FBI cảnh báo: Trung Quốc đe dọa an ninh mạng của Mỹ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã cảnh báo về một “làn sóng” trong chiến dịch phản gián của Trung Quốc có thể đe dọa đến an ninh kinh tế và quốc gia của Hoa Kỳ.

Tại phiên điều trần vào ngày 5/11 trước Ủy ban An ninh Nội địa Thượng viện về các mối đe dọa an ninh mà Mỹ phải đối mặt, Giám đốc FBI, ông Christopher Wray, cho biết Trung Quốc là mối đe dọa phổ biến và dai dẳng đối với quá trình cải tổ của nước Mỹ, Fox News đưa tin.

Ông đề cập đến "Dự án nghìn nhân tài” thu hút hàng ngàn người tài ở nước ngoài về quê hương làm việc, đã dấy lên quan ngại về vấn đề an ninh quốc gia do mục đích của Kế hoạch này là nhằm đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ và các bí mật công nghệ của Hoa Kỳ.

“Chúng tôi nhận thấy rằng chính phủ Trung Quốc khuyến khích và hỗ trợ việc lạm dụng các Dự án kiểu này”, ông Wray khẳng định.

Dự án nói trên tập trung vào việc đưa sinh viên và các nhà nghiên cứu Trung Quốc hiện đang làm việc ở nước ngoài về nước. Kể từ năm 2008, ít nhất 6.000 đã được tuyển dụng cho dự án này.

Ông nhận định: “Hoạt động loại này là mối đe dọa đến an ninh kinh tế và an ninh quốc gia của Mỹ. Đây cũng là mối đe dọa đối với vấn đề việc làm, các doanh nghiệp cũng như các thành phố lớn của Mỹ”.

Theo báo cáo năm 2018 của Viện Nghiên cứu Y tế quốc gia Mỹ (NIH), Dự án này phù hợp với mục tiêu của mô hình phát triển công nghệ của Trung Quốc, loại mô hình mà trợ lý Thứ trưởng Bộ Tư pháp, ông John Demers mô tả tóm tắt bằng ba chữ “là để ăn cắp, bắt chước và thay thế”.

Trong báo cáo này, NIH nhấn mạnh quan ngại rằng, những người được tuyển dụng theo Kế hoạch đều đã từng được tiếp cận với quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, họ sẽ chuyển dữ liệu quan trọng, vốn được Mỹ đầu tư xây dựng và phát triển, về Trung Quốc.

Báo cáo của NIH đã dẫn một vài ví dụ về cáo buộc đánh cắp giao thức Internet thông qua Dự án này, như trường hợp Lưu Nhược Bằng, một người Mỹ gốc Hoa làm việc tại Đại học Duke. Lưu đã lấy cắp dữ liệu về dự án "áo choàng tàng hình" của giáo sư và mang về Trung Quốc để khởi nghiệp.

Nhà bình luận về Trung Quốc tại Mỹ, ông Tang Jingyuan nói với The Epoch Times vào ngày 20/12/2018 rằng: “Hầu hết các đối tượng tham gia Dự án này là người Mỹ gốc Hoa, nghĩa là họ đã phản quốc bằng cách đánh cắp công nghệ tiên tiến và độc đáo của Mỹ mang cho đối thủ Trung Quốc. Sau đó, họ dùng các công nghệ này trong ngành công nghiệp Trung Quốc và bán các sản phẩm ra nước ngoài.

Ông Tang cho biết Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tấn công hệ thống máy tính và đánh cắp công nghệ của các nước trên thế giới một cách hợp pháp, và buộc các công ty nước ngoài phải chuyển giao công nghệ khi hoạt động ở Trung Quốc. “Dự án nghìn nhân tài” là một nước cờ vòng vo giúp ĐCSTQ có được các công nghệ tiên tiến.

Ông Wray phát biểu tại phiên điều trần rằng FBI đã có số cuộc điều tra tăng đột biến - khoảng 1.000 cuộc, liên quan đến việc Trung Quốc đánh cắp công nghệ của Mỹ.

“Đây là một làn sóng dấy lên đáng kể từ vài năm trước”, ông Wray khẳng định.

Wray cho biết FBI đã chuyển trọng tâm từ xâm nhập đến phát hiện, Fox News đưa tin.

“Lắp đặt hệ thống khóa cửa, đèn chiếu sáng và camera quan sát xung quanh ngôi nhà của bạn là ý tưởng rất tốt,” Lau Wray nói. “Nhưng nếu kẻ trộm đã xoay sở để thuê người lẻn vào trong tầng hầm nhà bạn và cài cắm ở đó thì hệ thống hiện đại nói trên sẽ không giúp ích được gì nhiều đối với vấn đề an toàn của ngôi nhà”.

Chia sẻ của ông Wray tiếp nối ý kiến của quan chức phản gián hàng đầu của FBI, Trợ lý Giám đốc FBI, ông Bill Priestap, chia sẻ với các thượng nghị sĩ vào ngày 12/12/2018 rằng mối đe dọa gián điệp mạng từ Trung Quốc là “mối đe dọa phản gián nghiêm trọng nhất đối với quốc gia chúng ta hiện nay”.

Ông cho biết, “Không chắc chắn điều gì sẽ xảy ra đối với tương lai của không chỉ Hoa Kỳ, mà còn cả tương lai của toàn thế giới.”

Ngày 5/11/2019, người đứng đầu 7 cơ quan liên quan đến an ninh hàng đầu của Mỹ bao gồm Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ An ninh Nội địa, Cơ quan Tình báo Quốc gia, FBI, Cơ quan An ninh Quốc gia và Cơ quan An ninh Cơ sở hạ tầng và An ninh mạng đã đưa ra một Tuyên bố chung về an ninh bầu cử năm 2020.

Tuyên bố cảnh báo rằng: “Nga,Trung Quốc, Iran và các chủ thể độc hại nước ngoài khác đều sẽ tìm cách can thiệp vào quá trình bầu cử hoặc tác động tới nhận thức của cử tri.”

Theo tuyên bố, “Các đối thủ có thể tìm mọi cách để đạt được mục tiêu, bao gồm cả chiến dịch truyền thông xã hội, định hướng các hoạt động làm mất thông tin hoặc hành động phá hoại cơ sở hạ tầng bầu cử ở cấp quốc gia và tiểu bang.”

Tuy nhiên, hiện tại chưa có bằng chứng nào của việc can thiệp đến cơ sở hạ tầng bầu cử cho phép các đối thủ có thể tác động đến việc bỏ phiếu, thay đổi số phiếu hoặc làm gián đoạn việc kiểm phiếu. Các cơ quan này cho biết họ sẽ thận trọng theo dõi bất kỳ mối đe dọa nào đối với cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ.

Thuỳ Minh (biên dịch)

Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

FBI cảnh báo: Trung Quốc đe dọa an ninh mạng của Mỹ