Hãy tẩy chay Thế vận hội mùa Đông tại Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trước thềm của Thế vận hội Bắc Kinh mùa Đông 2022, nhiều tổ chức và quốc gia đã kêu gọi tẩy chay hoặc chuyển địa điểm tổ chức Thế vận hội để phản đối những hành động vi phạm nhân quyền của chính quyền Trung Quốc và tội ác diệt chủng đối với người dân của chính họ, cũng như các hành vi thương mại bất lương của Bắc Kinh. Dưới đây là bài bình luận của tác giả Wesley J. Smith, Chủ tịch Viện Khám phá Khả năng Đặc biệt của con người.

Đã qua rồi, cái thời mà đất nước Trung Quốc được coi là thành viên đáng kính trong cộng đồng quốc tế. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không chỉ đàn áp dã man người dân của chính mình mà còn có rất nhiều những hành động gây hiểm hoạ cho nền tự do và hòa bình trên toàn thế giới.

Vậy phải làm gì bây giờ? Ngoài mục đích tự vệ, chiến tranh không phải là lựa chọn của nhân loại. Quân đội Trung Quốc là một trong những quân đội mạnh nhất trên thế giới. Bất kỳ cuộc đụng độ vũ trang nghiêm trọng nào với Trung Quốc cũng sẽ là thảm họa cho trái đất của chúng ta.

Nhưng điều đó không có nghĩa là không có các giải pháp khác, như sử dụng “quyền lực mềm” gây thiệt hại đủ đau đớn để “giúp" các nhà cầm quyền Trung Quốc cải biến những chính sách tồi tệ nhất của họ. Một lựa chọn thu hút sự chú ý đáng kể của công luận là tẩy chay Thế vận hội Mùa đông tại Bắc Kinh vào tháng 2/2022. Nước chủ nhà Trung Quốc đã chi nhiều tỷ USD để chuẩn bị cho sự kiện này.

Còn nữa, mục đích chính của Thế vận hội chẳng phải là vì hòa bình thế giới và tăng cường hiểu biết giữa các quốc gia sao?

Chắc chắn rồi. Nhưng, khi một quốc gia được trao vinh dự đăng cai Thế vận hội để thể hiện uy tín và được hưởng các lợi ích tài chính, thì đồng thời, ít nhất quốc gia đó phải tuân thủ một số tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Nếu không, toàn bộ ý nghĩa của Thế vận hội sẽ chỉ còn là sự nhạo báng và sỉ nhục.

Một loạt các hành động phạm tội của Trung Quốc hiện nay, cả trong nước và quốc tế, là những bằng chứng rõ ràng rằng nước này không thể đủ tư cách để đăng cai Thế vận hội:

Diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ

ĐCSTQ đang tham gia vào một cuộc chiến chống lại nhóm thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, thuộc miền Tây Bắc xa xôi của Trung Quốc. Hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ đang bị giam giữ trong các trại tập trung, nơi họ bị ngược đãi, bị chà đạp phẩm giá con người: cưỡng bức triệt sản, cưỡng hiếp như một biện pháp đàn áp, đuổi trẻ em ra khỏi nhà, đàn áp tôn giáo và là nguồn lao động cưỡng bức cho toàn đất nước. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thừa nhận rằng những hành động này là "tội ác diệt chủng" - một tội phạm quốc tế. Không rõ lý do tại sao Bộ Ngoại giao lại từ chối sử dụng động từ “diệt chủng" ở thời hiện tại, mặc dù không có bằng chứng nào về việc ĐCSTQ đã dừng đàn áp người Duy Ngô Nhĩ.

Mổ cướp nội tạng của học viên Pháp Luân Công

Tháng 7/1999, ĐCSTQ bắt đầu phát động chiến dịch đàn áp các học viên Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, một môn tu luyện của Phật gia theo nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn rất phổ biến ở Trung Quốc vào những năm 1990 với khoảng 70 triệu học viên, theo ước tính của chính phủ vào thời điểm đó. Kể từ đó, ĐCSTQ đã sử dụng các thủ đoạn bất hợp pháp để bức hại Pháp Luân Công, duy trì một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật do ĐCSTQ kiểm soát để bắt bớ, giam cầm, tra tấn, ngược đãi bằng các hình thức dã man như bức thực, cấm ngủ, giật điên, v.v. và hơn thế nữa, dưới sự bảo trợ của ĐCSTQ, các học viên Pháp Luân Công bị mổ cướp nội tạng sống một cách có hệ thống để cung cấp nội tạng cho thị trường cấy ghép khét tiếng của Trung Quốc.

Hệ thống chấm điểm uy tín xã hội

Những người theo đạo Cơ đốc và những người được coi là không đủ trung thành với chính phủ sẽ bị hạn chế hoặc tước các quyền công dân thông qua một hệ thống chấm điểm "uy tín xã hội", trong đó sử dụng công nghệ như nhận dạng khuôn mặt và thuật toán máy tính "chấm điểm" sự tuân thủ của cá nhân đối với các chuẩn mực hành vi do chính phủ quy định. Hậu quả của điểm uy tín xã hội thấp - chỉ do những “hành vi phạm tội” như đơn giản như đi lễ nhà thờ - là những hình phạt bao gồm bị làm nhục nơi công cộng, mất việc làm, không thể thuê một căn hộ tốt, không được tiếp cận dịch vụ y tế, hoặc thậm chí không được sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

Đàn áp quyền tự do, dân chủ của Hong Kong

Khi Trung Quốc được Vương Quốc Anh trao trả Hong Kong năm 1997, họ hứa rằng vùng đất này sẽ tiếp tục được hưởng quyền tự trị ở mức độ cao. Những lời hứa đó giờ đã "thành mây khói". ĐCSTQ đã vi phạm cam kết của bản hiệp ước bàn giao Hong Kong vào năm 1997 - Tuyên bố chung Trung-Anh và Luật cơ bản đảm bảo tự do dân chủ cho người dân Hong Kong trong 50 năm.

Diệt chủng văn hóa ở Tây Tạng

Trung Quốc không chỉ chiếm đóng bất hợp pháp Tây Tạng, nơi mà họ đã chinh phục và sáp nhập năm 1951, mà còn đang ‘tích cực’ đàn áp Phật giáo Tây Tạng là tín ngưỡng đặc trưng của nền văn hóa Tây Tạng.

Trộm cắp tài sản trí tuệ

Trung Quốc đã tham gia đánh cắp hàng loạt tài sản trí tuệ trên khắp thế giới, bao gồm cả việc sử dụng gián điệp kiểu cũ tại các trường đại học, hack và tấn công mạng. Trung Quốc đã trộm cắp tài sản trí tuệ và các bí mật thương mại của Hoa Kỳ, lấy đi hàng triệu việc làm của người Mỹ, hút các chuỗi cung ứng khỏi Mỹ, đồng thời khiến cho các hải tuyến quan trọng của thế giới kém an toàn hơn.

Kiểm soát thương mại

Bắc Kinh kiểm soát các công ty thương mại lớn nhất của Trung Quốc và dùng các công ty này làm bình phong cho hoạt động gián điệp và thu thập thông tin tình báo làm lợi cho ĐCSTQ.

Hoạt động đe doạ của Quân đội Trung quốc

Gần đây, Trung Quốc đã thực hiện các cuộc xâm nhập phi pháp qua biên giới Ấn Độ, xây dựng các đảo nhân tạo phạm pháp ở Biển Đông cho mục đích quân sự và tiếp tục đe dọa chống lại chủ quyền của Đài Loan.

Đại dịch COVID-19

Sau cùng, nhưng chắc chắn không kém phần quan trọng, ĐCSTQ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về đại dịch COVID-19 đã cướp đi hàng triệu sinh mệnh trên thế giới, gây họa loạn toàn cầu, khiến đời sống người dân bị đình trệ do lệnh đóng cửa và phong toả của các chính phủ, và là nguyên nhân của hàng nghìn tỷ đô la thiệt hại về kinh tế.

Đã đầy đủ chưa nhỉ? Không còn gì để nghi ngờ nữa, chế độ độc tài của Trung Quốc là mối đe dọa. Nhưng Thế vận hội phải xem xét tất cả những cân nhắc này. Dù gì thì Thế vận hội Mùa hè năm 1936 đã được tổ chức tại Đức Quốc xã.

Đúng như vậy. Nhưng Hitler đã tránh được một cuộc tẩy chay quốc tế trong gang tấc và kỳ Thế vận hội đó được tổ chức nhiều năm trước khi Đức phát động cuộc diệt chủng thanh lọc sắc tộc (Holocaust) và bắt đầu xâm lược các nước láng giềng. Thật vậy, chương trình Kristallnacht bài Do Thái tồi tệ nhất ở Đức mà đỉnh điểm là cuộc diệt chủng Holocaust đã không xảy ra cho đến ngày 9 đến ngày 10 tháng 11 năm 1938, hai năm trước Thế vận hội 1936.

Nhưng hãy quay lại câu hỏi này. Liệu thế giới, chẳng hạn, vào năm 1990, có phản đối việc tổ chức Thế vận hội ở Nam Phi hay không? Câu trả lời tất nhiên là: Có.

Bên cạnh đó, có thể việc tẩy chay Thế vận hội (hoặc thay đổi địa điểm) sẽ chỉ mang lại hiệu quả vừa phải. Các nhà cầm quyền Trung Quốc có thể thờ ơ với sự tôn nghiêm của cuộc sống, pháp quyền, nhân quyền và các chuẩn mực quốc tế, nhưng họ quan tâm đến thương mại và “thể diện”. Nếu Ủy ban Olympic quốc tế nghiêm túc xem xét vấn đề này, nếu các công ty nghiêm túc đe dọa hủy tài trợ, nếu truyền thông đe dọa tránh xa, những động thái này có thể mang lại tác động tích cực.

Vâng, tôi biết một cuộc tẩy chay sẽ khiến các vận động viên vô tội thất vọng. Nhưng sự hy sinh đáng kể của họ có thể khiến cuộc sống của người Duy Ngô Nhĩ, học viên Pháp Luân Công, người Tây Tạng và người Cơ đốc giáo Trung Quốc sẽ có cuộc sống đỡ thảm khốc hơn.

Và nếu thế giới quyết định nhắm mắt làm ngơ, coi thường những hành vi vi phạm nhân quyền hàng loạt dưới danh nghĩa thương mại như thường lệ và những lời hứa suông về thiện chí và sự hòa thuận quốc tế khi tham dự Thế vận hội thì sẽ ra sao? Ít nhất có một việc nhỏ mà mỗi chúng ta có thể làm là chúng ta có thể từ chối xem và mua các sản phẩm của các nhà tài trợ chương trình.

Việc tẩy chay có thể không có nhiều tác động đến sơ đồ tổng thể mọi việc. Nhưng nếu không có ít nhất một số hình thức phản đối tập trung, các cường quốc trên thế giới sẽ vui vẻ rút mục tiêu vĩ đại của quyền con người để biến nó thành một lớp gỉ sắt che chắn cho thói kinh doanh vô luân lý, và theo đó, con quỷ tham lam Mammon sẽ thắng.

Tác giả: Wesley J. Smith

Ông Wesley J. Smith là Chủ tịch Viện Khám phá Khả năng đặc biệt của con người.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times

Bảo Vân

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Hãy tẩy chay Thế vận hội mùa Đông tại Trung Quốc