Kết quả bầu cử tại Đài Loan thể hiện nguyện vọng "thoái Trung" của người dân nước này

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chiến thắng áp đảo của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn trước đối thủ chính của bà, ông Hàn Quốc Du thuộc Quốc dân Đảng, người vốn ủng hộ mối quan hệ thân Bắc Kinh, đã gửi một thông điệp rõ ràng rằng các nỗ lực đe dọa của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã không còn tác dụng, các chuyên gia cho biết.

Không còn nghi ngờ gì nữa, kết quả bầu cử đã thể hiện nguyện vọng “thoái Trung” và sự “bác bỏ ý tưởng thống nhất”, ông June Teufel Dreyer, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Miami và là thành viên cao cấp của Viên nghiên cứu Chính sách đối ngoại, trao đổi với The Epoch Times.

Bà Thái đã tái đắc cử trong cuộc bầu cử ba vòng vào ngày 11 tháng 1 với số phiếu kỷ lục 8,17 triệu phiếu bầu, chiếm khoảng 57% phiếu phố thông. Đây là kết quả cao nhất kể từ khi hòn đảo tự trị này bắt đầu tiến hành bầu cử tổng thống trực tiếp đầu tiên vào năm 1996. Đng Dân Tiến (DPP) cũng giành số ghế áp đảo với 61 trong số 113 ghế lập pháp.

Kết quả bầu cử là một sự xoay chuyển tình thế ngoạn mục đối với bà Thái, người mà năm ngoái vẫn phải vật lộn với mức độ tín nhiệm. Uy tín của bà Thái đã tăng lên mạnh mẽ nhờ lập trường cứng rắn đối với Bắc Kinh khi bà ủng hộ những người biểu tình dân chủ ở Hồng Kông.

Mặc dù hòn đảo dân chủ này duy trì sự độc lập đúng nghĩa với chính phủ được dân bầu, với chính sách, hệ thống kinh tế và quân sự riêng, nhưng ĐCS Trung Quốc vẫn luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình. ĐCS Trung Quốc đang tìm cách hợp nhất với hòn đảo dưới chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, tương tự như ở Hồng Kông và Ma Cao.

“Cuộc bầu cử này đã khẳng định chắc chắn thêm rằng ý tưởng [một quốc gia, hai chế độ] không có chỗ đứng tại Đài Loan”, ông Richard Bush, giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách Đông Á thuộc Viện Brookings trao đổi với NTD, chi nhánh của The Epoch Times sau khi theo dõi cuộc bầu cử từ Washington.

Hoa giấy tung bay khi bà Thái Anh Văn (ở giữa) nắm tay Phó Tổng thống đắc cử William Lai (bên trái) và Phó Chủ tịch, Chen Chien-jen (bên phải), sau bài phát biểu với những người ủng hộ bà tái đắc cử Tổng thống Đài Loan tại Đài Bắc, Đài Loan, vào ngày 11 tháng 1 năm 2020. (Carl Court / Getty Images)

Hy vọng vào Dân chủ

Derek Mitchell, chủ tịch của Viện Dân chủ Quốc gia và là cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Miến Điện đã gọi kết quả bầu cử là “một cuộc trưng cầu dân ý về Trung Quốc”.

Theo ông Mitchell, kết quả bầu cử là ví dụ điển hình cho hiện tượng “số đông im lặng”, khi mà quan điểm của người dân chỉ có thể được thể hiện qua các cuộc bỏ phiếu dân chủ.

“Khi người ta nói: ở Trung Quốc người dân ủng hộ chính phủ của họ, tức là họ đều ủng hộ… ĐCSTQ. Câu trả lời là - làm sao mà bạn biết được?”, ông Mitchell cho biết.

“Chúng tôi đã chứng kiến [hiệu ứng] ‘số đông im lặng’ lên tiếng khi người dân được phép nói lên tiếng nói của mình”

Nhắc đến các cuộc bầu cử cấp quận gần đây ở Hồng Kông khi các ứng cử viên ủng hộ dân chủ cũng giành được chiến thắng áp đảo, ông Mitchell nhận định rằng bộ phận thế hệ trẻ có xu hướng tham gia ngày càng đông.

“Đó là hy vọng về sự tiếp diễn của dân chủ, không phải từ những người lớn tuổi với lối tư duy cũ, mà là năng lượng mới cho nền dân chủ”, ông nói.

Đài Loan không nên chủ quan

Bà Bonnie Glaser, giám đốc Dự án Quyền lực Trung Quốc tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington cho biết Chính quyền Trung Quốc có lẽ cũng không ngạc nhiên về kết quả bầu cử mà họ đã theo sát, nhưng “có thể họ đã không ngờ sẽ có một… kết quả chênh lệch lớn đến vậy”.

Mặc dù chiến thắng vang dội, các chuyên gia vẫn cảnh báo rằng Đài Loan không nên chủ quan.

“Mọi thứ vẫn còn chưa kết thúc. Đài Loan vẫn phải… giữ vững lợi thế của mình và phải nhận ra rằng các cường quốc độc tài và những người không ủng hộ dân chủ đang chơi ván bài dài hơi”, ông Mitchell nói.

Bà Glaser cho biết trong những năm tới, người ta có thể sẽ thấy một “sự tăng cường áp lực về ngoại giao, quân sự và kinh tế [của Bắc Kinh] đối với Đài Loan”.

Đài Loan còn phải nỗ lực rất nhiều để tăng cường khả năng răn đe”, bà cho biết thêm.

Hạn chế của Bắc Kinh

Về kinh tế của quốc đảo này, ông Bush cho rằng đại lục sẽ không phải là mối đe dọa lớn đối với các công ty Đài Loan, vì Bắc Kinh luôn coi các chủ doanh nghiệp Đài Loan là “một nguồn lực chính trị” và một “nguồn cử tri bên trong Đài Loan giúp thúc đẩy các mục tiêu của riêng họ”.

Ông cho biết: “nền kinh tế của Đài Loan phụ thuộc nhiều hơn vào những diễn biến của nền kinh tế thế giới, cũng như những diễn biến trong chính sách của Hoa Kỳ về một loạt các vấn đề”.

Glaser nói rằng, với nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển chậm lại, các cuộc biểu tình ở Hồng Kông đang tiếp diễn cùng với căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, thì một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Đài Loan khó có thể xảy ra.

“Điểm mấu chốt là lợi thế về quân sự chỉ đơn giản là không đủ lý do thuyết phục, hay… thậm chí [quân sự] vượt trội cũng không phải là lý do đủ để Bắc Kinh chấp nhận rủi ro như vậy”.

Bà nói thêm: “Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình còn rất nhiều dự định”.

Vi Minh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Kết quả bầu cử tại Đài Loan thể hiện nguyện vọng "thoái Trung" của người dân nước này