"Kế hoạch 5 năm" tới của Trung Quốc có thể làm gia tăng căng thẳng Trung - Mỹ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc họp trong tuần này để chính thức hóa các kế hoạch trong 5 năm tới (2021-2025). Đây là “kế hoạch 5 năm” lần thứ 14 do Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đề ra và dự kiến được thông qua vào đầu 2021. 

Các kế hoạch 5 năm này đóng vai trò trung tâm trong việc hoạch định chính sách kinh tế và chính sách khác của Trung Quốc, do những kế hoạch này cung cấp nguồn lực và định hướng chính sách cho bộ máy chính phủ Trung Quốc trong nửa thập kỷ tới.

Giống như các kế hoạch trước đó, kế hoạch 5 năm lần thứ 14 vấp phải sự chỉ trích từ các nhà lãnh đạo thế giới và tiếp tục làm gia tăng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.

Giới quan sát nhận thấy rằng, các kế hoạch 5 năm của Trung Quốc tập trung vào các ưu tiên và sự tập trung cho các nhiệm vụ chiến lược quan trọng. Ví dụ, các kế hoạch 5 năm tập trung vào phát triển quân sự của Trung Quốc từ mục tiêu hiện đại hóa đến thay đổi hệ tư tưởng. Giới phân tích quân sự Trung Quốc đã nhận định rằng "giai đoạn đầu" của cải cách quân đội Trung Quốc sẽ hoàn thành vào năm 2020, do đó, một loạt các cải cách và thay đổi mới sẽ diễn ra trong khung thời gian 2021-2025.

Chương trình không gian của Trung Quốc cũng có xu hướng đặt mục tiêu trong bối cảnh kế hoạch 5 năm. Nếu Trung Quốc có ý định đưa người lên Mặt Trăng, thì nước này sẽ phải hoàn thành các điều kiện tiên quyết chính trong nửa thập kỷ sắp tới.

Các kế hoạch 5 năm của Trung Quốc luôn tập trung chủ yếu vào các chính sách kinh tế. Các kế hoạch trước đây bao gồm các mục tiêu tăng trưởng kinh tế (như tổng sản phẩm quốc nội), mục tiêu về việc làm và đầu tư, và thậm chí cả các chính sách công nghiệp. Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 gồm có chiến lược “Sản xuất tại Trung Quốc 2025” với mục đích đưa Trung Quốc trở thành nước dẫn đầu trong 10 ngành công nghiệp chiến lược vào năm 2025 - đây được coi là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến xung đột giữa Washington và Bắc Kinh.

Kế hoạch 5 năm sắp tới lần này dự kiến ​​sẽ gây không ít tranh cãi về mặt kinh tế. Nhà Lãnh đạo Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, đang ngày càng thúc đẩy các công ty tư nhân tuân theo hệ tư tưởng của ĐCSTQ. Nhiều cuộc khủng hoảng đã cho thấy những điểm yếu kinh tế của Trung Quốc. Căng thẳng với các đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Kinh cũng đang gia tăng, đặc biệt là Hoa Kỳ.

Sáng kiến ​​chính sách lớn nhất trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14 này của Trung Quốc là việc công bố chính thức chiến lược “lưu thông kép”. Chiến lược này về cơ bản sẽ thúc đẩy Trung Quốc chấm dứt sự phụ thuộc vào các sản phẩm nước ngoài bằng cách thúc đẩy cả sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Washington và các quốc gia khác sẽ không hoan nghênh một chiến lược mà cắt giảm sản phẩm của Mỹ hoặc các nước đó trong thị trường Trung Quốc đồng thời tăng xuất khẩu của Trung Quốc trên toàn cầu.

Tuy nhiên, ý tưởng chấm dứt sự phụ thuộc vào hàng hóa nước ngoài không phải là mới ở Trung Quốc. Ví dụ, việc giảm thị phần của chất bán dẫn nước ngoài tại thị trường nội địa của Trung Quốc đã nằm trong chiến lược “Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025”. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tuyên bố sự cần thiết phải tự lực cánh sinh kể từ khi ĐCSTQ được thành lập hơn 70 năm trước.

Nhưng trong 20 năm qua Trung Quốc trở thành điểm đến cho thương mại và đầu tư nước ngoài, điều này cho thấy rằng, sự hùng biện về tự lực có thể không nằm trong lợi ích kinh tế của Trung Quốc.

Chiến lược Lưu thông kép phù hợp với một số ưu tiên hiện tại của Bắc Kinh. Một ưu tiên đó là chuyển đổi nền kinh tế của Trung Quốc thành một nền kinh tế tương tự như Hoa Kỳ, trong đó phần lớn tăng trưởng kinh tế dựa vào việc người tiêu dùng mạnh mẽ.

Một ưu tiên khác đó là hỗ trợ mục tiêu dài hạn của Trung Quốc về "sự hợp nhất dân sự - quân sự", nghĩa là các cơ sở công nghiệp dân sự và quân sự gắn bó chặt chẽ với nhau và phân bổ chéo.

Giới phân tích nhận định rằng, chiến lược Lưu thông kép cũng sẽ được tuyên truyền trong nội bộ Trung Quốc là nhằm làm giảm tính dễ bị tổn thương của Trung Quốc trước áp lực của nước ngoài cũng như nhằm mở rộng và tăng cường năng lực của quân đội Trung Quốc, để có thể cưỡng chế cả Hoa Kỳ và các nước láng giềng của Trung Quốc.

Một ưu tiên khác của Bắc Kinh là chiến lược “Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035” gần đây, với mục đích đưa Trung Quốc dẫn đầu về tiêu chuẩn hóa công nghệ, đặc biệt là công nghệ mới nổi. Mọi thứ bao gồm từ dây cáp, đến máy tính, rô bốt, mạng, v.v. đều được xây dựng và vận hành theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau - vốn do các ngành công nghiệp thiết lập.

Vấn đề của Trung Quốc là các tiêu chuẩn kép nhất quán của Bắc Kinh. Trung Quốc muốn được coi trọng trên trường quốc tế với tư cách là một cường quốc lớn, nhưng lại hy vọng được đối xử về môi trường và thương mại như một “nước đang phát triển” để chỉ phải tuân theo các tiêu chuẩn và yêu cầu lỏng lẻo hơn nhiều. Điều này sẽ trở thành vấn đề đối với Washington.

Tuy nhiên, kế hoạch 5 năm vẫn có thể sẽ bao gồm việc cố gắng đặt ra các mục tiêu cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, chẳng hạn như tốc độ tăng trưởng GDP hoặc mức xuất khẩu cụ thể. Một trong những “phép màu” kinh tế của Trung Quốc là khả năng “dự đoán” tốc độ tăng trưởng hàng năm của Trung Quốc. Trên thực tế, tốc độ tăng trưởng do Bắc Kinh đặt ra đôi khi dẫn đến việc các quan chức thổi phồng số liệu thống kê về tăng trưởng để báo cáo thành công và làm suy yếu tính chính xác của số liệu thống kê được báo cáo.

Tính đến nay, 2020 là năm duy nhất mà Bắc Kinh không thiết lập tốc độ tăng trưởng của năm do ảnh hưởng của đại dịch đối với nền kinh tế Trung Quốc. GDP được báo cáo đã giảm 6,8% và chỉ tăng 3,2% trong 2 quý đầu năm 2020. Trung Quốc đã báo cáo mức tăng trưởng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý thứ 3 nhưng giới quan sát nghi ngờ rằng nền kinh tế Trung Quốc đang phục hồi mạnh mẽ.

Thực tế của vấn đề là hầu như tất cả lợi nhuận gần đây của Trung Quốc là từ các khoản đầu tư (thường được chính phủ hỗ trợ) và xuất khẩu (tức là tiêu dùng của Mỹ). Cơ sở người tiêu dùng của Trung Quốc không được định vị chính xác để đóng vai trò hàng đầu trong mô hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.

Các vấn đề khác có thể được đưa vào kế hoạch 5 năm tới của Trung Quốc bao gồm những cách thức để củng cố luật kiểm soát xuất khẩu gần đây mà Trung Quốc đã thông qua như một cách để đáp lại luật kiểm soát xuất khẩu của Mỹ. Kế hoạch 5 năm cũng có thể bao gồm việc phục vụ các nỗ lực của Trung Quốc nhằm chống lại biến đổi khí hậu, trong khi Trung Quốc là nhà sản xuất và tiêu thụ than lớn nhất thế giới.

Các kế hoạch 5 năm của Trung Quốc, tuy không phải lúc nào cũng chính xác hoặc thực tế, nhưng chúng cho thấy các ưu tiên của Bắc Kinh trong vài năm tới. Các kế hoạch 5 năm lần này có thể sẽ gây tranh cãi hơn bao giờ hết.

Nguyễn Minh
Theo The Daily Signal



BÀI CHỌN LỌC

"Kế hoạch 5 năm" tới của Trung Quốc có thể làm gia tăng căng thẳng Trung - Mỹ