dịch là rất cao”.

Ông cho rằng nguy cơ này gia tăng do các bệnh nhân không có triệu chứng cũng có thể lây nhiễm virus cho người khác.

Vào ngày 26/01, Ma Xiaowei, Bộ trưởng y tế Trung Quốc trả lời các phóng viên rằng chủng virus Corona mới không giống SARS-CoV, chủng 2019-nCoV có khả năng lây nhiễm trong suốt thời kỳ ủ bệnh. Giai đoạn này có thể kéo dài tới 14 ngày, nghĩa là virus có thể lây truyền ngay cả khi người bệnh không có triệu chứng.

Ngày 24/01, một nghiên cứu đăng trên The Lancet đã xác nhận 01 bệnh nhân 10 tuổi nhiễm virus Corona, nhưng không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào trước khi được kiểm tra y tế; 02bệnh nhân khác trong nghiên cứu này cũng không có dấu hiệu sốt.

Những phát hiện này đã làm dấy lên lo ngại rằng các biện pháp sàng lọc hiện tại như kiểm tra thân nhiệt là không hiệu quả trong phát hiện bệnh.

Gần đây, 02 bệnh nhân từ Vũ Hán đã vượt qua vòng kiểm dịch ở Pháp, và không biểu hiện triệu chứng nào cho đến 01 ngày sau và tiếp đó là 05 ngày.

Tiến sĩ Feigl-Đinh cho biết đặc điểm này “khiến việc ngăn chặn virus Corona trở nên khó khăn hơn nhiều” so với SARS - vốn không lây nhiễm trong giai đoạn ủ bệnh.

Ông cũng cho rằng rất nhiều số liệu chính thức về các trường hợp nhiễm bệnh và tử vong đều dựa trên những dữ liệu không cập nhật, do có tồn đọng về hành chính.

Ông đưa ra ví dụ từ ngày 25 đến 26 tháng 01, số trường hợp được báo cáo tăng 50 phần trăm, từ khoảng 2.000 đến khoảng 3.000, một số trường hợp tử vong không được báo cáo cho đến ít nhất một ngày sau đó, đã gây khó khăn cho giới quan sát để đánh giá tình hình thực sự.

Ông Feigl-Đinh cho biết việc tồn đọng chủ yếu là các trường hợp đợi xét nghiệm do đó có rất nhiều người bệnh nghi nhiễm nhưng không được chẩn đoán. Điều này làm mọi thứ đều bị chậm chễ và ảnh hưởng đến mô hình dự đoán của mọi người.

Trước đó, ông hy vọng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ sớm tuyên bố đây Tình trạng Y tế khẩn cấp toàn cầu. Tuy nhiên tuần trước WHO đã từ chối tuyên bố tình trạng này, và phải xin lỗi vài ngày sau đó khi đã đánh giá thấp Coronavirus.

Ngày 26/01 WHO đánh giá nguy cơ bùng phát dịch ra cộng đồng ở mức độ rất cao tại Trung Quốc và cao trên phạm vi toàn cầu. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ vào ngày 27/01 đã khuyến cáo du khách nên tránh mọi chuyến du lịch không cần thiết đến Trung Quốc (cảnh báo du lịch mức cao nhất).

Một phụ nữ Trung Quốc, đeo khẩu trang bảo vệ khi rời khỏi ga Bắc Kinh tại Trung Quốc, ngày 23/01/2020... (Kevin Frayer/Getty Images)

Virus “ngoan cố, cứng đầu”

Chính quyền Trung Quốc đã phát hiện bốn thế hệ virus lây lan ở Vũ Hán, (1) từ động vật lây sang người; (2) người này lây sang cho người khác; (3) người này lây nhiễm cho người khác nữa; và (4) lặp lại thêm 1 lần tình trạng trước.

Ông Lai cho biết các trường hợp thế hệ thứ hai cũng đã được phát hiện bên ngoài Vũ Hán. Hiện tượng này chỉ ra rằng virus này thuộc loại “ngoan cố, cứng đầu”

Khi một virus nhân lên trong một vật chủ mới, nó thường yếu đi, do đó coronavirus Vũ Hán tồn tại đến thế hệ thứ tư chứng tỏ nó “đã thích nghi tốt ở người”, ông Lai nói.

Theo ông Lai, những virus như 2019-nCoV tại Vũ Hán và SARS-CoV có vật liệu di truyền là RNA và có “tỷ lệ đột biến cao”, điều này “cho phép nó biến đổi đặc tính rất nhanh”.

Ông nêu ví dụ trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Lancet, các chuỗi RNA khác nhau đã được phân lập từ 6 bệnh nhân trong cùng một gia đình. Trong nghiên cứu của mình trước đây, ông Lai cũng cho biết đã quan sát thấy “sự xuất hiện thường xuyên của RNA tái tổ hợp giữa các chủng virus Corona khác nhau”, một đặc điểm của loại virus đang tiến hóa.

Lai nói rằng: những tin tức này "không dễ lọt tai, nó khơi gợi sự kho khăn trong việc kiểm soát được virus".

Một phiên bản trước của bài viết này đã đưa sai lệch tiêu đề của Eric Ding. Thời báo Epoch Times xin lỗi về điều này.

Thiện Đức (biên dịch)
- Theo The Epoch Times.



BÀI CHỌN LỌC

Dịch viêm phổi Vũ Hán: Chuyên gia cho biết Trung Quốc đưa ra số liệu thấp hơn thực tế