Khác với diệt chủng nóng, sự tiêu diệt đầy bạo lực, dã man sát hại một nhóm nạn nhân trong một thời gian ngắn như cuộc diệt chủng của Đức Quốc Xã đối với người Do Thái hay Pol Pot đối với người dân Campuchia. Diệt chủng lạnh diễn ra từ từ, tiêu diệt từ nhiều phương diện, dẫn tới hiện tượng giết chóc hàng loạt đối với một nhóm người, trong một thời gian dài. Sức tàn phá và sự dã man của diệt chủng lạnh vượt trên cả những cuộc diệt chủng trước giờ con người biết đến.

Trước giờ, những học giả chuyên về diệt chủng chưa từng biết đến diệt chủng lạnh, chỉ nghe đến lần đầu sau nghiên cứu “Diệt chủng lạnh: Pháp Luân Công tại Trung Quốc” của bốn tác giả Maria Cheung, Tor Tre Trey, David Matas, Richard An. Do nó có những đặc điểm sau khiến con người, ngay cả chuyên gia trong lĩnh vực diệt chủng cũng khó lòng phát hiện:

Sự tương hỗ giữa các yếu tố trên đã khiến cho cuộc diệt chủng lạnh đối với Pháp Luân Công trở nên âm ỉ, mãnh liệt và đầy chết chóc. Nhưng nó gần như ẩn mình, khó bị phát hiện trên tất cả những gì mà con người có thể tiếp cận được từ truyền thông, báo chí, Internet, thậm chí là phỏng vấn trực tiếp người dân tại nơi nó đang diễn ra.

Hủy hoại nạn nhân trên nhiều phương diện là điểm nổi bật khẳng định đây là một cuộc diệt chủng lạnh.

Việc xóa bỏ niềm tin tâm linh, tín ngưỡng bằng cách cưỡng bức học viên Pháp Luân Công chuyển hóa ý thức hệ, tương đương với diệt chủng chủng tộc hay diệt chủng văn hóa. Hoạt động tẩy não diễn ra trong các trại lao động cưỡng bức và các cơ sở giam giữ khác.

Năm mức độ khác nhau được áp dụng trên toàn quốc bao gồm: từ bỏ tu luyện; viết một bản hối quá thư; nộp lại toàn bộ sách và tài liệu của Pháp Luân Công, viết một bản tuyên bố chống lại Pháp Luân Công và người sáng lập; và hỗ trợ chuyển hóa các học viên Pháp Luân Công khác.

Học viên Pháp Luân Công phải đối mặt với sự lựa chọn tàn khốc giữa tinh thần và thể xác. Nếu không chọn từ bỏ đức tin, bản sắc của mình thì chọn từ bỏ sức khỏe và mạng sống của bản thân, chọn cái chết về tâm linh hay cái chết về thể xác. Lựa chọn nào cũng giúp trở thành một phần của quá trình xóa sổ dần dần Pháp Luân Công.

Các hình thức tra tấn dã man nhất từ trước đến nay, một số tra tấn vượt xa những gì xảy ra trong những cuộc diệt chủng trước đây. Một số hình thức có thể kể đến: tẩy não, lao động cưỡng bức, bắt thức đêm, bạo lực tình dục, đánh đập, ép nhịn ăn, bị tra tấn bằng dùi cui điện, làm nghẹt thở, cơ thể của họ bị sử dụng làm thí nghiệm về điều trị tâm thần và các thí nghiệm y tế khác… Đỉnh điểm của sự tàn bạo là mổ cướp nội tạng sống, nghĩa là mổ lấy nội tạng của những người đang còn sống chủ yếu là những học viên Pháp Luân Công. Điều này đã đến sự bùng nổ ngành công nghiệp ghép tạng tại Trung Quốc kể từ sau năm 1999.

Cướp mổ nội tạng sống là hình thức dã man nhất chưa từng có trong lịch sử loài người. Vào tháng 6 năm 2016, David Kilgour, Ethan Gutmann và David Matas đã công bố bản cập nhật chi tiết cho nghiên cứu trước đây của họ về hoạt động cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc. Bản cập nhật đã xem xét dữ liệu từ 164 bệnh viện được Bộ Y tế cấp phép tiến hành ghép nội tạng vào năm 2007.

Dựa trên hơn 2.000 nguồn từ các trang web của các bệnh viện, các bài nghiên cứu đã được công bố và các báo cáo trên truyền thông của Trung Quốc, bản cập nhật này là sự kế tiếp của cuộc điều tra kéo dài 11 năm về thu hoạch nội tạng cưỡng bức ở Trung Quốc. Bản cập nhật xác nhận rằng thu hoạch nội tạng cưỡng bức vẫn đang diễn ra hằng ngày ở Trung Quốc với quy mô công nghiệp. Mặc dù, các quan chức Trung Quốc công bố rằng Trung Quốc đã ngừng sử dụng nguồn nội tạng của tù nhân cho hoạt động cấy ghép.

Biến học viên Pháp Luân Công thành những con chuột chạy trên đường khiến mọi người hét lên đuổi đánh, không để cho họ có bất cứ một không gian nào” là mục đích của ĐCSTQ.

Một chuỗi các chiến dịch “tà giáo hóa” Pháp Luân Công nhằm kích động thù hận đối với môn tu luyện này. Tất cả nguồn lực của một quốc gia đã được huy động, trên mọi lĩnh vực: Truyền thông, văn hóa, giáo dục, chính trị xã hội….

Đồng thời, gia tăng hình phạt đối với những người và tổ chức liên quan đến những người tập Pháp Luân Công như trường học, công sở, địa phương… Điều này làm cho các học viên Pháp Luân Công đối mặt với sự chối bỏ và chỉ trích của cộng đồng nơi họ sinh sống. Không chỉ bị sự ghét bỏ, cô lập và giám sát trong môi trường sống và làm việc, họ còn bị tẩy chay hoặc bị từ bỏ từ gia đình, bạn bè và các giao tiếp xã hội.

Claudia Card đã viết: “Mất sự sống về mặt xã hội là mất đi thân phận và do đó mất ý nghĩa đối với sinh tồn của một người”. Bà lập luận rằng cái chết về mặt xã hội chính là điểm cốt lõi để hiểu về sự tà ác của cuộc diệt chủng.

Cuộc diệt chủng này diễn ra với tốc độ chậm, nó là một điểm mù trong các nghiên cứu cổ điển về diệt chủng. Đồng thời kéo dài hơn nhiều so với với các cuộc diệt chủng khác. Thông thường, những cuộc diệt chủng thu hút sự chú ý của quốc tế thường kéo dài không quá từ 5-10 năm.

Điều gì làm nên chuyện này? Có thể nói, đó là sự che đậy tinh vi, có hệ thống của kẻ chủ mưu. Nó đã làm cho cuộc diệt chủng lạnh khó bị phát hiện và mức độ nhận thức về nó rất tối thiểu. Điều gì làm nên chuyện này?

Điều đó có thể kể đến sự thao túng các phương tiện truyền thông để truyền tải những tuyên truyền và các thông tin sai lệch. Nó đã trở thành một công cụ hữu hiệu không chỉ để kích động hận thù, mà còn che đậy và chối bỏ hành động diệt chủng của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công.

Một khía cạnh quan trọng khác của sự che đậy, bóp méo và xóa bỏ dữ liệu đã được công bố. Hành động che đậy này thể hiện rõ nhất ở số liệu cấy ghép tạng. Các bệnh viện cấy ghép, các phương tiện truyền thông và các trang web chính thức thường xuyên loại bỏ thông tin có thể liên quan đến tội ác thu hoạch nội tạng cưỡng bức, giết người vô tội để lấy nội tạng.

Một hình thức che đậy khác là sự kiểm duyệt của ĐCSTQ đối với các từ khóa tìm kiếm liên quan đến Pháp Luân Công. Một số cuộc điều tra về sự kiểm duyệt Internet đã chỉ ra rằng Pháp Luân Công là chủ đề bị kiểm duyệt nhiều nhất ở Trung Quốc.

Việc “tà giáo hóa” Pháp Luân Công của ĐCSTQ và chiến dịch tuyên truyền sai lệch đã tiêm nhiễm sự kỳ thị, và thành kiến đối với các học viên Pháp Luân Công. Điều đó đã khiến cho họ bị cô lập ở xã hội Trung Quốc cũng như xã hội quốc tế. Tuyên truyền sai lệch đã được đăng tải ở trên các kênh truyền thông chính của các quốc gia khác và kênh truyền thông của người Hoa ở hải ngoại.

Bình thường hóa có nghĩa biến hành vi, các hoạt động diệt chủng thành những điều hiển nhiên, như những hoạt động đang diễn ra hằng ngày.

ĐCSTQ đã sử dụng lợi thế bá chủ chính trị để đạt được bình thường hóa tội ác diệt chủng đối với Pháp Luân Công. Sự tuyên truyền kín đáo mà hiệu quả những quan điểm của những kẻ chủ mưu khiến người dân Trung Quốc đã tiếp nhận nó một cách vô thức. Từ đó, họ trở nên máy móc chấp nhận những hành vi phạm pháp vô lý chống lại Pháp Luân Công là một việc bình thường.

Chúng ta có thể thấy thêm nhiều biểu hiện của bình thường hóa trong cuộc diệt chủng đối với Pháp Luân Công. Phòng 610 với quyền lực bao trùm và chi phối cả hệ thống dân sự và công cộng, đã đóng vai trò quan trọng trong việc bình thường hóa sự tàn bạo của cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Các chi nhánh của Văn phòng này đã truyền tải các thông điệp chống Pháp Luân Công bằng cách thao túng các hoạt động văn hóa, giáo dục, triển lãm và các sự kiện ở khu dân cư được tổ chức bởi các tổ chức của phụ nữ và thanh niên.

Một ví dụ về việc biến tội ác diệt chủng thành một phần xã hội đó là lồng ghép việc thu hoạch nội tạng cưỡng bức vào hệ thống y tế của nhà nước. Với phòng 610 là trung gian, hệ thống an ninh quốc gia vận hành tòa án, bệnh viện và các tổ chức dân sự tiến hành cưỡng bức thu gom nội tạng của các học viên Pháp Luân Công. Sau hơn một thập kỷ vận hành, hoạt động thu hoạch nội tạng cưỡng bức vốn là một hành động tàn ác cùng cực đã được bình thường hóa và xã hội hóa, trở thành một chính sách chăm sóc sức khỏe.

Nhìn qua, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự tương đồng đáng kinh ngạc chiến dịch tiêu diệt Pháp Luân Công không khác gì những cuộc thanh trừng của ĐCSTQ trong quá khứ: Chiến dịch tam phản, ngũ phản, phong trào chống cánh hữu, hay Đại cách mạng văn hóa, gần đây nhất là vụ thảm sát Thiên An Môn.

Đấu tranh và bạo lực đã trở thành văn hóa và một phần không thể thiếu của xã hội dưới thời lãnh đạo của ĐCSTQ thông qua sự lặp đi lặp lại. Điều này khiến người dân cuối cùng sẽ chấp nhận, và tin những chiến dịch này là sự đối xử bình thường và thích đáng đối với nhóm người đó.

Kết quả là, dân chúng không xem bạo lực và tàn bạo là tội ác, tội diệt chủng theo đúng bản chất của nó. Sự kinh hoàng của cuộc diệt chủng nằm ở chỗ người dân xem bạo lực như một điều bình thường, hiển nhiên đối với nhóm người mà nhà nước định nghĩa là kẻ thù. Kích thích lặp đi lặp lại như một thói quen sẽ tạo ra sự vô cảm với kích thích đó. Điều này xảy ra cũng tương đương với việc bình thường hóa tội ác trong xã hội.

Các giáo lý của Pháp Luân Công nhấn mạnh việc tu luyện tâm tính, không có ràng buộc vào các nghi thức tôn giáo. Việc thực hành Pháp Luân Công là hoàn toàn miễn phí. Các nguyên lý đạo đức, những bài giảng về tu luyện vốn được xây dựng trên nền tảng triết lý của Phật gia và Đạo gia. Những lợi ích về sức khỏe của Pháp Luân Công đã lôi cuốn từ bảy mươi đến một trăm triệu người dân Trung Quốc và đã được chính quyền ủng hộ.

Vào giữa những năm 1990, khi ĐCSTQ phát hiện thấy có đến hơn 70 triệu người Trung Quốc đang tu luyện Pháp Luân Công, họ đã thay đổi thái độ của mình đối với môn tu luyện này. ĐCSTQ bắt đầu can nhiễu tới các học viên Pháp Luân Công, dẫn đến cuộc đàn áp vào năm 1999.

Tháng 4/1999, 10.000 học viên Pháp Luân Công đã thỉnh nguyện ôn hòa tại Trung Nam Hải để phản đối việc bắt giữ 45 học viên ở Thiên Tân. Đồng thời, họ đã công khai đứng ra phản đối sự tuyên truyền không đúng sự thật về Pháp Luân Công.

Giang Trạch Dân, Chủ tịch nước và cũng là người đứng đầu ĐCSTQ đã vu khống sự kiện này là một thách thức về ý thức hệ đối với ĐCSTQ. Vào tháng 7/1999, Giang Trạch Dân đã chính thức ban hành mệnh lệnh tiêu diệt Pháp Luân Công.

Để thực hiện chiến dịch bức hại này, Giang Trạch Dân chỉ đạo thành lập phòng 610 vào ngày 10/6/1999. Phòng 610 hoạt động ngoài vòng pháp luật. Nó không phải là một cơ quan của Nhà nước, mà là của ĐCSTQ.

Phòng 610 chỉ đạo tất cả các tổ chức của Nhà nước ở các cấp bao gồm tư pháp, công vụ, kinh doanh và giáo dục. Nó có quyền lực và thẩm quyền vượt trên tất cả các cơ quan khác của Đảng và Nhà nước. Tất cả các cơ quan Nhà nước và tất cả các cơ quan khác của ĐCSTQ phải tuân thủ chỉ thị và mệnh lệnh của Phòng 610.

Ban đầu, chiến dịch có nhiệm vụ chuyển hóa những người tin theo Pháp Luân Công bằng mọi cách, kể cả tra tấn. Mục tiêu là hoàn thành chiến dịch trong ba tháng. Tuy nhiên, mục tiêu này đã không đạt được. Học viên Pháp Luân Công đã thể hiện sự kiên cường không ngờ; họ liên tục thỉnh nguyện tại Quảng trường Thiên An Môn và các cơ quan địa phương để yêu cầu trả lại thanh danh cho Pháp Luân Công. Do đó, ĐCSTQ đã quyết định gia tăng chiến dịch. Trong đó, tra tấn và chết do tra tấn được xem là bình thường.

Theo tác giả Noakes và Ford, vào năm 2002 chính quyền Trung Quốc tuyên bố rằng họ đã chiến thắng Pháp Luân Công. Kể từ đó, những thông tin về môn tu luyện này đã trở nên im bặt trên truyền thông trong nước và quốc tế. Sự im lặng của giới truyền thông khiến nhiều người tin rằng chiến dịch diệt trừ Pháp Luân Công trở thành “việc đã rồi” và đã kết thúc. Tuy nhiên, đây mới thực sự là thời điểm cuộc diệt chủng lạnh, nhằm tiêu diệt các học viên Pháp Luân Công đi vào giai đoạn tinh vi và được bình thường hóa tại Trung Quốc.

Cuộc diệt chủng chống lại Pháp Luân Công, với quy mô, sự tàn ác và mức độ phức tạp của nó, xứng đáng là một thảm họa nhân quyền tồi tệ nhất của thế kỷ 21. Tuy nhiên, cuộc bức hại này cho đến nay vẫn rất ít được biết đến và ít được đề cập trong các nghiên cứu về diệt chủng. Tuy đã quá muộn, nhưng vẫn còn kịp để cộng đồng quốc tế đưa ra lập trường đối với cuộc diệt chủng lạnh này và tiến hành các bước để chấm dứt nó.

Thiện Đức
Theo Cold Genocide: Falun Gong in China