Hình ảnh chấn động: Cả gia đình tử vong, những đứa bé mồ côi ‘lạc lõng’ trong khu cách ly Vũ Hán

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khu vực quận Thanh Sơn, thành phố Vũ Hán có một điểm cách ly đặc biệt gây “chấn động” dư luận, khi bên trong khu vực này toàn bộ đều là những đứa trẻ từ sơ sinh đến 17 tuổi. Bệnh dịch đã khiến chúng trở thành trẻ mồ côi, không còn người giám hộ.

Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán lan rộng nhanh chóng, khiến cho rất nhiều người dân Trung Quốc đại lục bị lây nhiễm và tử vong, nhiều gia đình tan cửa nát nhà, thậm chí có trường hợp toàn bộ người trong một gia đình đều bị mất đi sinh mệnh.

Ngày 12/3, một tài khoản cá nhân cho biết: “Thật là bi kịch nhân gian, có một điểm cách ly tại khu vực Thanh Sơn với 32 đứa trẻ độ tuổi từ 0-17 tuổi, chúng đều trở thành trẻ mồ côi trong trận đại dịch này, mất đi tất cả người giám hộ”.

Người này cho biết thêm: “Các nhân viên công tác sẽ phụ trách chăm sóc những đứa trẻ này, sau đó sắp xếp cuộc sống cho chúng ở đó. Hiện tại các cháu không có quần áo, sách vở, giày dép gì hết; các bạn nào sống tại Thanh Sơn nếu có đồ dùng phù hợp thì có thể quyên góp một chút, tình nguyện viên sẽ liên lạc rồi tới lấy”.

Hình ảnh chấn động: Cả gia đình tử vong, những đứa bé mồ côi ‘lạc lõng’ trong khu cách ly Vũ Hán
Ảnh chụp màn hình mạng.

Có người viết: “Điểm cách ly này là một khách sạn. Khi có người hỏi về vấn đề đồ chơi cho các cháu ở đó thì nhân viên công tác nói rằng ‘khách sạn được quyên góp đồ chơi rồi. Đây là sách và đồ chơi được quyên tặng’, kèm theo cả một đoạn video.

Kênh Trường Sa Phú Năng (Changsha Funeng) đã trích dẫn từ tư liệu do cư dân mạng cung cấp, cho biết: “Trận dịch viêm phổi Vũ Hán này đã khiến rất nhiều gia đình gần như chết hết, nhiều người nói rằng không thể trông chờ vào chính phủ nữa. Hiện nay, sự tình của những đứa trẻ mồ côi này vô cùng bi thương, nhưng những bài báo về dịch bệnh của Tân Hoa Xã cũng không thấy nhắc tới tình huống của chúng”.

Hình ảnh chấn động: Cả gia đình tử vong, những đứa bé mồ côi ‘lạc lõng’ trong khu cách ly Vũ Hán
Nhiều người nói rằng khu cách ly này là một khách sạn có khoảng 32 trẻ em bên trong. (Ảnh chụp màn hình)

Rất nhiều cư dân mạng đều căm phẫn cảm thán: “Cả nhà đều chết hết, thật là bi thảm quá!”; “Về sau các cháu sẽ bị gọi là ‘những đứa trẻ mồ côi viêm phổi Vũ Hán', thật đáng thương!”

Có người còn đưa ra phép tính: “32 đứa trẻ mồ côi, một gia đình trung bình có 3 thế hệ: Bố-mẹ, ông-bà nội, ông-bà ngoại, cộng vào cũng hơn 100 người, vậy thì số người tử vong ở Thanh Sơn sẽ là con số bao nhiêu đây?”

Ngày 13/3, chính quyền khu vực quận Thanh Sơn, Vũ Hán đã chính thức bác bỏ tin đồn này trên Weibo. Họ cho biết khu vực Thanh Sơn hiện có khoảng 30 điểm cách ly tập trung và các trạm hồi phục sức khỏe. Trẻ vị thành niên dưới 17 tuổi ở những điểm đó chỉ có 30 người, hơn nữa đều có người giám hộ.

Tuy nhiên, chức năng bình luận của công bố trên đã được... tắt, điều này cũng đồng nghĩa như né tránh việc trả lời câu hỏi mấu chốt: “Vậy cha mẹ của những đứa trẻ vị thành niên này còn sống hay không?”

Trang cá nhân Dương Chiêm Thanh viết: “Chính quyền tung ‘tin đồn chính thức’ rằng trong những đứa trẻ này chỉ có một cháu không có người giám hộ, hơn nữa là do đứa trẻ đó tự mình quyết định không cần giám hộ. Những cháu bé khác đều có người giám hộ, chính phủ luôn sắp xếp người chăm sóc. Thực ra tôi muốn biết, nếu đều có người giám hộ, thì những người đó đi đâu rồi?”

Rất nhiều cư dân mạng cũng không tin bài đính chính của cơ quan chức năng. Một số bình luận trên mạng như sau:

“Việc bọn họ bác bỏ tin đồn làm tôi cảm nhận thấy sự dối trá".

“Tạo tin đồn, loại bỏ tin đồn, hiện nay đều không phân biệt được ai đang nói thật nữa rồi”.

“Hiện nay chỉ cần chính phủ đính chính tin đồn thì tôi cảm thấy ‘tin đồn’ đó là thật".

“Nếu trên mạng đưa ra tin tức gì thì bên chính phủ sẽ ngay lập tức tung ra hai từ ‘tin vịt’. Thực chất là không ai dám tin các cơ quan chính quyền nữa rồi”.

Vào ngày 12, một số cư dân mạng tiết lộ rằng có một điểm cách ly đặc biệt ở quận Qingshan, Vũ Hán, nơi mà tất cả đều là trẻ em và họ đã mất tất cả những người giám hộ trong trận dịch.
Vào ngày 12, một số cư dân mạng tiết lộ rằng có một điểm cách ly đặc biệt ở quận Qingshan, Vũ Hán, nơi mà tất cả đều là trẻ em và họ đã mất tất cả những người giám hộ trong trận dịch. (Ảnh: Getty)

Tình hình dịch bệnh Vũ Hán đã trở nên mất khống chế kể từ 3 tháng nay. Ngay từ thời điểm dịch bệnh mới bùng phát, chính quyền từ trung ương cho tới địa phương Trung Quốc đều giấu nhẹm, đồng thời bắt giữ một loạt các bác sĩ truyền bá sự thật về bệnh dịch.

Họ còn kèm theo lời nói dối rằng “dịch bệnh có thể phòng ngừa, có thể chữa, không hề như các ‘tin giả’ nói rằng ‘người lây nhiễm người’ ”, khiến cho dịch bệnh lan truyền nhanh chóng khắp toàn cầu. Sau khi tình hình dịch bệnh bị mất kiểm soát, chính quyền Trung Quốc ứng phó bằng cách phong tỏa thành phố, khu vực, nhà cửa.

Hơn nữa, các bệnh viện to nhỏ đều chật kín bệnh nhân sau khi phong tỏa thành phố, rất nhiều bệnh nhân nhiễm virus phải thực hiện cách ly tại nhà, dẫn tới cả nhà nhiễm bệnh. Điều này khiến dân chúng đối diện với việc bùng phát dịch viêm phổi trên quy mô lớn.

Ngoài ra, lãnh đạo Trung Quốc cũng không có cách nào đối phó nổi, nguyên vật liệu trị bệnh thiếu hụt trầm trọng, khiến cho không biết bao nhiêu người dân Vũ Hán phải đau khổ đứng giữa lằn ranh của sự sống và cái chết, thậm chí có gia đình không còn ai sống sót, chịu thảm kịch “phơi thây” ngoài đường.

Hình ảnh chấn động: Cả gia đình tử vong, những đứa bé mồ côi ‘lạc lõng’ trong khu cách ly Vũ Hán
Ảnh chụp màn hình mạng.

Ngày 15/2, trên mạng truyền ra một câu chuyện đau lòng về một cô gái trẻ gào khóc thương tâm: “Bố mẹ ơi đợi con với…”, và trong thời gian ngắn ngủi 20 ngày, cô gái này cũng qua đời vì nhiễm bệnh giống như bố mẹ mình.

Hình ảnh chấn động: Cả gia đình tử vong, những đứa bé mồ côi ‘lạc lõng’ trong khu cách ly Vũ Hán
Ảnh chụp màn hình.

Ngày 25/2, thành phố Thập Yển, tỉnh Hồ Bắc cũng truyền ra một câu chuyện thảm kịch về một bé trai khoảng 5-6 tuổi. Cháu bé đã ngồi một mình bên cạnh xác của ông nội mấy ngày liền, mãi cho tới khi nhân viên công tác đến đo nhiệt độ cơ thể, mới phát hiện người ông đã mất, và chiếc chăn đắp trên thi thể người ông là do cháu bé đắp lên. Cháu bé đã ở nhà một mình trong suốt những ngày đó và ăn bánh quy để sống.

Ngày 3/3, trên mạng đăng tải một video về một trường hợp thương tâm khác tại Hán Dương, Vũ Hán, hai vợ chồng già đã nắm tay nhau nhảy lầu tự sát vì không có lương thực để ăn do chính quyền phong tỏa các hộ dân cư.

Tối ngày 4/3, trên mạng liên tiếp chia sẻ một video về việc hai mẹ con ở tỉnh Hồ Bắc nhảy lầu tự sát. Có một người phụ nữ bên cạnh vừa khóc vừa la lớn, tiếng khóc vang vọng khắp tiểu khu, thật giống như cảnh địa ngục vậy!

Cùng ngày này, một đoạn video khác cho thấy tại một tiểu khu ở khu vực Hán Dương, Vũ Hán đã phát sinh một vụ nhảy lầu tập thể.

Tối hôm đó, lại có thêm một video khác về hai người già nhảy lầu tự sát tại tỉnh Hồ Bắc, trong video có thể thấy cảnh máu chảy ra khắp mặt đất, hai người già một nam một nữ nằm giữa vũng máu, cảnh tượng thật vô cùng đáng sợ.

Nickname “Bạn học Lục" (một nhà hoạt động xã hội Vũ Hán) đã đăng một bài viết, kể về chuyện của ông Vương và bà Trần, là hai người dân bị nhốt trong nhà trong thời gian phát sinh dịch bệnh. Mong muốn nhỏ nhoi của hai cụ già này chỉ là trước khi chết có thể được ăn một miếng thịt heo.

Buổi sáng “bạn học Lục" mang thịt heo tới cho ông bà ăn, thì buổi chiều ông Vương đã ra đi rồi, trước khi nhắm mắt xuôi tay, ông nói: “thịt ngon lắm!”

“Bạn học Lưu" cho biết anh cảm thấy rất thương tâm và không nói nên lời. Mùa xuân này, rất nhiều người Vũ Hán đã không còn cha mẹ nữa.

Dịch bệnh ập xuống Vũ Hán, chẳng còn nổi một người “sống sót” nguyên vẹn. Mỗi người dân thành phố đều là nạn nhân, chỉ là ở mức độ khác nhau mà thôi, trong đó người già chịu tổn hại nặng nề nhất.

Hoàng Hoa
Theo ntdtv.com



BÀI CHỌN LỌC

Hình ảnh chấn động: Cả gia đình tử vong, những đứa bé mồ côi ‘lạc lõng’ trong khu cách ly Vũ Hán