Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm 9 tỷ USD trong tháng 11

Giúp NTDVN sửa lỗi

Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã giảm hơn 9 tỷ USD dự kiến, do thặng dư thanh toán tiếp tục bốc hơi khi xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng...

Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đạt đỉnh điểm vào tháng 6/2014 ở mức 3,993 nghìn tỷ đô la và đã giảm xuống còn 3,093 nghìn tỷ đô la trong tháng 11. Mặc dù đó là một con số rất lớn, nhưng Trung Quốc - có lượng hàng hóa xuất khẩu trị giá 2,26 nghìn tỷ đô la, tương đương 12,8% nguồn cung toàn cầu - cần liên tục mua số lượng lớn nguyên liệu và tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động. Do đó, khi dự trữ ngoại hối của nước này giảm xuống dưới mốc 3 nghìn tỷ đô la thì có thể sẽ làm sản xuất chậm lại.

Các nhà phân tích Phố Wall đã dự báo dự trữ ngoại hối của Trung Quốc chỉ giảm 2 tỷ đô la dựa trên kỳ vọng về hoạt động thương mại mạnh mẽ theo mùa, với xuất khẩu lên tới 2,4 tỷ đô la và nhập khẩu giảm 3,2 tỷ đô la. Nhưng xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 11 giảm 2,4 tỷ đô la và nhập khẩu tăng gần 1 tỷ đô la.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã tiêu tốn của Trung Quốc mỗi tháng khoảng 4 tỷ đô la xuất khẩu, nhưng điều đó đã được bù đắp một phần bằng việc giảm 1 tỷ đô la nhập khẩu từ Mỹ. Trong cuộc họp báo ngày 9/12 tại Bắc Kinh, trợ lý Bộ trưởng Thương mại của Trung Quốc, Ren Hongbin, đã có tuyên bố về các cuộc đàm phán thương mại như sau: “Trung Quốc hy vọng các cuộc đàm phán có thể tiếp tục tiến triển dựa trên các nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, và đạt được kết quả có thể thỏa mãn tất cả các bên càng sớm càng tốt”.

Đối mặt với thời hạn 15/12 khi chính quyền Trump tăng thêm 15% thuế đối với 160 tỷ đô la hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc, thì vào ngày 6/12, Bắc Kinh đã có một hành động thiện chí là miễn thuế cho “một số” mặt hàng đậu nành và thịt lợn của Mỹ khi nhập khẩu vào nước này.

Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại đã không làm tổn thương nền kinh tế Mỹ hoặc làm suy yếu sự ủng hộ của người lao động đối với Tổng thống Trump. Vào ngày 6/12, Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ báo cáo rằng số lượng việc làm đã tăng thêm 266.000 trong tháng 11. Lợi nhuận trong hai tháng qua đã được điều chỉnh cao hơn, với mức bình quân 6 tháng lên tới 200.000 - lần đầu tiên kể từ tháng 4.

Cơ quan Quản lý Ngoại hối Nhà nước không đề cập đến vụ bỏ lỡ thương mại trị giá 7 tỷ USD khi họ đưa ra tuyên bố đổ lỗi sự sụt giảm lớn là do thay đổi tỷ giá hối đoái và giá tài sản toàn cầu, bao gồm giá trị của lượng vàng dự trữ của Trung Quốc (62,64 triệu troy ounces) đã giảm từ 94,65 tỷ đô la trong tháng 10 xuống còn 91,47 tỷ đô la trong tháng 11.

Theo Endo Economics, cán cân thanh toán của Trung Quốc cho xuất khẩu và nhập khẩu đạt đỉnh trong năm 2009 ở mức khoảng 10% GDP, nhưng dự kiến ​​sẽ là con số âm trong năm tới. Vào năm 2002, chi phí lao động của Trung Quốc là khoảng 0,60 đô la mỗi giờ, chỉ cao hơn mức lương của Ấn Độ và Philippines. Nhưng ở mức 4,80 đô la một giờ như hiện tại, thì đã cao hơn Philippines (3,10 đô la/giờ), Ấn Độ (2,50 đô la/giờ), và nước láng giềng Việt Nam (3 đô la/giờ).

Thay vì nhu cầu lao động tăng dẫn tới chi phí tăng, Enodo chỉ ra rằng “dân số của Trung Quốc được thiết lập ở mức cao nhất là 1,41 tỷ vào năm 2023 - sớm hơn 5 năm so với dự báo chính thức”. Cùng với việc một số nhà phân tích dự đoán tỷ lệ sinh năm 2020 có thể giảm từ 17 triệu xuống còn 11 triệu, Enodo cảnh báo rằng lực lượng lao động bị thu hẹp và xã hội đang già hóa nhanh chóng sẽ đặt ra nhiều thách thức kinh tế và xã hội cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Thanh Hương (biên dịch)

Theo Theepochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm 9 tỷ USD trong tháng 11