Hơn 600 nhà lập pháp từ 30 quốc gia yêu cầu ĐCSTQ ‘ngay lập tức dừng’ đàn áp Pháp Luân Công

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà lập pháp viết trong bản yêu cầu chung: "Ngày 20/7/2020 đánh dấu 21 năm kể từ khi ĐCSTQ phát động một chiến dịch có hệ thống và tàn bạo nhằm 'đánh bại' Pháp Luân Công...Cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc là một trong những chiến dịch tà ác nhất với một nhóm tín ngưỡng trong thời đại ngày nay".

606 nhà lập pháp đến từ 30 quốc gia đã ký vào bản yêu cầu chung, yêu cầu Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Các nhà lập pháp cho biết, trong thời đại ngày nay, chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ trong 21 năm qua là một trong những cuộc đàn áp tà ác nhất với một nhóm tín ngưỡng.

Các nhà lập pháp đến từ các quốc gia ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á - Thái Bình Dương, Châu Mỹ Latinh và Trung Đông “kêu gọi chính phủ Trung Quốc tôn trọng các chuẩn mực quốc tế, và ngay lập tức chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc, đồng thời thả vô điều kiện tất cả các học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ tại các nhà tù”.

"Cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc là một trong những chiến dịch tà ác nhất với một nhóm tín ngưỡng trong thời đại ngày nay".

Cảnh sát bắt giữ một học viên Pháp Luân Công trong khi đám đông người đứng nhìn tại Bắc Kinh ngày 1/10/2000. (Nguồn ảnh: AP Photo / Chien-min Chung)

Bản yêu cầu chung viết, Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện nâng cao đạo đức theo nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn. Giới chức Trung Quốc từng ca ngợi Pháp Luân Công vì đã giúp người dân nâng cao đạo đức và cải thiện sức khỏe.

Pháp Luân Công nhanh chóng trở nên phổ biến với người dân Trung Quốc kể từ khi được phổ truyền ra công chúng. Theo số liệu thống kê của chính phủ Trung Quốc, có khoảng 70 triệu đến 100 triệu người Trung Quốc tập luyện Pháp Luân Công vào năm 1999, nhiều hơn số lượng đảng viên ĐCSTQ lúc bấy giờ. Đây là điều khiến Giang Trạch Dân - lãnh đạo ĐCSTQ khi đó, cảm thấy đố kỵ không thể chịu đựng nổi.

Giang Trạch Dân đã lên nắm quyền từ sau cuộc đàn áp đẫm máu các nhà hoạt động dân chủ sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Trong bản yêu cầu chung, các nhà lập pháp viết: "Ngày 20/7/2020 đánh dấu 21 năm kể từ khi ĐCSTQ phát động một chiến dịch có hệ thống và tàn bạo nhằm 'đánh bại' Pháp Luân Công. Kể từ tháng 7/1999, hàng triệu học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã bị bắt giữ một cách tùy tiện và bị bỏ tù vô căn cứ, trong đó, nhiều người đã bị tra tấn và thậm chí bị giết hại".

Thành viên Nghị viện Canada Peter Kent cho biết, cộng đồng quốc tế cần “lên tiếng mạnh mẽ hơn và công khai hơn” khi lên án hành vi đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ.

Nghị sĩ Canada Peter Kent, đồng chủ tịch Nhóm Thân hữu Pháp Luân Công, phát biểu tại một sự kiện trên tại Ottawa vào dịp kỷ niệm 25 năm Pháp Luân Công, ngày 9/5/2017. (Nguồn ảnh: Evan Ning / The Epoch Times)

Ông Ken nói: "Chúng ta phải tiếp tục nỗ lực và hy vọng rằng một ngày nào đó ĐCSTQ sẽ tôn trọng luật pháp, tự do ngôn luận, quyền tụ họp và tự do tín ngưỡng tôn giáo; một ngày mà con người được tự do hô lớn nguyên lý của Pháp Luân Công tại quảng trường Thiên An Môn: Chân - Thiện - Nhẫn”.

Ông Peter Kent là cựu Bộ trưởng Nội các và là đồng chủ tịch Nhóm Thân hữu Pháp Luân Công, cũng đã ký vào bản yêu cầu chung cho ĐCSTQ.

Ông George Christensen là một trong số 24 thành viên Nghị viện cấp liên bang và tiểu bang Úc đã ký vào bản yêu cầu, cho biết:

"Cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công, những nạn nhân đã phải chịu sự áp bức và tra tấn tàn nhẫn, là một trong những chiến dịch kinh khủng nhất do ĐCSTQ thực hiện".

"Tôi sẽ luôn luôn đồng cảm và hỗ trợ những người thực hành môn tập ôn hoà này".

Ông Tommy Sheppard là một trong 29 nghị sĩ Anh đã ký vào bản yêu cầu. Ông cho biết, các học viên Pháp Luân Công đã phải chịu sự đàn áp tà ác tại Trung Quốc và chính quyền Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm cho cuộc đàn áp này.

Nhà lập pháp Thụy Điển Ann-Sofie Alm là một trong 26 nghị sĩ Thụy Điển đã ký vào bản yêu cầu. Bà nhận định thế giới tự do này đã dần hiểu được sự tàn ác của ĐCSTQ.

Nhà lập pháp Thụy Điển Ann-Sofie Alm tại một sự kiện phản đối cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Gothenburg, Thụy Điển, vào ngày 25/4/2020. (Nguồn ảnh: Ella Kalogritsa/ The Epoch Times)

Bà Alm nói: "Tôi muốn nâng cao nhận thức [cho mọi người] về việc nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ như là những tù nhân lương tâm trong các trại cải tạo, các trại lao động cưỡng chế, nhà tù và các cơ sở giam giữ khác. [Họ] đã bị tra tấn và thậm chí là bị mổ cướp nội tạng".

"Đây là lý do tại sao bản yêu cầu chung rất quan trọng. ĐCSTQ cần phải biết thế giới tự do muốn gì. [Cuộc đàn áp] cần phải chấm dứt ngay lập tức".

Tiến sĩ H. Guspardi Gaus, một thành viên của Hạ viện Indonesia, cũng đã ký vào bản yêu cầu. Ông Gaus cho biết, cuộc đàn áp Pháp Luân Công là “vô nhân đạo” và “rất độc ác", đồng thời đề nghị thực hiện một quy trình pháp lý để chấm dứt cuộc đàn áp này.

Nhà lập pháp Đài Loan Wang Ting-Yu đã ký vào bản yêu cầu và cho biết, ĐCSTQ đã áp dụng các phương thức đàn áp học viên Pháp Luân Công trong các cuộc đàn áp các nhóm khác.

"Do đó, giải quyết vấn đề Pháp Luân Công là điều cơ bản trong việc giải quyết tất cả những vấn đề này. Chúng tôi sẽ cho ĐCSTQ biết rằng nếu bạn bức hại Pháp Luân Công, bạn sẽ không có nơi nào để đi trên thế giới này, không có nơi nào để trốn".

Khoảng 30 nhà lập pháp Hoa Kỳ và 10 nhà lập Pháp Đức cũng đã đưa ra các tuyên bố riêng bày tỏ sự ủng hộ đối với Pháp Luân Công và lên án cuộc đàn áp của ĐCSTQ.

Thu hoạch nội tạng và các hình thức bức hại khác

Bản yêu cầu chung có nêu các bằng chứng từ các chính phủ, Liên Hợp Quốc và các tổ chức nhân quyền về chiến dịch đàn áp chống Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

Bản yêu cầu chung đề cập đến một tòa án độc lập ở London đã chứng minh và kết luận rằng ĐCSTQ đã thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công trong nhiều năm qua “với quy mô lớn”.

Các học viên Pháp Luân Công tại Santa Monica, California, Mỹ tái hiện việc thu hoạch nội tạng để nâng cao nhận thức về vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc. (Nguồn ảnh: Xu Touhui / The Epoch Times)

Toà án độc lập về Trung Quốc do ông Geoffrey Nice QC làm chủ toạ. Ông cũng là chủ toạ phiên toà truy tố cựu Tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic vì các tội ác chiến tranh tại Tòa án Hình sự Quốc tế.

Bản yêu cầu chung nêu rõ, Nghị viện châu Âu đã thông qua nghị quyết năm 2013, bày tỏ “quan ngại sâu sắc trước các báo cáo đáng tin cậy về việc thu hoạch nội tạng có hệ thống” từ số lượng lớn các học viên Pháp Luân Công do Bắc Kinh trực tiếp chỉ đạo. Quốc hội Mỹ cũng thông qua Nghị quyết 343 có nội dung tương tự vào năm 2016.

Bản yêu cầu chung cũng trích dẫn những phát hiện của báo cáo viên đặc biệt của Hoa Kỳ về những người bị ĐCSTQ tra tấn, trong đó cho biết 2/3 nạn nhân bị ĐCSTQ tra tấn là những học viên Pháp Luân Công.

Bản yêu cầu chung còn trích dẫn một báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế, chỉ ra rằng các học viên Pháp Luân Công “vẫn đang bị bức hại, bị giam cầm tùy tiện, bị xét xử không công bằng, bị ngược đãi và tra tấn cũng như những hình thức ngược đãi khác”.

Lý Minh
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Hơn 600 nhà lập pháp từ 30 quốc gia yêu cầu ĐCSTQ ‘ngay lập tức dừng’ đàn áp Pháp Luân Công