Lời kêu gọi Liên Hợp Quốc truy cứu trách nhiệm về ngược đãi nhân quyền của Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 27/6, Ủy ban điều hành của Quốc hội về vấn đề Trung Quốc (CECC) đã ủng hộ lời kêu gọi của các chuyên gia đến Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC) để yêu cầu truy cứu trách nhiệm về hành vi ngược đãi nhân quyền của chính quyền Trung Quốc.

Ngày 27/6/2020, CECC cho biết, họ ủng hộ tuyên bố của hơn 50 chuyên gia nhân quyền độc lập của Liên Hợp Quốc (LHQ) kêu gọi cộng đồng quốc tế “sử dụng tất cả các biện pháp thích hợp” để giám sát Bắc Kinh và “hành động một cách quyết liệt trong chỉnh thể” để bắt chính phủ Trung Quốc phải tôn trọng nhân quyền.

Chủ tịch Ủy ban Mỹ-Trung ủng hộ tuyên bố của hơn 50 chuyên gia độc lập của LHQ kêu gọi UNHRC tổ chức một phiên họp khẩn cấp để đánh giá các hành vi vi phạm nhân quyền kéo dài của chính phủ Trung Quốc, cũng như để thảo luận về việc thiết lập cơ chế giám sát của LHQ đối với Hong Kong, Tân Cương và Tây Tạng.

Trong tuyên bố của mình, các chuyên gia đang làm việc theo chỉ thị từ Hội đồng Nhân quyền LHQ, đã đề cập một số quan ngại về vấn đề “đàn áp quyền tự do cơ bản ở Trung Quốc”.

Điều này bao gồm việc chính quyền Trung Quốc đàn áp các nhóm thiểu số tôn giáo và các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc Tân Cương và Tây Tạng, các cáo buộc về việc đàn áp quá mức người biểu tình ở Hong Kong, và các báo cáo về hành động trả thù những người lên tiếng về việc chính quyền che giấu sự bùng phát của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán.

Tuyên bố viết: “Các chuyên gia nhân quyền độc lập của LHQ đã nhiều lần cảnh báo chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc đàn áp các quyền tự do cơ bản ở Trung Quốc. Các chuyên gia độc lập của LHQ cho rằng đã đến lúc cần phải chú trọng lại tình hình nhân quyền ở Trung Quốc, đặc biệt là trong bối cảnh chính quyền Trung Quốc chống lại người dân của đặc khu Hong Kong [HKSAR], các nhóm thiểu số ở Khu tự trị Tân Cương, Khu tự trị Tây Tạng và những luật sư bảo vệ nhân quyền trên toàn đất nước Trung Quốc.

Các chuyên gia nhấn mạnh quan ngại của họ về cái mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gọi là luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông. Quốc hội NPC [cơ quan lập pháp bù nhìn ở Bắc Kinh] đã bỏ qua cơ quan lập pháp địa phương Hồng Kông vào cuối tháng Năm để ban hành luật mới, áp đặt chế tài án hình sự đối với các hoạt động liên quan đến lật đổ, kế nhiệm, khủng bố và can thiệp nước ngoài.

Ngày 28/6, NPC bắt đầu phê chuẩn dự luật an ninh với đặc khu Hong Kong, mà các chuyên gia cho rằng sẽ “đưa ra những định nghĩa mập mờ về các tội danh, theo đó dễ ngược đãi và đàn áp”, và cho phép Bắc Kinh xâm phạm vào tình trạng đặc biệt của thành phố.

Những quan ngại được các chuyên gia nhân quyền đưa ra bao gồm việc luật an ninh mới sẽ vi phạm Luật cơ bản Hong Kong, theo đó việc đảm bảo các quyền dân sự và chính trị ở đặc khu Hong Kong theo Công ước quốc tế có thể bị vi phạm.

Tuyên bố chung Trung-Anh đặt ra các điều khoản chuyển nhượng Hồng Kông sang chế độ ĐCSTQ. ĐCSTQ đã đồng ý trao quyền tự trị và tự do cho đặc khu khi đại lục không được hưởng những quyền này. Đây là phương thức “một quốc gia, hai chế độ”.

Điều này rất quan trọng. Kế hoạch của Bắc Kinh là:

  1. Áp đặt luật an ninh quốc gia hà khắc;
  2. Theo đó đàn áp mạnh mẽ bất đồng chính kiến; sau đó
  3. ĐCSTQ sẽ sử dụng việc suy giảm bất đồng chính kiến để nói rằng người Hong Kong đang hạnh phúc dưới sự cai trị của ĐCSTQ.

Các chuyên gia nói: “ĐCSTQ sẽ làm suy yếu quyền xét xử công bằng và báo trước sự gia tăng mạnh mẽ trong việc giam giữ tùy tiện và truy tố những người bảo vệ nhân quyền ôn hòa theo lệnh của chính quyền Trung Quốc. Luật an ninh quốc gia cũng sẽ làm suy yếu khả năng các doanh nghiệp hoạt động tại Hồng Kông thực hiện trách nhiệm tôn trọng nhân quyền theo Nguyên tắc Hướng dẫn của LHQ về Kinh doanh và Nhân quyền.

Hiệu ứng run sợ

Wilson Leung, một luật sư tại Hồng Kông và là thành viên của Nhóm Luật sư Tiến bộ, nói với The Epoch Times rằng tin tức về luật an ninh Hong Kong đã có hiệu ứng đe dọa đối với người dân Hong Kong. Các nhà hoạt động và các nhóm dân chủ từng lên tiếng chỉ trích ĐCSTQ nay đã trở nên im lặng và lo sợ trước những hậu quả khôn lường.

Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ Hong Kong, luật sư Leung nói: “Sau khi dự luật được công bố, chúng tôi đã nhìn thấy rất nhiều các nhóm hoạt động dân chủ lui về trạng thái ‘tự kiểm duyệt’. Họ trở nên sợ nói chuyện với các tổ chức phi chính phủ quốc tế, nói chuyện cởi mở với các nhà lãnh đạo chính trị quốc tế và báo chí nước ngoài, bởi vì những điều này có thể là bằng chứng của sự thông đồng nước ngoài. Chúng tôi biết Bắc Kinh sử dụng những khái niệm này trong nghĩa rộng và không rõ ràng”.

Luật sư Leung tiếp tục: “Đấy là những nhà hoạt động dân chủ, những người tương đối sẵn lòng nói lên chính kiến của mình. Còn những người khác, rất nhiều là đang xóa tài khoản trên mạng xã hội hoặc lịch sử hoạt động trên mạng xã hội của họ để không lưu những gì họ nói trước đó mà có thể bị coi là chỉ trích ĐCSTQ”

“Tôi có bạn bè mua điện thoại [burner] để nói chuyện nặc danh, bởi vì bất cứ điều gì bạn nói từ số điện thoại thực của bạn đều có thể là bằng chứng chống lại bạn. Chúng tôi biết rằng ĐCSTQ có kế hoạch thiết lập trạm an ninh của đại lục tại Hong Kong và sợ rằng họ sẽ lắp đặt công nghệ giám sát như ở Đại lục. Điều này có nghĩa là bất cứ điều gì bạn nói trên điện thoại đều không còn an toàn nữa”, luật sư Leung cho biết.

Trong tuyên bố của mình, các chuyên gia nhân quyền kêu gọi hội đồng nhà nước của 47 nước thành viên “cấp bách hành động và sử dụng tất cả các biện pháp thích hợp để giám sát hoạt động nhân quyền của Trung Quốc”. Họ đề nghị UNHRC thiết lập “cơ chế giám sát chặt chẽ, phân tích và báo cáo thường niên về tình hình nhân quyền ở Trung Quốc”.

Ông Leung nói thêm rằng mặc dù những lời kêu gọi chống lại các hành vi ngược đãi nhân quyền của ĐCSTQ từ các thực thể quốc tế là “động thái tích cực”, nhưng về lâu dài, khó có thể ngăn chặn được Bắc Kinh.

Luật sư Leung nói với The Epoch Times: “Tôi không thể nhớ lần cuối cùng là khi nào các thực thể quốc tế quan tâm và phối hợp ở mức độ như thế này. Điều này cho thấy rõ ràng là toàn bộ quá trình và quyết định về vấn đề nhân quyền của ĐCSTQ là sai lầm”.

Chiến thuật của ĐCSTQ

Luật sư Leung cảnh báo rằng chính quyền Trung Quốc có thể sử dụng các chiến thuật tương tự như đã sử dụng với Tân Cương, nơi được biết đang có hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác bị giam giữ trong hệ thống mà ĐCSTQ gọi là “trại cải tạo và chuyển hóa” bởi ĐCSTQ coi họ là nguy cơ của “ba thế lực tà ác” là “chủ nghĩa cực đoan, ly khai và khủng bố”.

Các cựu tù nhân người Duy Ngô Nhĩ nói với The Epoch Times rằng, trong khi bị bắt giữ không rõ lý do ở trong các trại mà ĐCSTQ gọi là “cải tạo” vô cùng đông đúc, họ bị tra tấn, ép buộc từ bỏ đức tin của mình và buộc phải hứa sẽ trung thành với ĐCSTQ.

“Tại Tân Cương, họ sử dụng chiêu cường điệu hóa đe dọa, và sau đó sử dụng nó như một cái cớ để áp đặt các biện pháp kiểm soát hà khắc lên nhóm người mà họ muốn đàn áp”, ông Leung nói. “Tại Hồng Kông, họ đã sử dụng các cuộc biểu tình năm 2019 để quy cho hành vi bạo lực và áp đặt luật áp bức mới này để kiểm soát rộng hơn chứ không chỉ các đối tượng liên quan đến bạo lực”.

“Bây giờ họ sẽ sử dụng tình tình không có bất đồng chính kiến công khai để nói rằng ‘người Hong Kong đều đang vui sống’, mà không hề đả động đến thực tế rằng”sự yên ổn” này là do bị họ đã áp đặt chế tài án hình sự và trừng phạt nghiêm khắc”.

Nguyên Hương
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Lời kêu gọi Liên Hợp Quốc truy cứu trách nhiệm về ngược đãi nhân quyền của Trung Quốc