Dịch viêm phổi Vũ Hán ‘tấn công’ trại tập trung tại Tân Cương: hơn 10 ngày không được cung ứng lương thực

Giúp NTDVN sửa lỗi

Dilshat Reshit - người phát ngôn của Hội người Duy Ngô Nhĩ trên khắp thế giới (WUC) cho biết: Họ gián tiếp biết được từ những người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, rằng tại huyện Già Sư (Peyziwat), địa khu Kashgar (Tân Cương) đã hơn 10 ngày không được cung ứng thực phẩm. Họ mong muốn thế giới có thể can thiệp kịp thời để đảm bảo sự sống của những tù nhân bị giam giữ trong trại tập trung nơi đây.

Trại tập trung ở Tân Cương có nguy cơ bị lây nhiễm

“Trong khi toàn thế giới đang quan tâm tới tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, thì vận mệnh của hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ đã bị lãng quên tại các trại cải tạo, họ đang phải đối mặt với nguy cơ bị lây nhiễm trên diện rộng và cả nguy cơ chết đói”.

Ông Reshit còn cho biết: Bệnh viêm phổi Vũ Hán còn khiến rất nhiều địa phương ở Tân Cương bị phong toả, các doanh nghiệp rơi vào trạng thái bán tê liệt, không thể đủ khả năng cung ứng thực phẩm cho các trại tập trung.

Huyện Già Sư đã hơn 10 ngày không có tin tức gì về việc cung ứng lương thực, dù WUC về cơ bản đã xác nhận việc này, nhưng bởi vì thông tin bị chính phủ Trung Quốc phong tỏa, nên tình huống cụ thể ra sao thì vẫn cần phải xác nhận thêm một bước nữa. Ông Reshit nói: “Mong rằng Tổ chức Y tế Thế giới sẽ cho người tới điều tra, hy vọng ai đó có thể xác minh sự việc này, WUC vô cùng lo lắng trước sự an toàn của những người Duy Ngô Nhĩ bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ tại các trại tập trung”.

“Điều lo lắng chính là, chính quyền Trung Quốc vì ổn định chính trị, đã che giấu tình hình dịch bệnh tại nhiều địa phương”.

“Càng làm cho người ta lo lắng hơn chính là, chính quyền Trung Quốc tiếp tục ép buộc người Duy Ngô Nhĩ làm cái gọi là công cụ tuyên truyền chính trị hài hoà, đoàn kết”. Ông lấy ví dụ: Các video trên internet có nội dung ghi lại cảnh các bác sĩ bệnh viện Phương Thương dạy bệnh nhân vũ đạo, “chúng tôi lo lắng cho an toàn của những nhân viên y tế ở Tân Cương bị điều động cưỡng chế đến Vũ Hán”.

Chính phủ Trung Quốc vì che giấu tình hình dịch bệnh mà gây áp lực lên người đưa tin

Bài báo đăng trên China News ngày 3/2 vừa qua viết: Giới lãnh đạo Tân Cương đưa ra các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với những người lưu truyền tin đồn. Về việc này, ông Reshit cho rằng: “Chính phủ Trung Quốc nếu muốn cho người dân quyền được biết tin tức chính xác, thì đã không phải lo sợ những thứ gọi là ‘người đưa tin vịt’ kia rồi”, “Rõ ràng những người được cho là ‘đưa tin vịt’ ấy cung cấp những tin tức liên quan, mà tính chân thực sau đó đều đã được chứng thực. Đó mới thật sự là hiện trạng thực tế”.

“Tình hình dịch bệnh hiện tại ở đây dẫn tới khủng khoảng nghiêm trọng, hơn nữa các lãnh đạo còn áp dụng cách ly bắt buộc, cách ly huyện với huyện, xã với xã, thôn với thôn, nghiêm cấm người dân di chuyển, tiếp xúc với nhau, nghiêm cấm người dân tụ họp một chỗ, những biện pháp cưỡng chế đang được áp dụng đều dẫn tới sự nghi ngờ của người dân về việc chính phủ Trung Quốc có hay không giấu giếm tình trạng thực của dịch bệnh”. Ông nói: Nếu lãnh đạo áp dụng các biện pháp cấp bách có hiệu quả và tích cực hơn, thì “dịch bệnh sẽ không thể truyền tới khu vực cư trú của người Duy Ngô Nhĩ, cũng không dẫn tới tình trạng cưỡng chế cách ly, nghiêm cấm người dân lưu hành đang diễn ra tại đây”.

Một vị bác sĩ người Duy Ngô Nhĩ đang làm việc tại Đức trả lời phỏng vấn, rất nhiều người Duy Ngô Nhĩ đều đang cùng ông nói tới một sự việc, đó là chính quyền Trung Quốc đưa khoảng 13-15 nghìn người Vũ Hán tới Tân Cương để cách ly.

Cho tới nay thông tin này vẫn chưa được chứng thực. Ông Reshit cũng cho biết có người đã cung cấp thông tin tương tự, nhưng vẫn chưa thể nắm chắc tình hình cụ thể hiện nay được.

Ông Reshit đưa ra lời kêu gọi: “Chúng tôi kêu gọi Hội chữ thập đỏ quốc tế điều nhân viên tới đó (Tân Cương) để nắm rõ hiện trạng truyền nhiễm và lan truyền virus chủng mới Vũ Hán tại địa phương này”.

Hoàng Hoa
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Dịch viêm phổi Vũ Hán ‘tấn công’ trại tập trung tại Tân Cương: hơn 10 ngày không được cung ứng lương thực