'Hồng nhị đại' tiết lộ: Nguyên nhân Đạt Lai Lạt Ma không thể trở về Tây Tạng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gần đây, bà Thái Hà, cựu Giáo sư Trường Đảng Trung ương Trung Quốc (ĐCSTQ), khi bàn về chủ đề Tây Tạng cho biết, phái tiến bộ từng chủ trương đàm phán hòa bình với nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong của Tây Tạng - Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, nhưng phái ngoan cố lo sợ rằng chế độ sẽ lung lay nên đã gạt bỏ ý định đó.

‘Hồng nhị đại’ là những hậu duệ của thế hệ cách mạng đầu tiên của ĐCSTQ, nên họ là tầng lớp có đặc quyền. Bà Thái Hà là một trong những 'hồng nhị đại' nổi tiếng vì công khai phản đối ông Tập.

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với chương trình "Quan điểm" (觀點) của Đài Á Châu Tự do, bà Thái Hà đã tiết lộ một số chuyện nội bộ về vấn đề Tây Tạng. Bà tiết lộ rằng, khi môi trường chính trị tương đối buông lỏng và những người theo phái tiến bộ trong ĐCSTQ vươn lên được vị trí cao trong thể chế, họ đã hy vọng sẽ giải quyết được vấn đề này.

Nhưng những kẻ ngoan cố lại ngăn cản vì cho rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ làm lung lay tầm ảnh hưởng của ĐCSTQ ở Tây Tạng. Bởi vì Tây Tạng là nơi mà tất cả mọi người đều tin vào Tạng truyền Phật giáo, làm thế nào để có thể cân bằng được với những nhà lãnh đạo chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc? Vì vậy, truyền thống văn hóa và lịch sử sâu sắc sẽ là một loại sức mạnh có thể vượt qua cả chính quyền thực tại, điều này khiến ĐCSTQ rất lo lắng.

Bà Thái Hà chỉ ra rằng, các quan chức ở Khu tự trị Tây Tạng đã phóng đại những điều mà ĐCSTQ đang lo lắng và ra vẻ nghiêm túc để ngăn chặn điều đó xảy ra. Nếu như vấn đề của Đức Đạt Lai Lạt Ma được giải quyết, những quan chức này sẽ không cách nào đòi hỏi tiền tài và quyền lực từ giới lãnh đạo cấp cao được nữa, đồng nghĩa với việc không còn khả năng đàn áp xã hội bên dưới.

Bà Thái Hà đã chỉ ra rõ ràng rằng, vấn đề không nằm ở người dân Tây Tạng, cũng không phải vấn đề của Đức Đạt Lai Lạt Ma, mà là tư duy logic của chế độ chuyên quyền toàn trị ĐCSTQ chính là như thế. Bà nói rằng: "Tôi nghĩ là do bản chất của chế độ toàn trị này đã quyết định [cách làm của nó]! Nó sẽ không thể cho bạn được hưởng quyền tự trị thực sự”. ĐCSTQ sẽ không cho bạn “quyền tự trị dân tộc” mà nó sẽ “kiểm soát dân tộc”. Vì vậy, ĐCSTQ chắc chắn sẽ sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để ngăn chặn Đức Đạt Lai Lạt Ma quay trở lại Tây Tạng và khôi phục lại những quyền lợi mà người dân Tây Tạng đáng được có.

Theo tài liệu, vào năm 1951, ĐCSTQ đã phát động một cuộc tấn công quy mô lớn nhằm kiểm soát toàn bộ "lãnh thổ" của Tây Tạng, sau đó, nó đã ký một "Hiệp ước hòa bình" với chính phủ Tây Tạng. Hiệp ước có nội dung là: "Chính quyền Trung ương sẽ không thay đổi hệ thống chính trị hiện tại của Tây Tạng. Địa vị và quyền hạn vốn có của Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ được giữ nguyên như cũ, và các quan chức ở tất cả các cấp sẽ được giữ nguyên chức vụ… [Chính quyền trung ương] sẽ tôn trọng tôn giáo, tín ngưỡng và phong tục của người dân Tây Tạng, và bảo vệ các đền thờ Lạt Ma".

Theo một hồ sơ mật của Tổng cục Chính trị ĐCSTQ, quân đội ĐCSTQ đã “tiêu diệt” 456.000 người Tây Tạng trong 6 năm từ năm 1956 đến 1962.

Theo báo cáo của Storm Media, ĐCSTQ đã tiến hành đàn áp quy mô lớn ở Tây Tạng vào các năm 1989, 2008 và 2012. Ngoại giới ước tính rằng, hàng triệu người Tây Tạng đã bị quân đội Trung Quốc giết hại trong 50 năm qua.

Kể từ năm 2009, hầu như mỗi năm đều có người dân ở Tây Tạng tự thiêu để phản đối chính quyền ĐCSTQ, đến nay con số này đã lên đến hàng trăm người. Các vị tử đạo bao gồm các tăng nhân, ni cô, nông dân và thậm chí có cả trẻ vị thành niên.

Đông Phương
Theo Secretchina.com



BÀI CHỌN LỌC

'Hồng nhị đại' tiết lộ: Nguyên nhân Đạt Lai Lạt Ma không thể trở về Tây Tạng