Hồng Kông và Đài Loan kỷ niệm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa dẫn đến cuộc bức hại hàng triệu học viên Pháp Luân Công

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào ngày 25/4, khi cô Lưu Tuệ Thanh và ba học viên Pháp Luân Công người Hồng Kông khác biểu tình trước Văn phòng Liên lạc, văn phòng đại diện của Bắc Kinh tại Hồng Kông, thì có hơn mười cảnh sát mặc thường phục hoặc mặc cảnh phục và các nhân viên bảo vệ văn phòng đã theo dõi họ đầy cảnh giác.

Họ đến để kỷ niệm 22 năm ngày thỉnh nguyện lịch sử, yêu cầu quyền tự do tín ngưỡng tại Trung Quốc đại lục. Nhưng đối với tình hình hiện tại ở Hồng Kông, việc giới hạn một nhóm chỉ 4 người nơi công cộng và luật an ninh quốc gia mới do Bắc Kinh áp đặt đã khiến cuộc biểu tình năm nay trở nên thật đặc biệt.

“22 năm đã trôi qua kể từ khi hàng chục nghìn học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện một cách ôn hòa vào ngày 25/4/1999,” cô Lưu Tuệ Thanh, người đại diện cho Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Hồng Kông cho biết. “Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục bức hại các học viên Pháp Luân Công.”

“Kỷ niệm 22 năm ngày thỉnh nguyện ôn hòa 25/4,” “Hãy ngừng bức hại Pháp Luân Công,” và “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, cô Lưu đọc các biểu ngữ do ba học viên khác cầm.

Vào ngày 25/4/1999, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Công đã có mặt tại Văn phòng kháng cáo gần Trung Nam Hải, khu phức hợp chính quyền trung ương tại Bắc Kinh. Họ yêu cầu chính quyền trả tự do cho 45 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ tại thành phố Thiên Tân, và thỉnh nguyện cho phép Pháp Luân Công được hồng truyền tại Trung Quốc mà không phải sợ hãi hoặc bị quấy rối.

Epoch Times PhotoHơn 10.000 học viên Pháp Luân Công đã đi thỉnh nguyện tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 25 tháng 4 năm 1999. (Minghui.org)
Hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công đã đi thỉnh nguyện tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 25 tháng 4 năm 1999. (Ảnh: Minghui.org)

Thủ tướng lúc đó là Chu Dung Cơ, đã gặp gỡ ba người đại diện và đồng ý với yêu cầu của họ.

Nhưng chỉ ba tháng sau, một cuộc đàn áp có hệ thống trên toàn quốc đối với môn tu luyện cổ xưa này đã được phát động bởi Giang Trạch Dân, chủ tịch nước lúc bấy giờ. Kể từ đó, hàng triệu người vô tội ở Trung Quốc đã bị mất việc làm, bị đuổi học, bỏ tù, tra tấn hoặc giết hại, đơn thuần chỉ vì họ tu luyện Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn khí công Phật gia dựa trên nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn.

Thái Diệu Xương, một nhà hoạt động ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông cho biết: “Cho đến nay, chế độ ĐCSTQ vẫn không trao cho [Pháp Luân Công] công lý.

Mặc dù các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đại lục không thể tổ chức các sự kiện cộng đồng, nhưng các học viên ở nước ngoài, và thậm chí ở Hồng Kông, chưa bao giờ dừng lại, cô nói thêm. “Họ đề cao nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn. Sự bền bỉ của họ đáng được quan tâm hơn”.

Trong bài phát biểu, cô Lưu cũng lên án cuộc tấn công bạo lực vào các quầy thông tin Pháp Luân Đại Pháp tại địa phương, gây ra bởi những tên côn đồ phá hoại được cho là do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thuê. Cô bày tỏ sự hài lòng về việc những kẻ phá hoại bị bắt giữ.

Cảnh sát Hồng Kông thông báo rằng; 8 người đàn ông liên quan đến vụ án đã bị bắt vào hôm 22/4/2021. Các nghi phạm bị bắt giữ thuộc các băng đảng mafia và động cơ phạm tội vẫn đang được điều tra.

Vào tháng 4, bảy quầy thông tin vạch trần cuộc bức hại của chính quyền Trung Quốc đối với môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công tại Hồng Kông đã bị phá hoại, các bảng hiệu bị phá hủy và các học viên bị đe dọa bằng lời nói và thể chất.

Tại Đài loan

Một cuộc biểu tình ôn hòa đã được tổ chức vào cùng ngày tại Đài Loan. Hàng nghìn học viên đã tập trung tại Quảng trường Tòa thị chính Đài Bắc, phía trước văn phòng của chính quyền Đài Bắc, tập Pháp Luân Công và tổ chức một cuộc họp báo, họ đã nhận được sự ủng hộ của giới chức địa phương.

Các học viên Pháp Luân Công trong một cuộc mít tinh để tưởng nhớ cuộc kháng cáo lịch sử ngày 25 tháng 4 năm 1999 ở Trung Quốc tại Tòa thị chính Đài Bắc vào ngày 25 tháng 4 năm 2021. (Chen Bai-jhou / The Epoch Times)
Các học viên Pháp Luân Công trong một cuộc mít tinh để tưởng nhớ cuộc kháng cáo lịch sử ngày 25 tháng 4 năm 1999 ở Trung Quốc tại Tòa thị chính Đài Bắc vào ngày 25 tháng 4 năm 2021. (Chen Bai-jhou / The Epoch Times)

Ông Thái Chí Xương, phó chủ tịch Cục Lập pháp Đài Loan cho biết; chế độ ĐCSTQ đã chọn đàn áp bạo lực thay vì lắng nghe lý lẽ, một điều không thể chấp nhận đối với thế giới tự do.

“Tôi tin rằng không ai có thể chấp nhận điều này,” nhà lập pháp Đài Loan Freddy Lim nói. Đối với hầu hết các chính phủ, việc thỉnh nguyện ôn hòa như sự kiện ngày 25/4 là hết sức phổ biến.

Ủy viên hội đồng thành phố Đài Bắc - Lâm Anh Manh cho biết; ngày 25/4 có ý nghĩa quan trọng vì các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã thỉnh nguyện chế độ ĐCSTQ vì quyền tự do tín ngưỡng cơ bản của họ.

ĐCSTQ hứa hẹn sẽ thực thi quyền tự do tín ngưỡng. Nhưng sau đó vào tháng 7, cô Lâm nói tiếp, ĐCSTQ đã phát động chiến dịch bức hại Pháp Luân Công.

“ĐCSTQ chưa bao giờ giữ lời hứa của mình,” cô Lâm chỉ ra rằng những cảnh tương tự cứ lặp đi lặp lại - từ các học viên Pháp Luân Công đến ngươi Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng và Hồng Kông.

Hãy cùng nhau chống lại bạo quyền ĐCSTQ và [sát cánh] với các học viên Pháp Luân Công,” cô nói.

Ủy viên hội đồng thành phố Đài Bắc Lin Ying-meng phát biểu tại sự kiện của các học viên Pháp Luân Công tại Tòa thị chính Đài Bắc vào ngày 25 tháng 4 năm 2021. (Chen Bai-jhou / The Epoch Times)
Ủy viên hội đồng thành phố Đài Bắc Lin Ying-meng phát biểu tại sự kiện của các học viên Pháp Luân Công tại Tòa thị chính Đài Bắc vào ngày 25 tháng 4 năm 2021. (Chen Bai-jhou / The Epoch Times)

Lời thỉnh nguyện của các học viên Pháp Luân Công không liên quan đến chính trị. Tô Tử Vân, một nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Đài Loan cho biết; họ chỉ muốn có tự do tín ngưỡng. Chế độ ĐCSTQ đã ghi nhận những quyền đó vào hiến pháp của họ, nhưng cuộc đàn áp vẫn đang diễn ra, điều này cho thấy nó chỉ là một tờ giấy lộn.

“Vấn đề không nằm ở Trung Quốc. Đó là do ĐCSTQ, ” ông Tô kêu gọi người dân Trung Quốc hãy thức tỉnh.

Trong khi Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch viêm phổi Vũ Hán vào năm 2020, ĐCSTQ vẫn tiếp tục cuộc bức hại, ông Vương Trọng Nhạc, cựu giám đốc Hiệp hội Giải cứu các học viên Pháp Luân Công cho biết. Đã có 83 học viên bị bức hại đến chết, 622 bị kết án tù chỉ vì đức tin của họ, và 12.500 người khác bị sách nhiễu và bắt giữ vào năm 2020.

Các học viên Pháp Luân Công đã không từ bỏ trong suốt 22 năm bị bức hại, mặc dù ĐCSTQ đã bức hại bằng tất cả các loại phương pháp tra tấn dã man, ông Vương nói tiếp.

Lý do rất đơn giản. Tâm tính và thể chất của các học viên được đề cao nhờ tuân theo nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn.

Khải Anh
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Hồng Kông và Đài Loan kỷ niệm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa dẫn đến cuộc bức hại hàng triệu học viên Pháp Luân Công