Hoa Kỳ xem xét lại cách thức hoạt động của WHO, Tổng giám đốc Tedros tìm cách biện minh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào ngày 22/4, một quan chức Hoa Kỳ cho biết Hoa Kỳ hiện đang xem xét lại cách thức vận hành của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO), trong khi người đứng đầu tổ chức này tìm cách biện minh cho các hoạt động của họ liên quan đến đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát.

Vào ngày 22/4, một quan chức Hoa Kỳ cho biết Hoa Kỳ hiện đang xem xét lại cách thức vận hành của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO), trong khi người đứng đầu tổ chức này tìm cách biện minh cho các hoạt động của họ liên quan đến đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát.

Tổng Thống Trump đã tạm dừng các khoản hỗ trợ từ Hoa Kỳ cho WHO trong tháng này, trong bối cảnh dấy lên tranh luận gay gắt về việc tổ chức này có quan hệ mật thiết với Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

"Họ đưa ra thông tin sai lệch. Họ không thông tin kịp thời. Họ đã có thể thông tin sớm hơn vài tháng. Họ chắc chắn đã biết trước. Họ hẳn đã biết trước. Và có lẽ họ thật sự đã biết trước. Nên chúng tôi sẽ xem xét khía cạnh này một cách cẩn trọng", ông Trump phát biểu trước báo giới tại Washington hồi đầu tháng Tư, đề cập đến virus Corona Vũ Hán xuất hiện ở Trung Quốc vào năm ngoái.

Quá trình xem xét này sẽ tập trung vào đánh giá liệu WHO có được vận hành đúng đắn hay không, theo lời phát ngôn của ông John Barsa, người đứng đầu Cơ quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ, vào thứ Tư (22/4).

“Việc xem xét sẽ theo vùng, tập trung vào các nghi vấn về cách thức điều hành quản lý", ông Barse phát biểu trước các phóng viên. "Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề quản lý của WHO; cách mà họ uỷ quyền cho các thành viên hành động".

Trong thời gian tạm dừng tài trợ, chính quyền Trump sẽ xem xét đến các đối tác khác để phối hợp chung trong các vấn đề quan trọng, trong đó có vaccine, ông Barsa cho biết thêm. Trong năm 2018, 96% tài trợ của Hoa Kỳ cho các tổ chức y tế được đầu tư cho các tổ chức khác ngoài WHO, ông lưu ý.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Mike Pompeo đã cho biết trong cùng cuộc họp rằng các quan chức Hoa Kỳ "tin tưởng chắc chắn rằng ĐCSTQ đã không báo cáo về sự bùng phát dịch virus corona chủng mới" trong vòng 24 giờ, điều bắt buộc theo chính sách của WHO. Ngay cả sau khi họ thông báo với WHO, họ đã ém nhẹm sự thật về virus và vẫn tiếp tục làm như vậy.

Theo luật mới được thực thi từ năm 2007, người đứng đầu WHO có quyền thông báo với công chúng ngay cả khi một nước thành viên không chấp thuận, nhưng họ đã không làm vậy trong trường hợp này, ông Pompeo phát biểu và nói thêm rằng cơ quan hành pháp của WHO đã "thất bại hoàn toàn" trong việc ứng phó với sự bùng phát dịch virus Corona Vũ Hán.

Cùng thời điểm này, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói với các phóng viên ở Thuỵ Sĩ rằng tổ chức này đã cảnh báo các quốc gia trên toàn thế giới một cách kịp thời.

"Khi nhìn nhận lại, tôi nghĩ chúng tôi đã ban hành tình trạng khẩn cấp vào thời điểm thích hợp, vào lúc cả thế giới có đủ thời gian để ứng phó", ông Ghebreyesus nói. "Lúc đó chỉ có 82 ca nhiễm và không có trường hợp tử vong ngoài Trung Quốc", gồm cả một vài ca ở Châu Âu và Châu Phi.

"Thời điểm đó là cách đây 2 tháng 21 ngày, gần ba tháng trước", ông nói thêm.

Ông Mike Ryan, giám đốc điều hành Chương trình khẩn cấp của WHO, nói trong cuộc họp báo rằng "tiêu chí đánh giá một dịch bệnh là một đại dịch, bản thân nó không có tiêu chí nào khác với hiện tại, đó là dựa trên số quốc gia bị ảnh hưởng".

WHO ban bố tình trạng sức khoẻ khẩn cấp toàn cầu vào ngày 30/1, một tuần sau khi họ từ chối ban bố. Ông Ghebreyesus nói với các phóng viên tại cuộc họp báo khi ban bố tình trạng khẩn cấp rằng tổ chức này phản đối việc hạn chế du lịch từ Trung Quốc.

Ngay cả khi khủng hoảng virus Corona Vũ Hán trở nên trầm trọng hơn và sắp trở thành một đại dịch dựa theo các tiêu chí, thì WHO vẫn từ chối thừa nhận điều này.

"Cách dùng từ 'đại dịch' lúc này không phù hợp với thực tế, chắc chắn sẽ gây ra sợ hãi", ông Ghebreyesus phát biểu vào ngày 24/2, ngay cả khi đó số ca nhiễm bệnh đã tăng đột biến tại một số nước như Iran, Hàn Quốc và Ý.

WHO cuối cùng đã tuyên bố đại dịch vào ngày 11/3, sau ba tháng kể từ khi bệnh nhân đầu tiên được phát hiện ở Trung Quốc. Khi đó virus đã lây lan đến 114 quốc gia, lây nhiễm hơn 118.000 người và khiến hơn 4.000 tử vong.

Một số nhà lập pháp Hoa Kỳ đã ủng hộ quyết định của Tổng thống Trump đối với WHO, họ kêu gọi đánh giá lại vai trò của tổ chức này trong việc phát tán các tuyên truyền của Bắc Kinh.

"Họ phải chịu trách nhiệm khi đóng vai trò tuyên truyền thông tin thất thiệt và giúp ĐCSTQ che giấu đại dịch toàn cầu", Thượng Nghị sĩ Rick Scott (Đảng Cộng Hoà tại bang Florida) nói trong một tuyên bố.

Trong cùng lúc kêu gọi ngừng tài trợ cho WHO, một nhà lập pháp đã đề xuất một nghị quyết nhằm từ chối tài trợ của liên bang cho tổ chức này cho tới khi ông Ghebreyesus từ chức.

"WHO đã tiếp tay cho ĐCSTQ che giấu mối đe dọa từ COVID-19 đối với cả thế giới và bây giờ có hơn 10.000 công dân Hoa Kỳ đã qua đời, và con số này được dự đoán là sẽ tăng mạnh vào các tuần tới", Dân biểu Guy Reschenthaler (Đảng Cộng Hoà tại bang Pennsylvania) đã nói trong một cuộc họp báo.

Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Hoa Kỳ xem xét lại cách thức hoạt động của WHO, Tổng giám đốc Tedros tìm cách biện minh