“Tước quyền” chết của người dân - thủ thuật lừa lọc của ĐCSTQ (Kỳ cuối)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gần hai thập kỷ kể từ khi dịch SARS xuất hiện vào năm 2002, Trung Quốc một lần nữa là trung tâm của cuộc chiến chống lại chủng Coronavirus mới. Hệ thống giám sát của ĐCSTQ vốn được thiết lập chỉ để theo dõi, trấn áp người dân nay tỏ ra “thất thủ” hoàn toàn trước siêu virus này.

Trong cuộc so găng giữa “gã khổng lồ” và con virus nhỏ bé, thế giới đã được chứng kiến những chính sách bất nhân đạo, sự khủng hoảng về đạo đức, cũng như việc đánh đổi bằng mọi giá để giữ tốc độ phát triển kinh tế nhằm ổn định chế độ tàn bạo của ĐCSTQ.

Chết vẫn không được yên!

Vẫn biết dối trá và vu khống là căn bệnh trầm kha của ĐCSTQ, nhưng sự trắng trợn tước đoạt cả “quyền” chết của bác sĩ Lý Văn Lượng - người anh hùng của cư dân Trung Quốc đã khiến MXH Trung Quốc thực sự nổi sóng.

Quá đau buồn trước tin tức về sự ra đi của bác sĩ Lý, cư dân mạng Trung Quốc còn phẫn nộ hơn khi phát hiện ra rằng, người anh hùng của họ đã được ĐCSTQ bí mật cho “sống” thêm một ngày chỉ để nhằm xoa dịu nỗi phẫn uất từ công chúng. Bác sĩ Lý là một trong 8 người đầu tiên đã cố gắng cảnh báo cho các đồng nghiệp và cấp trên của họ về thảm họa dịch bệnh sắp xảy ra, và phải chịu nhận hình thức kỷ luật vì tội “phát tán tin đồn nhảm”. Thật không may, bác sĩ Lý đã bị tử vong bởi chính con virus đã giúp anh “nổi tiếng” khi mới 34 tuổi.

Bác sĩ Lý là một trong 8 người đầu tiên đã cố gắng cảnh báo cho các đồng nghiệp và cấp trên của họ về thảm họa dịch bệnh sắp xảy ra, và phải chịu nhận hình thức kỷ luật vì tội “phát tán tin đồn nhảm”.
Bác sĩ Lý là một trong 8 người đầu tiên đã cố gắng cảnh báo cho các đồng nghiệp và cấp trên của họ về thảm họa dịch bệnh sắp xảy ra, và phải chịu nhận hình thức kỷ luật vì tội “phát tán tin đồn nhảm”. (Ảnh chụp màn hình)

Trong con mắt của cộng đồng mạng, bác sĩ Lý là một người anh hùng thời đại mới, một người công tâm hiếm hoi trong một xã hội đặt sự vị tư lên hàng đầu. Vị bác sĩ nhãn khoa trẻ tuổi này đã nghĩ đến người khác trước trong thời điểm khó khăn nhất cuộc đời. Ngay trên giường bệnh, khi được phóng viên hỏi về việc triệu tập, dọa nạt của cảnh sát đã khiến anh “bất đắc dĩ” trở nên nổi tiếng, bác sĩ Lý trả lời rằng: “Lúc này tôi chỉ nghĩ làm thế nào để mọi việc tốt hơn thôi… Sau khi bình phục, tôi muốn quay lại phục vụ tuyến đầu”.

Tiếc thay, bác sĩ Lý qua đời vào lúc 21h30 ngày 6/2 sau những nỗ lực điều trị bất thành ròng rã suốt gần 30 ngày. Hung tin này đã được những bác sĩ đồng nghiệp của anh xác nhận, thông báo cho phóng viên và các cơ quan ngôn luận của nhà nước đã đồng loạt đưa tin buồn này.

Cái chết của bác sĩ Lý đã gây ra một cơn thịnh nộ lan rộng khắp cả nước. Hàng trăm triệu người dùng Weibo đã chia sẻ hình ảnh của bác sĩ Lý, hình tờ biên bản có dấu điểm chỉ được cho là của anh, cùng từ khóa Người thổi còi và lời bài hát Do You Hear The People Sing (Bạn có nghe mọi người hát không).

Sự tiếc thương đã biến thành cơn sóng dữ đe dọa Chủ tịch Tập Cận Bình, người đang cố gắng thiết lập một chiến dịch mạnh mẽ nhằm “chặn đứng và đè bẹp” virus Corona. Trong cơn bối rối trước sự phẫn nộ chưa từng thấy của dư luận, chính quyền Bắc Kinh dường như không tìm ra được biện pháp đối phó nào nên đã “quyết định” cho bác sĩ Lý “sống” thêm một ngày nhằm kiểm soát lại tình thế. Sau đó, các cơ quan truyền thông chính thức của Nhà nước lại đưa tin thay đổi thời điểm qua đời của bác sĩ Lý là vào lúc 4h sáng ngày 7/2.

Ngẫm lại mới thấy chuyện sinh mạng của con người bị ĐCSTQ xem quá nhẹ. Ngẫm lại mới thấy mỗi sinh mạng đáng thương bị chết bởi dịch bệnh vẫn phải được sự cho phép của ĐCSTQ. Trớ trêu thay, bác sĩ Lý đã bị ĐCSTQ tước cả “quyền” được nói lẫn “quyền” chết. Một cư dân mạng Trung Quốc viết rằng: “Trong con mắt của ĐCSTQ, anh đã sống một cuộc sống bất hợp pháp và chết một cái chết cũng bất hợp pháp”.

Một cư dân mạng Trung Quốc viết rằng: “Trong con mắt của ĐCSTQ, anh đã sống một cuộc sống bất hợp pháp và chết một cái chết cũng bất hợp pháp”. 
Một cư dân mạng Trung Quốc viết rằng: “Trong con mắt của ĐCSTQ, anh đã sống một cuộc sống bất hợp pháp và chết một cái chết cũng bất hợp pháp”. (Ảnh: Getty Images)

Trong trái tim người dân Trung Quốc, bác sĩ Lý không chỉ là hình mẫu của sự chính trực mà còn là nạn nhân bi thảm của một hệ thống chính trị độc đoán, tàn bạo. Đối với người dân thế giới, cái chết của bác sĩ Lý đã vạch trần sự dối trá bẩn thỉu của ĐCSTQ ngay cả khi anh còn nằm trên giường bệnh. Hai ngày trước khi mất, bác sĩ Lý đã trả lời phỏng vấn CNN: “Nếu chính quyền công bố sớm dịch bệnh, tôi tin rằng tình hình đã tốt hơn. Họ cần phải cởi mở và minh bạch”.

Dưới áp lực của dư luận trong nước và con mắt “soi xét” của truyền thông thế giới, ĐCSTQ đã soạn lại “vở” cũ hệt như “thời đại” SARS. Bắc Kinh đã ý thức được dịch Corona có nguy cơ làm xấu hình ảnh của Đảng, và sự phẫn nộ không lường trước được của dân chúng là tác nhân dẫn đến sự mất ổn định: Khi ấy, các quan chức địa phương sẽ trở thành vật tế thần.

Để làm tiêu tan cơn giận dữ của dân chúng, chính quyền Bắc Kinh hy vọng việc tập trung “xử lý” các quan chức địa phương sẽ làm “giảm nhiệt” cho chính quyền trung ương...

“Thủ thuật” xoa dịu và lừa lọc dân chúng

Sau khi Tập Cận Bình kêu gọi ĐCSTQ “tăng cường kiểm soát truyền thông và Internet” vào ngày 4/2, người ta chưa bao giờ từng chứng kiến MXH Trung Quốc lại bùng nổ các lời chỉ trích nhắm vào chính quyền nhiều đến vậy sau cái chết của bác sĩ Lý. Rạng sáng ngày 7/2, hơn 1,5 tỉ lượt người vào xem các thông tin về cái chết của vị bác sĩ được coi là ''anh hùng'' dân tộc. Trên Weibo, hashtag “Chính quyền Vũ Hán nợ bác sĩ Lý Văn Lượng một lời xin lỗi” đã được xem khoảng 180 triệu lần trước khi bị công cụ kiểm duyệt của ĐCSTQ ra tay, và trước khi một chỉ thị tuyên giáo ban hành, yêu cầu các tổ chức truyền thông tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn dẫn nguồn, cấm mở bình luận, hay phải từ từ hạ nhiệt từ khóa tìm kiếm về bác sỹ Lý… Một trong số ít người “dám” chỉ trích Tập Cận Bình mạnh mẽ nhất là Hứa Chương Nhuận, nguyên giáo sư Đại Học Thanh Hoa vẫn đăng được lên MXH một bài viết có tiêu đề “Người dân phẫn nộ không còn sợ hãi nữa”. Đây là điều hiếm thấy tại một quốc gia có hệ thống kiểm duyệt Internet chặt chẽ và tinh vi nhất hành tinh như Trung Quốc.

Người dân Trung Quốc mệt mỏi dưới sự kìm kẹp và bức hại của chính quyền.
Người dân Trung Quốc mệt mỏi dưới sự kìm kẹp và bức hại của chính quyền. (Ảnh: Getty Images)

Người ta đặt câu hỏi, phải chăng bộ máy kiểm duyệt của ĐCSTQ bị tê liệt trước làn sóng chỉ trích mạnh mẽ của dân chúng? Câu trả lời tất nhiên là: Không. Rõ ràng việc nhận ra mức độ nghiêm trọng của sự việc đã buộc chính quyền Bắc Kinh phải áp dụng biện pháp “nới lỏng” trong việc quản lý dư luận xã hội. Mặc dù giới cầm quyền cùng sự “hiệp đồng” của đội quân dư luận viên đông đảo thường nhanh chóng loại bỏ bất kỳ sự chỉ trích nào nhằm vào các quan chức chính phủ, các cơ quan kiểm duyệt Internet của ĐCSTQ trong thời điểm vừa qua “bỗng dưng” cho phép một số lượng lớn những lời chỉ trích bất thường, gay gắt xuất hiện cả trên phương tiện truyền thông xã hội và báo chí chính thống của Nhà nước.

Đơn cử Hu Xijin, Tổng biên tập của tờ Thời báo Hoàn cầu - cơ quan truyền thông hàng đầu của ĐCSTQ - trong một động thái hiếm hoi bất thường đã chỉ trích trực tiếp các quan chức thành phố Vũ Hán và các cơ quan quản lý y tế trung ương vì phản ứng chậm trễ với dịch bệnh: “Cá nhân tôi cho rằng Vũ Hán và cơ quan y tế phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên có những lý do bao quát hơn, chẳng hạn từ vài năm qua, khả năng phản biện của truyền thông đã giảm hẳn”.

Sự xuất hiện của Coronavirus đã bộc lộ bản chất của ĐCSTQ khi liên tục tìm cách đùn đẩy trách nhiệm nhằm tránh bị chỉ trích trực tiếp từ công chúng.
Sự xuất hiện của Coronavirus đã bộc lộ bản chất của ĐCSTQ khi liên tục tìm cách đùn đẩy trách nhiệm nhằm tránh bị chỉ trích trực tiếp từ công chúng. (Ảnh: NTDVN)

Trên thực tế, chính quyền Bắc Kinh không chỉ dung túng cho cơ quan ngôn luận của Đảng chỉ trích chính quyền địa phương, mà nó còn tích cực khuyến khích các bộ ngành khác thực hiện việc này. Như việc Hội đồng Nhà nước đã đưa ra thông cáo lên án những hành vi sai trái của chính quyền các địa phương trong việc kiểm soát dịch bệnh Corona.

Câu hỏi đặt ra là, tại sao chính quyền Bắc Kinh lại “bật đèn xanh” cho các chỉ trích nhằm vào chính quyền địa phương và tỏ ra “hung hăng” đến vậy đối với các “thuộc hạ” cấp tỉnh và cấp thành phố. Câu trả lời chỉ có thể là: Dường như ĐCSTQ nhận thức ra rằng, việc đàn áp mạnh mẽ các chỉ trích công khai trên MXH, đặc biệt sau cái chết của bác sĩ Lý, sẽ có khả năng dẫn đến sự phản ứng dữ dội không thể kiểm soát được từ công chúng. Nói cách khác, việc đổ lỗi cho sự bất lực của các chính quyền địa phương trong việc kiểm soát dịch bênh - thay vì sự thất bại của chính quyền trung ương - sẽ khả thi hơn và là phương cách hữu hiệu “chuyển lửa” phẫn nộ của công chúng xuống cấp dưới.

Do vậy, các quan chức địa phương nhanh chóng trở thành dê tế thần, “gánh vác” trách nhiệm cho các quan chức đầu não ở Bắc Kinh. Trong đại dịch SARS, để tỏ ra công tâm, minh bạch và hòng xoa dịu sự giận dữ trong lòng công chúng, chính quyền Bắc Kinh đã mạnh tay cách chức gần 1.000 quan chức địa phương. Và trong tâm bão dư luận phẫn nộ sau cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng, chính quyền Bắc Kinh cũng theo phương thức ấy, nhanh chóng đổ lỗi và sa thải lãnh đạo tỉnh Hồ Bắc và thủ phủ Vũ Hán nhằm chứng tỏ cho thế giới thấy ĐCSTQ vừa muốn khắc phục nỗ lực chống dịch bệnh, vừa muốn xử lý quan chức địa phương trước sự bất bình của dân chúng.

Chính quyền Bắc Kinh được hưởng lợi khi “đẩy” trách nhiệm xuống các “thuộc hạ” giống như một mũi tên trúng nhiều đích. Điều này thể hiện rõ nét nhất khi công chúng đã trút sự phẫn nộ sang quan chức chính quyền Vũ Hán với hashtag “Chính quyền Vũ Hán nợ bác sĩ Lý Văn Lượng một lời xin lỗi” .

Sự mưu mô quỷ quyệt của ĐCSTQ bước đầu đã đạt được mục đích khi chặn đứng được hiệu ứng tuyết lăn, làm dịu cơn phẫn nộ của công chúng, ngăn được sự thất vọng của xã hội cũng như sự thách thức đối với tính hợp pháp của Đảng. ĐCSTQ vẫn luôn tự cho mình có chính danh lãnh đạo đất nước, dựa trên điều mà họ gọi là khả năng bảo đảm ổn định xã hội, phát triển kinh tế, đem lại phồn vinh cho người dân.

Cấu trúc chính trị độc đoán là môi trường phát tán virus độc hại

Việc lựa chọn dê tế thần - hai quan chức cao cấp là Bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc Tưởng Siêu Lương và Bí thư Vũ Hán Mã Quốc Cường cùng hai quan chức y tế cấp cao của tỉnh là Bí thư đảng ủy Ủy ban Y tế tỉnh Trương Tấn và Chủ nhiệm Ủy ban Lưu Anh Tư - những người đã thực hiện đúng chính sách bưng bít, dối trá và đàn áp của Đảng cầm quyền giữa lúc số ca nhiễm mới tăng vọt, làm gia tăng sự nghi ngờ trong công chúng.

Ngày 31/12/2019, khi dịch Corona bắt đầu bùng phát, Ủy ban Y tế Quốc gia đã cử một nhóm chuyên gia tới Vũ Hán để đánh giá tình hình. Như vậy, chính quyền Bắc Kinh rõ ràng đã đóng một vai trò quyết định trong mọi quyết định mang tính chính trị của chính quyền địa phương. Việc đổ lỗi cho chính quyền địa phương xử lý thảm họa yếu kém thì chẳng khác gì đổ lỗi cho hệ thống kiểm soát và kiểm duyệt của ĐCSTQ có vấn đề. Cho nên, sự đổ lỗi của chính quyền Bắc Kinh cho cấp dưới trong đại dịch Corona chỉ đơn giản là biểu hiện của một mô hình chính quyền dối trá và độc tài phát xít.

Cũng giống như Mao Trạch Đông chịu trách nhiệm trong cuộc Đại Nhảy vọt, Giang Trạch Dân trong đại dịch SARS, chính sự độc tài của Tập Cận Bình đã đóng vai trò quan trọng trong thảm họa Corona. Nhà sử học Chương Lập Phàm (Zhang Lifan) giải thích: “Ở Trung Quốc không có gì được tiến hành nếu không có đèn xanh của Tập Cận Bình, cán bộ các cấp đều thu mình chờ đợi, chỉ thi hành lệnh trên cho khỏi rắc rối”.

Cũng giống như Mao Trạch Đông chịu trách nhiệm trong cuộc Đại Nhảy vọt, Giang Trạch Dân trong đại dịch SARS, chính sự độc tài của Tập Cận Bình đã đóng vai trò quan trọng trong thảm họa Corona.
Chính sự độc tài của Tập Cận Bình đã đóng vai trò quan trọng trong thảm họa Corona. (Ảnh: Getty Images)

Việc quan chức chính quyền Vũ Hán cố gắng bưng bít và ngăn chặn các cảnh báo sớm về dịch bệnh Corona chỉ nhằm mục đích duy nhất là để tránh bị chính quyền trung ương khiển trách. Có một điều bất thành văn trong nội bộ chính trường của ĐCSTQ là, bất kỳ một sự rủi ro nào xảy ra trong khu vực mà quan chức chịu trách nhiệm, đều có thể được sử dụng như một cái cớ để thông qua việc thăng quan tiến chức hay giáng chức, cắt chức. Đối với một chính thể độc tài như ĐCSTQ, tiêu chuẩn chọn người có tài vào các vị trí bộ máy chính quyền đứng ở hàng thứ yếu so với tiêu chí trung thành với Đảng. Nên để thăng tiến, các quan chức phải biết vâng lời cấp trên, đây mới là tiêu chuẩn “chính thống”. Vì vậy, thảm họa Corona xảy ra ở Vũ Hán đã cho thấy quan chức địa phương đã đợi lệnh cấp trên thay vì lắng nghe những phản hồi từ công chúng.

Quan chức địa phương cuối cùng vẫn là người chịu trách nhiệm không phải với công chúng mà là với các cơ quan có thẩm quyền cao hơn. Do đó, dưới thể chế độc đoán như ĐCSTQ, chính quyền địa phương sẽ luôn “nhạy cảm” với những áp lực từ trên ép xuống, thay vì từ dưới lên trên. Trớ trêu thay, đây chính là một trong những yếu tố gia tăng sự lừa dối dân chúng và giúp virus Corona có thêm môi trường phát tán bệnh dịch.

ĐCSTQ là nguồn cơn gây ra sự hỗn loạn cho Trung Quốc

Mối quan tâm hàng đầu của ĐCSTQ không phải là phòng ngừa dịch bệnh hay có bao nhiêu người chết trong đại dịch đó, mà mục đích của nó là tìm kiếm sự ổn định để phát triển kinh tế. ĐCSTQ đã sử dụng nguồn lực “phi thường” để đàn áp các quyền tự do của người dân, đặt các phương tiện truyền thông hoạt động dưới sự kiểm soát đến nghẹt thở, và bất cứ một sự phản biện nào đối lập với quan điểm của Đảng đều có thể dẫn đến bị bắt bớ, bỏ tù. Điều này đã khiến người dân sợ hãi lặng lẽ chấp nhận sự thống trị của ĐCSTQ, tạo nên “tính hợp pháp” cho Đảng hơn là cho chính đất nước.

Các bằng chứng cũng chỉ ra rằng chính quyền tỉnh Hồ Bắc (đứng đằng sau là chính quyền Bắc Kinh), đã quyết định bưng bít thông tin dịch bệnh, bất chấp tính mạng của người dân để ngăn chặn những thông tin bất lợi cho sự phát triển kinh tế tại địa phương cũng như trên toàn quốc. Tăng trưởng kinh tế đã trở thành chìa khóa để giải quyết các vấn đề bất ổn của quốc gia và ổn định xã hội trở thành điều kiện tiên quyết của ĐCSTQ.

Tăng trưởng kinh tế đã trở thành chìa khóa để giải quyết các vấn đề bất ổn của quốc gia và ổn định xã hội trở thành điều kiện tiên quyết của ĐCSTQ.
Tăng trưởng kinh tế đã trở thành chìa khóa để giải quyết các vấn đề bất ổn của quốc gia và ổn định xã hội trở thành điều kiện tiên quyết của ĐCSTQ. (Ảnh: Getty)

Đặng Tiểu Bình từng nói, vấn đề tối quan trọng đối với Trung Quốc là sự ổn định. Khẩu hiệu “Ổn định quan trọng hơn tất cả mọi thứ khác”“Diệt trừ tất cả các nhân tố bất ổn định từ trong trứng nước” đã trở thành cơ sở lý luận vững chắc mà ĐCSTQ dùng để thi hành trấn áp và đàn áp bất cứ ai ngăn cản nó.

Dòng tin nhắn gửi qua WeChat của bác sĩ Lý Văn Lượng vào ngày 30/12/2019 - cảnh báo một hiểm họa dịch bệnh đang rình rập - chính vì thế đã thách thức sự “độc quyền” thông tin của ĐCSTQ. Dối trá và “độc quyền” thông tin không phải là điều xa lạ với các chế độ độc tài, đặc biệt là ĐCSTQ. Độc tài trong quyền lực bao giờ cũng đi liền với độc quyền về thông tin. Điều đó có nghĩa là công chúng sẽ không được biết về những rủi ro mà họ đang phải đối mặt, trừ phi ĐCSTQ cho phép, cho dù đó là những thông tin liên quan sống còn đến sinh mạng người dân.

Vũ Hán, tâm chấn của dịch bệnh Corona cũng là trung tâm của ngành sản xuất ô tô Trung Quốc, nơi đặt các nhà máy sản xuất xe cho các hãng General Motors, Toyota và Honda. Thành phố Vũ Hán cũng chiếm tỉ trọng 1,6% sản lượng kinh tế của Trung Quốc và đương nhiên, virus Corona hoàn toàn có đủ uy lực không chỉ có thể gây ra các rủi ro mất ổn định kinh tế xã hội, mà còn làm xáo trộn hình ảnh của ĐCSTQ trong mắt công chúng - vốn được xây dựng dựa trên những hứa hẹn mang lại sự thịnh vượng cho muôn dân.

virus Corona hoàn toàn có đủ uy lực không chỉ có thể gây ra các rủi ro mất ổn định kinh tế xã hội, mà còn làm xáo trộn hình ảnh của ĐCSTQ trong mắt công chúng
Virus Corona hoàn toàn có đủ uy lực không chỉ có thể gây ra các rủi ro mất ổn định kinh tế xã hội, mà còn làm xáo trộn hình ảnh của ĐCSTQ trong mắt công chúng. (Ảnh: Getty Images)

Năm 2002, khi một loại virus gây chết người được gọi là SARS xuất hiện ở Trung Quốc, các nhà máy ở nước này chỉ chủ yếu sản xuất các sản phẩm giá rẻ như áo phông và giày thể thao cho thế giới. Tuy nhiên dịch SARS cũng đã tàn phá nền kinh tế Trung Quốc trong ngắn hạn, kéo GDP của Trung Quốc từ 11,1% xuống 9,1% trong 3 tháng sau đó. Khi ấy, Trung Quốc mới chỉ là nền kinh tế có quy mô đứng thứ 6 trên thế giới, nhưng cũng đủ khiến gã khổng lồ phải lao đao.

17 năm sau, một loại virus gây chết người khác được gọi là Corona đang lây lan nhanh chóng khắp quốc gia đông dân nhất này. Nhưng giờ Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chiếm 16% GDP toàn cầu và 30% sản xuất công nghiệp thế giới.

Hiện Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chiếm 16% GDP toàn cầu và 30% sản xuất công nghiệp thế giới, đứng sau Mỹ.
Hiện Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chiếm 16% GDP toàn cầu và 30% sản xuất công nghiệp thế giới. (Ảnh: Shutterstock)

Sự lây lan của virus Corona xảy ra khi mọi thứ bắt đầu trở nên có chút le lói hy vọng đối với nền kinh tế Trung Quốc - vốn đang èo uột do “ngấm đòn” bởi các lệnh trừng phạt thuế quan của Tổng thống Donald Trump - bằng việc ký kết thỏa thuận giai đoạn một, báo hiệu một thỏa thuận “ngừng bắn” trong cuộc chiến thương mại đầy tốn kém với Hoa Kỳ.

Việc không xác định được rõ dịch bệnh Corona sẽ trở nên tồi tệ đến mức nào và sẽ kéo dài bao lâu, nhưng chỉ riêng sự gián đoạn kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vô thời hạn khiến các “đại gia” như Apple, Starbucks, Ikea… tạm thời đóng cửa. Các khu trung tâm mua sắm bị bỏ hoang, đe dọa doanh số trong thị trường bán lẻ. Các nhà máy ô tô phải trì hoãn việc sản xuất. Các hãng hàng không quốc tế như American, Delta, United, Lufthansa, British Airways... hủy các chuyến bay đến Trung Quốc, kéo theo các tour du lịch tới các khu vực phong tỏa ở Trung Quốc bị hủy bỏ dẫn đến khả năng gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Trung Quốc.

Chưa kịp hồi phục sau thương chiến, nền kinh tế vốn đã èo uột nay phải chịu thêm một "cú đấm" từ virus Corona, đe dọa ảnh hưởng trầm trọng đến sự tăng trưởng.
Chưa kịp hồi phục sau thương chiến với Mỹ, nền kinh tế Trung Quốc vốn đã èo uột nay phải chịu thêm một "cú đấm" từ virus Corona, đe dọa ảnh hưởng trầm trọng đến sự tăng trưởng. (Ảnh: Getty Images)

Cho nên ác mộng đối với giới lãnh đạo Bắc Kinh không phải là số người chết vì virus Corona, mà là tỉ lệ GDP tăng trưởng dự kiến sụt giảm xuống còn 5,6% trong năm nay, so với mức 6,1% của năm ngoái (theo một dự báo kinh tế Oxford dựa trên những tác động do virus Corona gây ra). Và nếu GDP tụt xuống đến mức thê thảm này, Trung Quốc sẽ không đủ sức tạo ra công ăn việc làm cho người dân, dẫn đến nguy cơ đại loạn sẽ trở thành hiện thực.

Tính mạng của người dân Trung Quốc không hệ trọng bằng sự suy giảm tăng trưởng kinh tế. Bởi điều này ảnh hưởng tới sự tồn vong của bản thân chính quyền đương nhiệm.
Tính mạng của người dân Trung Quốc không hệ trọng bằng sự suy giảm tăng trưởng kinh tế. Bởi điều này ảnh hưởng tới sự tồn vong của bản thân chính quyền đương nhiệm. (Ảnh: Getty Images)

Việc chọn con đường bưng bít thông tin dịch bệnh ngay từ ban đầu và chỉ thừa nhận khi ĐCSTQ không thể kiểm soát được sự “ngỗ nghịch” của virus Corona cũng xuất phát từ mối lợi đảm bảo ổn đinh, phát triển kinh tế. Corona không phải là mối đe dọa duy nhất do virus gây ra với Trung Quốc. Đất nước này từng phải đối mặt với những thách thức từ các bệnh truyền nhiễm lớn khác như dịch SARS, dịch hạch, bệnh tả, HIV / AIDS hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, bệnh lao, viêm gan virus... Chính sách bất nhân đạo của ĐCSTQ - sẵn sàng “thí mạng” dân đen để phát triển kinh tế - và khi sức khỏe cộng đồng bị đặt xuống tận đáy cùng trong các thang giá trị lợi ích khác của Đảng, đó mới là lúc xã hội mất ổn định và hỗn loạn. Có điều, đây là hệ quả do chính ĐCSTQ gây ra.

với lực lượng quân đội, an ninh, cảnh sát vũ trang hùng hậu lên tới cả triệu người, ĐCSTQ mới là nguồn cơn gây hỗn loạn thật sự chứ không phải dân thường, vốn chẳng có tấc sắt trong tay.
Với lực lượng quân đội, an ninh, cảnh sát vũ trang hùng hậu lên tới cả triệu người, ĐCSTQ mới là nguồn cơn gây hỗn loạn thật sự chứ không phải dân thường, vốn chẳng có tấc sắt trong tay. (Ảnh: Getty Images)

Thực tế, với lực lượng quân đội, an ninh, cảnh sát vũ trang hùng hậu lên tới cả triệu người, ĐCSTQ mới là nguồn cơn gây hỗn loạn thật sự chứ không phải dân thường, vốn chẳng có tấc sắt trong tay. Bằng việc chuyên quyền độc đoán, ĐCSTQ “chủ mưu” gây ra sự hỗn loạn và dùng chính sự hỗn loạn đó để đàn áp lại chính người dân của mình.

Thật không may, ĐCSTQ đã “tiếp tay” cho chủng virus chết người Corona lan ra nửa vòng Trái Đất. Và sự thất bại của ĐCSTQ trong việc cố gắng kiềm tỏa, bưng bít giấu kín con virus này chính là sự thất bại của một chính quyền phi nhân tính, đã không đặt giá trị sinh mạng con người ở mức tối thượng.

Xuân Trường

Xem thêm: Kỳ 3



BÀI CHỌN LỌC

“Tước quyền” chết của người dân - thủ thuật lừa lọc của ĐCSTQ (Kỳ cuối)