Giả nhượng bộ Mỹ, Hội nghị Trung ương 4 định sách lược của Đảng cộng sản Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 32 tháng 10 năm 2019, Hội nghị Trung ương 4 (HNTW 4) ĐCSTQ bế mạc và thông qua báo cáo. Nội dung báo cáo nhấn mạnh "ĐCSTQ lãnh đạo hết thảy", và thông qua báo cáo trên nguyên tắc về chính sách đối với Hồng Kông và Ma Cao.

Từ bản báo cáo này cho thấy, ĐCSTQ không nhượng bộ đối vấn đề cốt lõi là chấp chính. Đối với nước Mỹ, ĐCSTQ thực tế chỉ là giả nhượng bộ để kéo dài thời gian nhằm phục hồi kinh tế mà thôi.

Hội nghị Trung ương 4 định sách lược chân thực của ĐCSTQ đối với nước Mỹ

HNTW 4 kéo dài 4 ngày, bế mạc ngày 31 tháng 10. Bản báo cáo hội nghị đề cập đến các vấn đề như kinh tế, trị đảng, chính sách đối với Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, vấn đề ngoại giao và nhân sự.

Trong bản báo cáo, vấn đề nhấn mạnh đầu tiên chính là "phải kiên trì đảng lãnh đạo hết thảy trong đảng, chính quyền, quân đội, dân sự và học thuật, trong tất cả các miền Đông Tây Nam Bắc".

Trong những vòng đàm phán thương mại trước đây, phía Mỹ đã nhiều lần bày tỏ không hài lòng với mô thức kinh tế ĐCSTQ, đồng thời yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt trợ cấp các doanh nghiệp quốc doanh và thực hiện cải cách kết cấu kinh tế.

Nội dung báo cáo tồn tại mâu thuẫn với nội dung phía Mỹ yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt trợ cấp các doanh nghiệp quốc doanh.

Tháng 9 năm ngoái, khi khảo sát 3 tỉnh Đông Bắc, ông Tập Cận Bình đã từng nhấn mạnh: "Kiên trì không dao động vị trí chủ thể của kinh tế quốc hữu, vai trò chủ đạo của kinh tế quốc hữu, đồng thời khuyến khích, ủng hộ và dẫn dắt kinh tế phi quốc hữu phát triển".

Nhà bình luận thời sự Lý Lâm Nhất nói, từ báo cáo HNTW 4 có thể thấy ĐCSTQ hoàn toàn không muốn động đến các doanh nghiệp nhà nước. Có lẽ Mỹ - Trung sẽ ký thỏa thuận thương mại tạm thời, tức ĐCSTQ sẽ mua nông sản Mỹ đổi lại Mỹ sẽ trì hoãn áp thêm thuế đối với sản phẩm Trung Quốc. Những đó chỉ là "phép bịt mắt" của ĐCSTQ, còn với những vấn đề cốt lõi như chấp chính và giảm thiểu trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước thì ĐCSTQ không muốn nhượng bộ.

Mỹ - Trung tấn công và phòng ngự xung quanh kế hoạch "Trung Quốc chế tạo 2025"

Có nguồn tin nói rằng, giới lãnh đạo cao cấp ĐCSTQ thảo luận về kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (từ 2021 đến 2025) ở HNTW 4.

Các quan chức cao cấp tham gia chế định chính sách tiết lộ thông tin cho "Nhật báo phố Wall" rằng, cốt lõi của kế hoạch này là chính sách công nghiệp đã được sửa đổi nhằm thay thế kế hoạch "Trung Quốc chế tạo 2025".

Theo bài báo đưa tin, kế hoạch năm năm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc từ 2021 đến 2025 do Phó thủ tướng Lưu Hạc, người đứng đầu phái đoàn đàm phán thương mại Trung - Mỹ đứng đầu, đã lãnh đạo nhóm nghiên cứu viết ra đề án kế hoạch này.

Embed from Getty Images

Để đạt được Kế hoạch "Trung Quốc chế tạo năm 2025", Trung Quốc đã lựa chọn những cách làm chưa từng có trong lịch sử và đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của Mỹ.

Kế hoạch "Trung Quốc chế tạo 2025" đã từng một thời được truyền thông ĐCSTQ ra sức tán dương. Kế hoạch này lần đầu tiên được Lý Khắc Cường đề xuất trong "Báo cáo công tác chính phủ" tháng 3 năm 2015. Đến tháng 5, kế hoạch này được chính thức công bố thực hiện.

Kế hoạch liên tục bị nước Mỹ công kích.

Ngày 29 tháng 3, Văn phòng Đại diện Thương mại nước Mỹ đã công bố báo cáo đánh giá thương mại năm 2019. Báo cáo đã phê phán kế hoạch ngành nghề "Trung Quốc chế tạo 2025", chỉ ra rằng, chính quyền ĐCSTQ vì để đạt được mục tiêu đã lựa chọn sách lược là những cách làm chưa từng có trong lịch sử, bao gồm lấy lập trường quốc gia can thiệp trên diện rộng, lấy cớ hạn chế, chiếm lời từ các doanh nghiệp nước ngoài, phân biệt hoặc dùng các phương thức khác khiến kỹ thuật, sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp nước ngoài phải bị nằm vào thế yếu.

Đầu tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Trump trong buổi họp báo sau cuộc tuyển cử giữa nhiệm kỳ đã chỉ rõ rằng, chính sách "Trung Quốc chế tạo 2025" chứa đầy tính ức hiếp. Trump nói, Trung Quốc (ĐCSTQ) tìm kiếm địa vị bá chủ kinh tế toàn cầu vào năm 2015, nhưng "điều này sẽ không xảy ra".

Từ khi nổ ra cuộc chiến thương mại Mỹ Trung 2018 đến nay, quan chức ĐCSTQ đã lệnh cho tất cả các cơ quan truyền thông không được đề cập đến kế hoạch "Trung Quốc chế tạo 2025". Trong "Lưỡng hội" (Hội nghị đại biểu toàn quốc, và Hội nghị Hiệp thương chính trị toàn quốc) năm nay, báo cáo của ông Lý Khắc Cường cũng không đề cập đến cụm từ này.

Nhưng báo cáo đầu năm nay của Phòng Thương mại Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, các cấp chính quyền ĐCSTQ vẫn đanh nhanh chóng thúc tiến kế hoạch "Trung Quốc chế tạo 2025", chỉ là gắng hết sức không tuyên truyền công khai.

Hiện nay, những hành vi này của ĐCSTQ bị coi là đang "Dối trời qua biển". Trước HNTW 4, truyền thông nước ngoài cũng đã đưa tin ĐCSTQ sẽ "nhượng bộ" nước Mỹ.

Đài Á Châu Tự do dẫn nguồn tin quan chức Trung Nam Hải tiết lộ rằng: "Sách lược cuối cùng làm thế nào ứng phó cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ (giữa các phái trong Bộ chính trị) vẫn chưa được xác định. Đó là nguyên nhân trọng yếu khiến Hội nghị Toàn thể Trung ương trì hoãn mãi không tổ chức được. Hiện nay, Tập Cận Bình (về sách lược đối với Mỹ) đã hạ quyết tâm nhượng bộ rồi, đồng thời trong các Ủy viên Thường trực và Bộ chính trị cũng đã có được sự đồng thuận chủ yếu giữa các phe phái. Do đó Hội nghị Trung ương đã định trước mới được tổ chức, thảo luận nghị trình đã được định trước".

Lý Lâm Nhất phân tích rằng, điều này rõ ràng là ĐCSTQ vẫn tiếp tục "Dối trời qua biển". ĐCSTQ miệng nói "nhượng bộ", thực tế là đẩy nhanh khôi phục nguyên khí kinh tế, để mưu đồ tiếp tục đối kháng với Mỹ trong tương lai. Cái gọi là thỏa thuận thương mại tạm thời chỉ là sách lược của ĐCSTQ dùng tiền mua thời gian, đổi lấy thời gian điều chỉnh kinh tế mà thôi.

Học giả kinh tế nước ngoài Hà Thanh Liên đã nói trong một bài viết vào tháng 7 rằng: "Từ khi bắt đầu cuộc chiến thương mại, tôi đã nhận thấy ĐCSTQ đang thực hiện sách lược cuộc chiến giằng co "dùng thời gian đổi lấy không gian", để chờ thay đổi".

Embed from Getty Images

ĐCSTQ đang thực hiện sách lược cuộc chiến giằng co "dùng thời gian đổi lấy không gian", để chờ thay đổi.

Chuyên gia phân tích: ĐCSTQ sẽ thắt chặt chính sách Hồng Kông trong tương lai

Một góc nhìn khác từ báo cáo HNTW 4 này là chính sách Hồng Công. Ngoài đề ra ĐCSTQ "lãnh đạo" một quốc gia hai chế độ ra, bản báo cáo còn lần đầu tiên đề ra phải "nghiêm khắc chiểu theo hiến pháp và Luật cơ bản để quản lý đối với đặc khu hành chính Hồng Kông, Ma Cao", "xây dựng chế độ pháp luật và cơ chế thực hiện kiện toàn để duy trì an ninh quốc gia".

Nhà bình luận cao cấp Lâm Hòa Lập nói với "Apple Daily" rằng, bản báo cáo không đề cập đến 5 yêu cầu của người dân Hồng Kông, đồng thời thực thi pháp luật hình phạt hà khắc đối với Hồng Kông. Điều đó phản ánh ông Tập Cận Bình thông qua biện pháp cứng rắn để tìm kiếm xây dựng lại uy tín trong sự vụ Hồng Kông.

Nhà bình luận thời sự Lưu Nhuệ Thiệu phân tích rằng, Trung ương không phải chỉ muốn lập 23 điều mà là muốn xem xét lại tất cả pháp luật liên quan đến an ninh quốc gia, liên quan đến luật tuyển cử Hồng Kông, truyền thông, tội nhục mạ cảnh sát, luật về mạng, thậm chí các quan tòa đều xử nghiêm, "chính sách về Hồng Kông chỉ có càng thắt chặt"

Hiệu quả của báo cáo đối với việc bày tỏ thái độ đối với chính sách về Hồng Kông, Ma Cao và hiệu quả đối với việc trước đó Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga bày tỏ thái độ đối với việc thành lập Ủy ban điều tra độc lập là hoàn toàn trái ngược.

Ngày 20 tháng 10, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga khi trả lời phỏng vấn đài truyền hình đã bày tỏ: "Tôi ủng hộ chấp pháp nghiêm, nhưng sẽ không mù quáng ủng hộ mỗi hành động, mỗi cảnh sát". Sau đó, bà Lâm lại đề ra: "Báo cáo của hiệp hội giám sát cảnh sát sẽ đưa ra vào cuối năm, nếu ý kiến người dân vẫn không hài lòng, đương nhiên (tôi) sẽ có trách nhiệm tìm kiếm cơ chế điều tra khác".

Người trong giới truyền thông Tăng Chí Hào đã viết bài bày tỏ rằng, bà Lâm Trịnh dường như muốn nói: Sau khi có báo cáo của Hiệp hội giám sát cảnh sát, nếu vẫn còn không hài lòng thì sẽ mở Ủy ban điều tra độc lập.

Sau khi vòng đàm phán thương mại cao cấp thứ 13 kết thúc, ngày 11 tháng 10, ông Trump khi hội kiến Lưu Hạc ở Nhà Trắng đã nói với truyền thông rằng: "Chúng tôi đã thảo luận vấn đề Hồng Kông. Tôi cho rằng vấn đề này sẽ tự giải quyết. Trên thực tế tôi thấy thỏa thuận (thương mại) này đối với người dân Hồng Kông mà nói là vô cùng quan trọng. Tôi cho rằng đó là sự việc vô cùng tích cực đối với Hồng Kông".

Ngày 15 tháng 10, "Luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông" đã được Hạ viện Mỹ thông qua 100% phiếu. Gần đây nghị sỹ hai đảng trong Thượng viện đều thúc giục Thượng viện nhanh chóng bỏ phiếu thông qua dự luật này để biểu thị sự ủng hộ đối với người kháng nghị đòi dân chủ cho Hồng Kông.

Ngày 24 tháng 10, Phó tổng thống Mỹ Pence đã phát biểu bài diễn văn lần thứ 2 về chính sách đối với Trung Quốc tại Trung tâm Wilson ở Washington. Về vấn đề Hồng Kông, ông Pence bày tỏ rõ ràng rằng: "Nước Mỹ đứng cùng một phía với người dân Hồng Kông"

"Tôi có thể đảm bảo với các bạn rằng, trong những ngày tới đây, nước Mỹ sẽ tiếp tục đốc thúc Trung Quốc giữ được kiềm chế, thực hiện lời cam kết tôn trọng người dân Hồng Kông. Trong mấy tháng qua, hàng triệu người Hồng Kông đã luôn kháng nghị hòa bình để bảo vệ quyền lợi của các bạn. Chúng tôi đứng về phía các bạn. Chúng tôi được cảm hứng bởi các bạn, đồng thời đốc thúc các bạn tiếp tục lựa chọn phương thức kháng nghị phi bạo lực" - ông Pence nói.

Embed from Getty Images

"Nước Mỹ đứng cùng một phía với người dân Hồng Công"

Lý Lâm Nhất bày tỏ rằng, HNTW 4 đã xác định, ĐCSTQ tương lai sẽ kiểm soát chặt Hồng Công, bởi vì Hồng Công cũng là vấn đề cốt lõi của ĐCSTQ. Những lời nói gần đây của bà Lâm Trịnh có thể chỉ là lời nói để không ảnh hưởng đến thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc, từ đó làm tê liệt nước Mỹ. Đối với ĐCSTQ mà nói, kéo dài được giờ nào hay giờ đó, mấu chốt là kinh tế phải vượt qua thời kỳ khó khăn này.

Kudlow: Trước khi ký thỏa thuận vẫn xem xét tăng thuế đối với Trung Quốc vào tháng 12

Ngày 11 tháng 10 năm nay, vòng đàm phán thương mại cao cấp thứ 13 kết thúc, hai bên về nguyên tắc đã đạt được "Thỏa thuận giai đoạn 1".

Gần đây, đại diện thương mại Mỹ Lightzer và Bộ trưởng Tài chính Mnuchin đã điện đàm với Lưu Hạc. Hiện tại hai bên đang nỗ lực đem thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 viết thành văn bản.

Tờ báo Bành Bác dẫn nguồn tin của người thạo tin cho biết, Trung Quốc dự tính sau khi ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, trong vòng 1 năm mua của Mỹ tối thiểu 20 tỷ đô-la nông sản, đồng thời xem xét trong những vòng đàm phán tới sẽ tăng thêm lượng mua.

Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 Mỹ Trung ban đầu dự định sẽ ký kết ở Hội nghị Thượng đỉnh APEC ngày 16 và 17 tháng 11. Nhưng gần đây Chile nổ ra các hoạt động kháng nghị. Ngày 30 tháng 10, tổng thống Chile bày tỏ rằng sẽ bãi bỏ Hội nghị APEC dự định tổ chức tại Chile.

Cố vấn kinh tế hàng đầu của Nhà Trắng Kudlow khi trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình thương nghiệp Fox (Fox Business Network) đã bày tỏ rằng, trước khi Mỹ Trung ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, vẫn sẽ xem xét tăng thuế đối với Trung Quốc như đã dự định vào tháng 12.

Đại Minh biên dịch
Tác giả: Cổ Thanh Nhi
Theo epochtimes.com



BÀI CHỌN LỌC

Giả nhượng bộ Mỹ, Hội nghị Trung ương 4 định sách lược của Đảng cộng sản Trung Quốc