Khủng hoảng thiếu điện ở Trung Quốc vẫn trầm trọng - Liêu Ninh 5 lần cảnh báo thiếu điện trong 2 tuần

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cuộc khủng hoảng thiếu điện tại các khu công nghiệp của ba tỉnh đông bắc, được gọi là "vành đai bụi ở Trung Quốc", vẫn đang tiếp tục. Vào ngày 11 vừa qua, chính quyền tỉnh Liêu Ninh đã ban hành cảnh báo màu cam cấp độ II về tình trạng thiếu điện trầm trọng. Tình trạng thiếu điện lớn nhất của tỉnh lên tới 4,74 triệu kilowatt. Đây là lần thứ năm tỉnh này đưa ra cảnh báo màu da cam trong vòng hai tuần.

Theo nguồn tin từ VOA, tỉnh Liêu Ninh thường xuyên bị mất điện kể từ tháng 9. Sở Công nghiệp và Công nghệ Thông tin tỉnh Liêu Ninh đã ban hành một cảnh báo cam cấp độ II khác về tình trạng thiếu điện trầm trọng vào ngày 11/10. Đây là lần thứ 5 tỉnh Liêu Ninh đưa ra cảnh báo về tình trạng thiếu điện và buộc phải cắt điện luân phiên, và là lần thứ hai tỉnh Liêu Ninh đã đưa ra cảnh báo màu cam cấp độ II đối với tình trạng thiếu điện nghiêm trọng. Lần cuối cùng cảnh báo màu cam cấp II về tình trạng thiếu điện trầm trọng được đưa ra là vào ngày 28 tháng 9, khi khoảng cách công suất tối đa lên tới 5,3 triệu kilowatt.

Nguồn tin chỉ ra rằng mặc dù chính quyền ĐCSTQ đã nỗ lực hết sức để tăng cường sản xuất và cung cấp than trên toàn quốc nhưng không cải thiện được là bao. Cuộc khủng hoảng thiếu năng lượng điện vẫn tiếp diễn khắp cả nước, đặc biệt là ở ba tỉnh đông bắc trong đó có Liêu Ninh.

Khi đưa tin về cảnh báo thiếu điện ở tỉnh Liêu Ninh, Reuters chỉ ra rằng tình trạng thiếu điện gần đây ở Trung Quốc chủ yếu là do sản xuất phục hồi sau dịch bệnh và sự gia tăng đơn đặt hàng trong và ngoài nước, dẫn đến tiêu thụ điện tăng vọt. Giá than tăng vọt do tình trạng thiếu điện được cho là tạm thời.

Trên thực tế, vấn đề thiếu điện không phải là hiện tượng duy nhất của năm nay. Vào mùa đông, tình trạng thiếu điện của Trung Quốc luôn diễn ra, giá điện tăng, giá than tăng, thuỷ điện vào mùa khô không thể hoạt động tối đa công xuất. Ngoài ra, tình trạng thiếu điện rất trầm trọng ở 3 tỉnh đông bắc nhưng đã lan rộng tới hàng chục tỉnh, thành phố và khu tự trị ở Trung Quốc. Điều này cho thấy, khủng hoảng năng lượng điện ở Trung Quốc không phải là vấn đề thời điểm, ngắn hạn và mà nó thêm trầm trọng trong năm nay khi nguồn than nhập khẩu eo hẹp hơn, một phần từ chính sách trừng phạt cấm nhập khẩu than của Trung Quốc với Úc.

Tháng trước, do tình trạng thiếu điện trầm trọng, lưới điện quá tải đến mức bị tê liệt. Các tỉnh Liêu Ninh, Quảng Đông và nhiều nơi khác thậm chí đã phải cắt điện mà không báo trước. Điều này không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất công nghiệp mà còn gây bất tiện lớn cho đời sống sinh hoạt của nhân dân. Mùa đông đang đến gần, nhu cầu năng lượng sưởi ấm tăng vọt, tiêu thụ điện vì sinh kế của người dân nếu không được đảm bảo sẽ gây ra các bất ổn xã hội.

Để giảm bớt tình trạng thiếu điện, ĐCSTQ, ngoài việc tăng cường sản xuất và cung cấp than, đã phải phân bổ tiêu thụ điện theo hướng cắt điện luân phiên, tăng giá điện, tăng cường mua điện từ Nga, mở rộng nhập khẩu than từ nước ngoài. Dù vậy, so với cầu năng lượng trong nước, cung về năng lượng đang dịch chuyển rất chậm, về cơ bản chưa giải quyết được khủng hoảng điện năng.

Hiện tại, để đối phó với tình trạng thiếu điện nghiêm trọng, Sở Công nghiệp và Công nghệ thông tin tỉnh Liêu Ninh thông báo, từ 6h đến 12h ngày 11, sẽ cắt điện 8 đợt. Thời gian mất điện có thể ngắn nhất là 1 giờ và lâu nhất là 3 giờ.

70% nguồn cung cấp điện ở tỉnh Liêu Ninh là từ nhiệt điện (than). Tình trạng thiếu than và giá than tăng cao dẫn đến sản lượng điện không đủ; khoảng 8% nguồn cung cấp năng lượng của Liêu Ninh đến từ năng lượng gió, nhưng gần đây do không đủ năng lượng gió, động cơ không thể hoạt động bình thường, khiến Liêu Ninh thiếu điện. Làm mọi thứ trở nên tệ hơn.

Các nhà phân tích và thương nhân chỉ ra rằng do nguồn cung than không đủ trong mùa đông này, tiêu thụ điện công nghiệp của Trung Quốc trong quý 4 năm nay có thể giảm 12%.

Reuters đưa tin, để đối phó với cuộc khủng hoảng thiếu điện, hai cơ sở sản xuất than lớn nhất của Trung Quốc là Sơn Tây và Nội Mông trước đó đã ra lệnh mở rộng công suất sản xuất than. Bất ngờ, trận mưa lớn đột ngột ở Sơn Tây đã trực tiếp khiến 60 mỏ than tại địa phương phải ngừng sản xuất. Hiện tại, chính quyền tỉnh Sơn Tây chưa tiết lộ năng lực sản xuất than mà tỉnh này đã mất do đóng cửa các mỏ than.

Một báo cáo do Moody's Investor Services đưa ra đã chỉ ra rằng việc cung cấp điện không đủ của Trung Quốc sẽ gây áp lực lên tăng trưởng GDP vào năm 2022 và ảnh hưởng trầm trọng tới chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đàm Thanh

(Theo Secret China)



BÀI CHỌN LỌC

Khủng hoảng thiếu điện ở Trung Quốc vẫn trầm trọng - Liêu Ninh 5 lần cảnh báo thiếu điện trong 2 tuần