Hạm đội 2 Hoa Kỳ tuyên bố hoàn toàn có khả năng tác chiến để thách thức tham vọng bành trướng Bắc cực của ĐCS Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hạm đội 2 của Hải quân Hoa Kỳ đã ngừng hoạt động trong thời Obama nay đã được tái thiết lập, khôi phục hoàn toàn khả năng tác chiến để có thể đối phó với các thách thức như hoạt động bành trướng của Trung Quốc tại Bắc Cực.

Trước đây, Hạm đội 2 của Hải quân Hoa Kỳ chịu trách nhiệm bảo vệ lợi ích của Mỹ từ Bắc Cực đến vùng biển Caribê, với khoảng 126 tàu, 4.500 máy bay và 90.000 thủy thủ. Hạm đội được chính quyền Obama xác định là di tích của Chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Hoa Kỳ ngày 10 tháng 8 năm 2010, và sau đó ngừng hoạt động vào năm 2011.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giữa tháng 10 năm 2010 bắt đầu tranh luận về kế hoạch bành trướng tới “các vùng lãnh thổ mới” ở Bắc Cực. Kế hoạch này là trọng tâm của Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 được công bố năm 2011. Sáng kiến ​​bành trướng Bắc Cực và các nhận định như “Trung Quốc là một quốc gia gần Bắc Cực” bắt đầu xuất hiện trong các tài liệu quy hoạch nhà nước chính thức của ĐCSTQ vào năm 2015. Đỉnh điểm là khu vực được nhà lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đưa vào bài phát biểu ngày 25 tháng 1 năm 2018 để cập nhật tình hình của Sáng kiến “Một vành đai, Một con đường, (OBOR, còn được gọi là Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường) bao quát tầm nhìn của Trung Quốc về “một vận mệnh chung” dọc theo “con đường tơ lụa địa cực” .

Việc Bắc Kinh khai thác dầu khí và tài nguyên khác ở Bắc Cực đã và đang được che chắn bởi những gì mà Vụ khảo cứu Quốc hội Hoa Kỳ gọi là cuộc đấu tranh quyền lực mới bởi hành động quân sự hóa của Trung Quốc ở vùng biển phía Nam và Đông Trung Quốc để thực hiện tranh chấp chủ quyền Đường lưỡi bò và độc quyền thống trị kinh tế trên 2 triệu km2 của các tuyến đường hàng hải châu Á.

Con đường tơ lụa địa cực dị thường của Trung Quốc (Polar Silk Road gambit) bao gồm 21 triệu km2 khu vực hàng hải chưa được khai thác và kém phát triển nhất đã rung hồi chuông cảnh báo về mối quan ngại an ninh quốc gia đối với nhiều quốc gia vùng Bắc cực. Ông Niklas Granholm thuộc Viện nghiên cứu quốc phòng Thụy Điển cảnh báo: “Hoạt động bành trướng của Trung Quốc tại Bắc Cực gây lo ngại rằng nó có thể khiến phải thay đổi bản đồ địa chính của khu vực một cách đáng kể”.

Sự thống trị Bắc Cực có thể đem lại nhiều tiềm năng về lợi ích. Cục khảo sát địa chất Hoa Kỳ ước tính khu vực này nắm giữ 30% trữ lượng khí và 13% trữ lượng dầu toàn cầu. Công nghệ mới và biến đổi khí hậu dự kiến ​​sẽ mở một tuyến đường giao thông khu vực quanh năm vào năm 2050. Nga, đồng minh chiến lược của Trung Quốc, đã đưa yêu sách lãnh thổ tại Bắc Cực tại Liên Hợp Quốc để đòi quyền sở hữu 1,2 triệu km2 thềm biển, mở rộng từ thềm lục địa ra biển 650 km.

Chính quyền của tổng thống Donald Trump bắt đầu thiết lập lại Hạm đội 2 Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 7 năm 2018 chỉ với 11 sĩ quan và bốn người lính chuyên nghiệp. Nhưng đến tháng 9 năm 2019, Hạm đội 2 đã lên tới gần 30 tàu và 120 máy bay.

Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Hạm đội 2 là xử lý các vấn đề liên quan tới những tiến bộ công nghệ của Trung Quốc và Nga, những công nghệ dẫn đến “một môi trường đặc thù dưới đáy biển bởi các cảm biến đo năng lượng môi trường biển, tàu ngầm không gây tiếng động, tên lửa chống tàu siêu thanh và siêu vượt âm (ASM), mỏ thông minh và gia tăng sử dụng lực lượng bán quân sự”, như lực lượng dân quân “Little Blue Men” của Trung Quốc. Lực lượng này thường xuyên quấy rối tàu thuyền ở Biển Đông.

Chỉ huy Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại Châu Âu và Châu Phi, ông James Foggo gần đây đã nói với các phóng viên rằng cuộc cạnh tranh tàu ngầm toàn cầu đang nóng lên: “Đây là một trong những năm bận rộn nhất mà tôi từng biết, và tôi đã làm việc ở vị trí này từ năm 1983,” ông nói. “Nga đã và đang tiếp tục đưa tài nguyên xuống vùng biển của họ. Đó là một cách bất cân xứng để thách thức liên minh phương Tây và NATO và thực sự họ đã thực hiện khá tốt.

Khi Hạm đội 2 tuyên bố khả năng tác chiến toàn lực thì đồng thời, Trung tâm đánh giá ngân sách và chiến lược phi đảng phái (CBSA) của Hoa Kỳ cũng đưa ra một báo cáo có tiêu đề: 'Lấy lại vùng biển, chuyển đổi Hạm đội Hoa Kỳ để thích hợp cho Chiến tranh dựa trên quyết định (Decision-Centric Warfare).” CBSA đã tranh luận rằng Hải quân Hoa Kỳ cần phải nhanh nhạy và chi phí hiệu quả hơn, bởi vì vẫn tồn tại tình trạng cần số lượng lớn các chiến binh, gây tốn kém và chi phí nhân lực quá cao để đạt được số lượng cần thiết cho các hoạt động điều động lực lượng “chiến đấu chống lại một cường quốc như Trung Quốc.”

Nguyên Hương

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Hạm đội 2 Hoa Kỳ tuyên bố hoàn toàn có khả năng tác chiến để thách thức tham vọng bành trướng Bắc cực của ĐCS Trung Quốc