Giám đốc CDC Trung Quốc tiết lộ bản thân đã tiêm trộn 3 loại vaccine COVID-19

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tính an toàn và hiệu quả của vaccine Trung Quốc luôn bị ngoại giới nghi ngờ. Hiện các quốc gia ở Đông Nam Á đã lần lượt chuyển sang tiêm vaccine do phương Tây sản xuất. Gần đây, ngay cả Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc - ông Cao Phúc (Gao Fu) cũng thừa nhận rằng, bản thân ông đã tiêm trộn 3 loại vaccine.

Theo tờ South China Morning Post đưa tin, ông Cao Phúc nói trong một cuộc phỏng với tạp chí Global Characters hôm 17/7 rằng, “Tôi nằm trong số những người đầu tiên tiêm vaccine COVID-19 phát triển trong nước hồi tháng 5/2020. Giờ tôi đã tiêm xong 3 liều sử dụng các công nghệ khác nhau và từ các nhà sản xuất khác nhau, tôi không thấy bất kỳ khó chịu nào”.

Về lý do tại sao phải tiêm liều thứ 3, tiêm loại vaccine gì và việc này có nằm trong nghiên cứu liên quan nào hay không, ông Cao không nói rõ.

Tại "Hội nghị Sức khỏe và Vaccine toàn quốc năm 2021” tại Thành Đô vào ngày 10/4, trước những trường hợp vẫn mắc COVID-19 dù đã tiêm đủ 2 liều vaccine Trung Quốc, ông Cao thừa nhận rằng vaccine của Trung Quốc “có tỷ lệ bảo vệ không cao”. Khi đó ông Cao nói rằng, chính quyền đã chính thức xem xét việc có nên tiêm trộn các loại vaccine được sản xuất bằng các công nghệ khác nhau hay không.

Hiện tại, một số nước sau khi tiêm vaccine Trung Quốc như Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Chile, Seychelles, Mông Cổ, v.v. có tỷ lệ số ca mắc COVID-19 không giảm mà còn tăng lên. Indonesia và Thái Lan cho biết, hàng trăm nhân viên y tế của 2 nước này vẫn mắc COVID-19, thậm chí tử vong dù đã tiêm vaccine Sinovac. Trong khi cộng đồng quốc tế không ngừng đặt nghi vấn đề tính hiệu quả của vaccine Trung Quốc, nước này cũng đẩy nhanh việc giới thiệu vaccine BNT162b2 mRNA do công ty BioNTech của Đức nghiên cứu và phát triển.

Theo Caixin dẫn nguồn tin tiết lộ, các cơ quan liên quan của Trung Quốc đã lên kế hoạch sử dụng BNT162b2 như một biện pháp tăng cường tiếp theo cho nhóm người đã tiêm vaccine bất hoạt.

Các thông tin liên quan khiến người dân Trung Quốc thảo luận sôi nổi.

Có cư dân mạng cho rằng: "Phải chăng đây là sự thừa nhận trá hình cho việc vaccine nội địa không đủ khả năng"?.

“Tiêm trực tiếp không rẻ hơn sao? Tại sao phải tiêm trộn? Lẽ nào vaccine bất hoạt không có tác dụng?”.

Tính hiệu quả của vaccine Trung Quốc

Cô Vương, một người dân Liêu Ninh nói với Vision Times hôm 19/7 rằng, sau khi tiêm xong vaccine nội địa vào tháng này, cô xuất hiện triệu chứng sốt bất thường, rất may đến ngày thứ 4 đã hạ sốt. Cô Vương còn cho biết, cô đã tiêm vaccine của Trùng Khánh, tổng cộng phải tiêm 3 mũi, “không tiêm không được, nếu không đi đâu cũng bị hạn chế”.

Ngoài ra, theo Kênh Tin tức Tiêu dùng và Kinh doanh Mỹ (CNBC) đưa tin ngày 7/7, trong số các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất trên thế giới, có ít nhất 6 nước tiếp tục tăng mạnh số ca mắc COVID-19 mỗi tuần. Trong đó 5 nước phụ thuộc vào vaccine của Trung Quốc, bao gồm Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (74%), Seychelles (72,1%), Mông Cổ (63%), Uruguay (66,5%) và Chile (67,3%).

Theo một báo cáo nghiên cứu gần đây của Hong Kong được đăng trên tạp chí Y khoa Lancet Microbe của Anh, cho thấy, lượng kháng thể sinh ra trong cơ thể sau khi tiêm vaccine Sinovac của trung Quốc thấp hơn 10 lần so với lượng kháng thể sinh ra sau khi tiêm vaccine BNT162b2.

Một nghiên cứu thực tế khác của Chile phát hiện, trong những người trưởng thành được tiêm chủng đầy đủ, tỷ lệ bảo vệ của vaccine Sinovac là 66%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ hiệu quả của BNT162b2 là 93%.

Mai Hạ

Theo Vision Times

 



BÀI CHỌN LỌC

Giám đốc CDC Trung Quốc tiết lộ bản thân đã tiêm trộn 3 loại vaccine COVID-19