‘Đội ngũ tuyên truyền’: Bắc Kinh ‘bịt miệng’ Phóng viên ở Vũ Hán

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chính quyền Trung Quốc đã theo dõi chặt chẽ các phóng viên truyền thông nhà nước kể từ khi bắt đầu bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán, để đảm bảo các bài báo của họ đồng bộ với các chỉ thị truyền thông của Đảng, một cựu phóng viên nói với The Epoch Times.

Zhang Zhenyu là cựu phóng viên của ifeng (một phương tiện truyền thông thân Bắc Kinh tại Hồng Kông) hiện đang sống ở Canada. Ông đã tiết lộ với The Epoch Times những hướng dẫn chi tiết của Bắc Kinh đối với khoảng 300 phóng viên truyền thông nhà nước Trung Quốc. Họ là những người được phái đến khu vực bùng phát dịch virus Corona Vũ Hán ở Vũ Hán kể từ giai đoạn đầu của vụ dịch trong tháng Một. Những tiết lộ này được dựa trên các nguồn mà phóng viên Zhang có khi ông làm việc trong ngành truyền thông tại Trung Quốc.

Ông cho biết ưu tiên hàng đầu của các phóng viên tại hiện trường là không báo cáo bất kỳ tin tức tiêu cực nào.

‘Đội ngũ tuyên truyền’

Trên khắp Trung Quốc, mọi cơ quan thông tấn lớn của nhà nước đều cử phóng viên tham gia vào ‘nhóm báo chí’ ở Vũ Hán. Phóng viên Zhang cho biết, họ phải ở lại thành phố cho đến khi dịch bệnh kết thúc. Bản chất vai trò của các phóng viên này rõ ràng đến mức họ tự gọi mình là ‘đội ngũ tuyên truyền’.

- Đại dịch corona Vũ Hán hé lộ một trong những bí mật đen tối nhất của Trung Quốc. - Người dân Vũ Hán cần được giáo dục lòng biết ơn Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Virus Corona tiết lộ bí mật đen tối nhất của ĐCSTQ

Zhang nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã quy định các quy tắc nghiêm ngặt để đảm bảo các phóng viên luôn ở trong tầm kiểm soát của chính quyền.

Bộ phận tuyên truyền của ĐCSTQ đã ra lệnh cho các phóng viên tuân thủ sự chỉ dẫn của Tân Hoa Xã, Trung Quốc Tân Vấn XãNhân dân Nhật báo, 3 cơ quan tin tức hàng đầu của ĐCSTQ.

Các phóng viên không được phép rời khỏi nhóm hoặc tiết lộ nơi ở của họ cho bất cứ ai bên ngoài. Ông Zhang cho biết, không ai được phép hành động theo ý mình. Lịch trình của họ hoàn toàn kín mít với các cuộc phỏng vấn đã lên sẵn kịch bản, trong khi các bức ảnh đính kèm trong mỗi bài báo sẽ phải được các cơ quan chức năng sàng lọc và phê duyệt cẩn thận.

“Cái gọi là ‘nhóm báo chí’ như một sợi dây quấn quanh cổ mỗi phóng viên... Bạn phải đi đến bất cứ đâu khi được yêu cầu”, phóng viên Zhang nói trong một cuộc phỏng vấn. “Họ ăn và sống cùng nhau, và cùng hành động, theo dõi nhau. Về cơ bản họ bị giam hãm trong một thế tiến thoái lưỡng nan”.

Ông Zhang nói, thông thường ở Trung Quốc, nếu một phóng viên đưa ra đường lối chính trị sai lầm, họ sẽ phải viết một bài tự phê bình và tòa soạn thường sẽ đóng vai trò là người bảo vệ phóng viên. Tuy nhiên, bằng cách gộp chung các phóng viên thành một nhóm, chính quyền đã loại bỏ lớp bảo vệ này một cách hiệu quả và có thể trực tiếp trừng phạt bất cứ ai đi ‘lệch hướng’.

“Trước đây, chúng tôi sẽ né những tình huống như vậy, nhưng ở một nơi như Vũ Hán, bạn không thể bỏ trốn ngay cả khi bạn muốn. Nói một cách dễ hiểu, những phóng viên đó đã trở thành những con tốt trong ‘nhóm báo chí’ này”.

Chỉ thị từ Bắc Kinh

Cục quản lý không gian mạng, cơ quan kiểm duyệt Internet của ĐCSTQ, đã ban hành khoảng 5 hướng dẫn cho các phóng viên, phóng viên Zhang nói và trích dẫn các kết nối của ông ở Trung Quốc.

ĐCSTQ ra sức tuyên truyền khủng hoảng tại Mỹ, đồng thời tuyên bố có thể áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu dược phẩm vào Mỹ và sẽ đẩy nước Mỹ vào "biển coronavirus".
ĐCSTQ ra sức tuyên truyền khủng hoảng tại Mỹ, đồng thời tuyên bố có thể áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu dược phẩm vào Mỹ và sẽ đẩy nước Mỹ vào "biển coronavirus".

Đầu tiên, họ cần chuyển hướng tập trung khỏi sự nghiêm trọng của vụ dịch và nhấn mạnh vào việc các thành phố đang quay trở lại trạng thái bình thường.

Các phóng viên cũng được yêu cầu không đưa tin về các trường hợp nhiễm mới để tránh gây lo ngại cho công chúng. Thay vào đó, họ sẽ tăng cường phủ sóng tin tức về việc dịch bệnh đang bùng phát ở nước ngoài như thế nào để hướng sự chú ý đến nơi khác, và để tuyên truyền cách thức quản lý vượt trội của ĐCSTQ so với các hệ thống dân chủ ở nước ngoài.

Hơn nữa, “một hệ thống báo động” đã được đưa ra để lọc nội dung nhạy cảm về trận dịch trên Internet, phóng viên Zhang nói thêm. Một tài liệu bị rò rỉ gần đây từ tỉnh Hồ Bắc cho thấy các quan chức đã thuê ít nhất 1.600 người kiểm duyệt trong khu vực để xóa ngay lập tức bất kỳ ‘bình luận nhạy cảm’ nào trên mạng.

Trước chuyến đi tới Vũ Hán, các phóng viên đã được cảnh báo không được vi phạm các điều khoản, vì bất kỳ vấn đề nào phát sinh từ những sai lầm của họ sẽ là vấn đề an ninh quốc gia, ông Zhang cho biết.

Các phóng viên không dám thảo luận về công việc của họ ngay cả với gia đình, vì biết rằng điện thoại của họ có khả năng bị nghe trộm.

Kiểm soát câu chuyện từ đầu đến cuối

Sau khi những nỗ lực che đậy ban đầu đã thất bại và dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát vượt khỏi tầm kiểm soát, ĐCSTQ bắt đầu phong tỏa các thành phố từ ngày 23/1, một biện pháp quyết liệt đã gây ra sự phẫn nộ từ công chúng.

Phóng viên Zhang cho biết, 2 mục tiêu của ĐCSTQ là thoái thác trách nhiệm và biến vụ bùng phát dịch bệnh thành cơ hội để tôn vinh chính mình.

Ông cho biết, tờ Tin tức Bắc Kinh (một phương tiện truyền thông của ĐCSTQ) đã nhận được một “cảnh báo nghiêm khắc” vì những vi phạm nhỏ trong bài báo nói về việc các bệnh viện dã chiến được xây dựng và hoàn thiện nhanh chóng, một chủ đề khác vốn được chính ĐCSTQ lựa chọn.

Hình ảnh nhiều người xếp hàng ngoài một bệnh viện ở Vũ Hán để chờ xét nghiệm và điều trị. (Ảnh: RTHK)
Hình ảnh nhiều người xếp hàng ngoài một bệnh viện ở Vũ Hán để chờ xét nghiệm và điều trị. (Ảnh: RTHK)

“ĐCSTQ không giải quyết vấn đề, mà thay vào đó sẽ tìm cách loại bỏ những người nêu lên nghi vấn, điều này đã được định sẵn trong hệ thống của chính quyền này”, phóng viên Zhang nói. “Và biện pháp để giải quyết vấn đề là kiểm soát dư luận”.

Chính quyền cũng đã ca ngợi các phóng viên truyền thông nhà nước đối với việc họ đưa tin về vụ bùng phát dịch bệnh.

Liao Jun, một phóng viên của Tân Hoa Xã, là một trong những người đầu tiên đưa tin về việc các cảnh sát Vũ Hán khiển trách bác sỹ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), một trong những người đầu tiên đưa ra lời cảnh báo về sự nguy hiểm của virus Corona Vũ Hán.

Bà Liao đã viết hơn 500 bài báo mà phần nhiều trong số đó liên tục nhắc lại tuyên bố của ĐCSTQ rằng virus này sẽ nhanh chóng được ngăn chặn và nó không có khả năng lây nhiễm. Vào ngày 8/3, Bắc Kinh đã ca ngợi phóng viên Liao là một nữ anh hùng, là người “đi ngược dòng”.

“Không khó để đoán được có bao nhiêu người đứng sau cô ấy giúp tạo ra những bài báo vô bổ như vậy”, phóng viên Zhang nhận xét.

Ông cũng khẳng định chiến dịch bóp méo thông tin hung hăng và liên tục của ĐCSTQ nhằm mục đích khắc họa một ấn tượng sai lầm rằng ‘Trung Quốc đang an toàn hơn phần còn lại của thế giới’, sau đó dụ dỗ người Hoa hải ngoại trở về Trung Quốc.

Vào ngày 24/3, tờ Trung Quốc Nhật Báo có một cuộc phỏng vấn với một sinh viên Bangladesh đang học ở Vũ Hán, người đã “tình nguyện” ở lại thành phố để chống lại dịch bệnh. Người sinh viên này gọi Trung Quốc là “nơi tốt nhất và an toàn nhất trên thế giới” và nói rằng virus “không liên quan đến Trung Quốc”.

Chính quyền Trump gần đây đã chỉ đích danh Trung Quốc Nhật Báo cũng như 4 hãng thông tấn khác của ĐCSTQ bao gồm Tân Hoa XãMạng lưới truyền hình toàn cầu Trung Quốc là các “phái bộ nước ngoài”, khẳng định họ là “cơ quan tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

"Tôi cho rằng việc nói quân đội chúng ta mang virus tới cho họ mới là tạo ra sự kỳ thị. Gọi tên nó là “virus Trung Quốc” là chính xác”, Tổng thống Trump nói.
"Tôi cho rằng việc nói quân đội chúng ta mang virus tới cho họ mới là tạo ra sự kỳ thị. Gọi tên nó là “virus Trung Quốc” là chính xác”, Tổng thống Trump nói. (Ảnh: Getty)

Với chỉ định này, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ cắt giảm số lượng nhân viên Trung Quốc được phép làm việc tại các cơ quan truyền thông này tại các văn phòng ở Hoa Kỳ.

Để đáp trả, ĐCSTQ cũng tuyên bố trục xuất các nhà báo Hoa Kỳ tại Trung Quốc, những người làm việc cho các báo New York Times, The Wall Street JournalThe Washington Post.

Tại một cuộc họp báo ngày 17/3, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, ông lấy làm đáng tiếc cho quyết định của chính quyền Trung Quốc “dẫn đến việc hạn chế khả năng hoạt động báo chí tự do của thế giới, dù điều này rất tốt với người dân Trung Quốc trong thời đại toàn cầu hoá đầy thách thức này; thời đại mà càng có nhiều thông tin hơn, càng minh bạch hơn sẽ cứu vãn được cuộc sống con người".

Du Miên
Theo The Epoch Times

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

‘Đội ngũ tuyên truyền’: Bắc Kinh ‘bịt miệng’ Phóng viên ở Vũ Hán