Hàng không mẫu hạm của Trung Quốc không phải mối đe dọa lớn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hiện nay Trung Quốc đang phô trương lực lượng hải quân của mình, trong đó đặc biệt là tàu sân bay. Tuy vậy, liệu tàu sân bay của Trung Quốc có phải là mối đe dọa thực sự với Hoa Kỳ hay không, hãy cùng chuyên gia Richard A. Bitzinger phân tích điều này.

Khi bàn về vũ khí, thì hiếm có thứ được cho là "bất ngờ lớn".

Trong hầu hết mọi trường hợp, chúng tôi luôn biết về một hệ thống vũ khí mới, có khả năng thay đổi cục diện cuộc chơi trước đó nhiều năm. Máy bay tiêm kích được phỏng đoán khoảng một vài năm trước khi chúng thực sự được chế tạo. Chúng ta đã có những tin đồn và thậm chí cả những hình ảnh minh họa có độ chính xác cao về máy bay tàng hình từ rất lâu trước khi chúng chính thức được công bố. Và những nghiên cứu mở rộng về vũ khí siêu thanh đã diễn ra trong nhiều thập kỷ.

Trên thực tế, vũ khí bí mật thực sự duy nhất trong hơn một trăm năm qua chính là bom nguyên tử, vốn được che đậy trong Dự án Manhattan tuyệt mật.

Do đó, mặc dù chúng ta không thể biết chi tiết cụ thể, nhưng có rất ít trường hợp bị bất ngờ bởi hoàn toàn không biết trước về một thiết bị quân sự mới.

Lấy ví dụ về nỗ lực của Trung Quốc trong việc đóng một tàu sân bay. Đô đốc Lưu Hoa Thanh (Liu Huaqing), người được cho là cha đẻ của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) hiện đại. Ông Lưu say mê các tàu sân bay đến nỗi từng nói rằng “không có tàu sân bay, tôi sẽ chết không nhắm mắt”. (Ông ấy thực sự đã bỏ lỡ nó; ông qua đời vào tháng 1/2011, chín tháng trước khi tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc được đưa vào hoạt động).

Trong mọi trường hợp, trong khi Liêu Ninh Type-001 - tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, là một cột mốc quan trọng trong lịch sử của PLAN, thì lại hầu như không có nhiều hệ thống vũ khí. Hầu hết mọi người đều quen thuộc với quá khứ đầy thăng trầm của Liêu Ninh. Ban đầu được đặt tại Ukraine vào năm 1985 với tên gọi Riga, và sau đó là Varyag, nó được đóng dành riêng cho Hải quân Liên Xô. Việc đóng tàu Varyag chỉ hoàn thành được 70%, công việc bị tạm dừng sau khi Liên Xô sụp đổ. Ukraine đã tiếp nhận con tàu, và để nó trong tình trạng trơ trụi, tiếp xúc với môi trường bên ngoài trong nhiều năm.

Varyag cuối cùng đã được bán và bàn giao cho Trung Quốc vào năm 2001, bề ngoài là để cải tạo thành một sòng bạc ở Ma Cao. Nó mang một lớp vỏ rỉ sét, không có động cơ, bánh lái, hệ thống vũ khí hay thiết bị điện tử. Ngay cả khả năng đi biển cũng bị nghi ngờ.

Tuy nhiên, vào năm 2005, Trung Quốc đã chuyển Varyag vào một bãi cạn tại nhà máy đóng tàu Đại Liên. Tại đây nó đã được sửa chữa và tái thiết đáng kể, cùng với việc lắp đặt động cơ, radar và hệ thống điện mới. Tàu sân bay được trùng tu này đã được đưa vào hoạt động với tên gọi “Liêu Ninh” vào tháng 9/2012.

Mặc dù vậy, với trọng lượng 55.000 tấn, Liêu Ninh không phải là một tàu chiến. Không giống như các tàu sân bay của Hoa Kỳ, nó sử dụng "bệ phóng trượt tuyết" thay vì dùng máy phóng. Đây là một giải pháp ít tốn kém và ít phức tạp hơn, tuy nhiên nó làm giảm số lượng máy bay có cánh cố định có thể mang theo, có lẽ chỉ khoảng vài mươi chiếc máy bay tiêm kích (trong khi đó, siêu tàu sân bay Ford mới 110.000 tấn của Mỹ chuyên chở gấp 3 lần lần số lượng máy bay chiến đấu so với Liêu Ninh). Nó cũng giới hạn số lượng máy bay có thể được vận hành cùng một lúc.

Ngoài ra, thiết kế “bệ phóng trượt tuyết” khiến các máy bay tiêm kích này thường phải giảm bớt tải trọng vũ khí để có thể cất cánh. Về cơ bản, chúng chỉ là những ống chứa nhiên liệu bay trên không, khiến hỏa lực và phạm vi hoạt động của nó bị hạn chế đáng kể.

Liêu Ninh về cơ bản là một tàu huấn luyện. Nó có thể vận hành nhiều nhất 24 máy bay chiến đấu có cánh cố định J-15 (và có thể ít hơn), một phiên bản động cơ đảo ngược của Su-33 Nga. Hơn nữa, J-15 hay Su-33 được một số nhà phân tích coi là một giải pháp tối ưu; thậm chí người Nga đang thay thế Su-33 như máy bay chiến đấu chủ lực trên tàu sân bay của họ.

Và PLAN sẽ cần được đào tạo nhiều nhất có thể. Việc vận hành một tàu sân bay là rất khó khăn. Hơn bất kỳ tàu chiến nào khác, tàu sân bay là một "hệ thống của các hệ thống" bên trong và của chính nó. Các tàu sân bay điển hình thường mang theo “không đoàn tiêm kích” với một số loại máy bay khác nhau. Một không đoàn tiêm kích của Mỹ có 4 phi đội máy bay chiến đấu riêng biệt, một phi đội tác chiến điện tử, một phi đội trực thăng chống tàu ngầm và tìm kiếm cứu nạn, một phi đội cảnh báo sớm và một phi đội máy bay chuyên chở hàng hóa.

Hơn nữa, việc phóng và thu hồi máy bay liên tục và đồng thời đòi hỏi sự điều phối cẩn thận của cả con người và máy móc, mọi thứ đều đòi hỏi phải được thực hành liên tục để bắt đầu đạt đến mức độ thành thạo.

Vẫn chưa rõ liệu PLAN sẽ sớm nỗ lực nhân đôi sự phức tạp so với tàu sân bay Hoa Kỳ hay không. Trên thực tế, người ta nói rằng tàu sân bay thứ hai của PLAN, Sơn Đông Type-002, mặc dù được đóng hoàn toàn ở Trung Quốc, nhưng cũng chỉ là một bản sao của Liêu Ninh, dài hơn một chút nhưng vẫn mang thiết kế bệ phóng trượt tuyết.

Type 001A, tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc, được chuyển từ ụ tàu xuống nước trong lễ hạ thủy tại nhà máy đóng tàu Đại Liên ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh thuộc vùng Đông Bắc Trung Quốc, vào ngày 26/4/2017. Trung Quốc đã hạ thủy tàu sân bay đầu tiên được thiết kế và đóng trong nước, Truyền thông nhà nước cho biết vào ngày 26/4, khi nước này đang tìm cách biến hải quân của mình thành một lực lượng có khả năng phóng sức mạnh ra biển cả. (Ảnh: STR / AFP qua Getty Images)

Trên thực tế, Sơn Đông có lẽ chỉ là một động thái tình thế khác, nó được đóng để PLAN trở nên quen thuộc hơn với việc vận hành tàu sân bay và nâng cao chuyên môn đóng tàu khi đóng những con tàu lớn, phức tạp như vậy.

Do đó, cả Liêu Ninh và Sơn Đông đều không thực sự ảnh hưởng đến cán cân quân sự ở vùng tây Thái Bình Dương. Chúng cũng không thể đưa nhiều sức mạnh không quân như vậy ra ngoài vùng biển lân cận của Trung Quốc, thậm chí là Biển Đông. Và cả trận đối đầu với siêu hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ cũng không phải là điều đáng lo ngại.

Điều đó cho thấy, PLAN hầu như không chịu dậm chân tại chỗ khi xây dựng lực lượng tàu sân bay của mình. Tàu sân bay Type-003 đang được đóng tại nhà máy đóng tàu Giang Nam ở Thượng Hải. Con tàu 85.000 tấn này sẽ là tàu sân bay mặt phẳng thực sự đầu tiên của Trung Quốc, được trang bị máy phóng điện từ tiên tiến và có khả năng vận hành gần gấp đôi số lượng máy bay tiêm kích mà Liêu Ninh hoặc Sơn Đông có thể vận hành. Type-003 có thể đi vào hoạt động sớm nhất vào năm 2023.

Hơn nữa, Trung Quốc đã lên kế hoạch cho siêu tàu sân bay 100.000 tấn chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên, Type-004 CVN. Người ta suy đoán rằng Type-004 có thể vận hành đến 100 máy bay cánh cố định và cánh quay. Con tàu này có thể đi vào hoạt động vào cuối thập kỷ này và có khả năng cũng sẽ đóng vai trò là hình mẫu cho các tàu CVN bổ sung sau này.

Ngoài ra, J-15 / Su-33 có thể sẽ được thay thế trong thập kỷ tới bằng một máy bay tiêm kích cải tiến được hoạt động trên tàu sân bay, có thể là J-31 hoặc thậm chí là máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu.

Người ta suy đoán rằng chung quy Trung Quốc muốn có một hạm đội ít nhất từ ​​ba đến sáu tàu sân bay, tùy thuộc vào việc hạm đội này muốn tham gia vào các hoạt động mang tính bền vững (có thể sẽ yêu cầu khoảng bốn đến sáu tàu sân bay) hoặc nếu có thể đáp ứng cho các hoạt động gia tăng đột biến (yêu cầu ba đến bốn tàu sân bay). Điều này có thể dẫn đến việc đóng tàu Liêu Ninh hoặc Sơn Đông (trong mọi trường hợp, thân tàu Liêu Ninh đã 35 tuổi) và đóng thêm hai đến ba chiếc Type-004 CVN.

Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, điều này sẽ không sớm xảy ra, cũng như chúng ta không nên mong đợi việc nó sẽ chậm trễ. Các tàu sân bay mất nhiều thời gian để hoàn thành và chúng rất tốn kém.

Do đó, Trung Quốc có thể sẽ mất 20 năm hoặc hơn để thực sự trở thành một lực lượng hải quân với tàu sân bay. Nó đang được hình thành, nhưng khó có thể gây bất ngờ. Họ cần phải có thời gian để chuẩn bị.

Richard A. Bitzinger

Richard A. Bitzinger là một nhà phân tích độc lập về an ninh quốc tế. Trước đây, ông là thành viên cấp cao của Chương trình Chuyển đổi Quân sự tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) ở Singapore, và ông đã từng đảm nhận các công việc trong chính phủ Hoa Kỳ và tại nhiều tổ chức tư vấn khác nhau. Nghiên cứu của ông tập trung vào các vấn đề an ninh và quốc phòng liên quan đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc quân sự, hiện đại hóa quân đội và đa dạng hóa vũ khí trong khu vực.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.

Khải Anh
Theo The Epoch Times

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Hàng không mẫu hạm của Trung Quốc không phải mối đe dọa lớn