Làm sao để đảm bảo vật tư y tế đủ chất lượng trong đại dịch khi nhiều sản phẩm của Trung Quốc bị lỗi?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Kể từ khi tuyên bố dịch giảm và được kiểm soát tại nước này, chính quyền Trung Quốc 'chuyển sang giai đoạn' cung cấp các sản phẩm y tế bảo hộ cấp thiết cho các quốc gia khác đang vật lộn với đại dịch trên thế giới. 

Dịch viêm phổi Vũ Hán hiện lây lan ở hơn 182 quốc gia và vũng lãnh thổ trên khắp thế giới. Trong bối cảnh dịch bệnh leo thang trên toàn cầu, nhu cầu về các thiết bị y tế bảo hộ cá nhân của các quốc gia là rất cấp thiết. Trong khi đó, chính quyền Trung Quốc tuyên bố dịch giảm tại nước này và 'giúp thế giới' bằng việc xuất khẩu các sản phẩm y tế bảo hộ cá nhân sẵn có của mình.

Đầu tháng 3, truyền thông nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã đưa tin rằng Trung Quốc đang sản xuất 116 triệu khẩu trang mỗi ngày, gấp khoảng 12 lần so với một tháng trước đó, theo dữ liệu chính thức.

Ngoài ra, Trung Quốc đã thu mua các mặt hàng thiết bị y tế bảo hộ cá nhân trên thị trường quốc tế trước đó.

Ông Michael Wessell, thành viên thuộc Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh liên bang Mỹ-Trung cho biết, chính Trung Quốc đã khiến các chuyên gia y tế Mỹ bị thiếu đồ bảo hộ trong cuộc chiến chống đại dịch viêm phổi Vũ Hán. "Vào thời điểm mà nhu cầu đang tăng lên nhằm đối phó với khủng hoảng do đại dịch, Trung Quốc đã thu mua tất cả các sản phẩm", ông Michael Wessell nói.

Nhiều quốc gia phát hiện lỗi ở các thiết bị y tế bảo hộ nhập khẩu từ Trung Quốc

Từ đầu tháng 4, nhiều quốc gia thông tin thiết bị y tế lỗi được nhập khẩu từ Trung Quốc và ngừng sử dụng các thiết bị này, theo ABC.

Vào cuối tuần trước, Tây Ban Nha xác nhận thu hồi khoảng 58.000 bộ dụng cụ xét nghiệm COVID-19 nhanh do các bộ xét nghiệm này không cho kết quả chính xác.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng phải bỏ không dùng các thiết bộ xét nghiệm lỗi của Trung Quốc.

Thứ Bảy tuần trước (4/4) Hà Lan cũng xác nhận thu hồi hơn 600.000 mặt nạ lỗi trong lô hàng 1,3 triệu chiếc được nhập khẩu từ Trung Quốc

Úc cũng phát hiện ra lỗi đối với các sản phẩm y tế bảo hộ cá nhân của Trung Quốc. Các quan chức của Lực lượng Biên phòng nói với ABC hôm thứ Tư (1/4) rằng họ đã tịch thu khoảng 800.000 thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) trị giá 1,2 triệu đô la trong những tuần gần đây.

Làm sao để đảm bảo chất lượng cho các thiết bị y tế bảo hộ cá nhân trong đại dịch?

Trong thời điểm khan hiếm thiết bị y tế trong đại dịch toàn cầu, làm thế nào để các nước đảm bảo nguồn cung cấp y tế mà họ nhập khẩu thực sự sử dụng được?

Về mặt kỹ thuật, có một tiêu chuẩn toàn cầu về khẩu trang, mặt nạ do Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) đưa ra. Tiêu chuẩn này gồm các bước kiểm tra nhằm đánh giá đánh giá khả năng lọc, kháng khuẩn của khẩu trang, mặt nạ từ máu và dịch cơ thể (bao gồm cả những giọt bắn nhỏ).

Tuy nhiên, ISO cho biết việc kiểm tra không "bao gồm hiệu suất của thiết kế, cấu trúc, giao diện hoặc các yếu tố khác của mặt nạ y tế mà có thể ảnh hưởng đến khả năng lọc của khẩu trang, mặt nạ y tế và hoạt động của nó".

Để xác định xem một sản phẩm có an toàn để sử dụng hay không, các chuyên gia y tế có nghĩa vụ phải tuân theo các quy định tại quốc gia của họ hoặc ở cấp độ siêu quốc gia cho các khối như EU.

Điều gì xảy ra nếu thiết bị bị lỗi "qua mặt" các cơ quan quản lý?

Càng nhiều thiết bị bị lỗi 'qua mặt' các quy định, nguy cơ nhiễm viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) càng cao khi những sản phẩm lỗi này được sử dụng.

Nhân viên y tế, những người dễ bị nhiễm bệnh và các bệnh nhân nhiễm COVID-19, là những người cần phải sử dụng khẩu trang, mặt nạ và bộ dụng cụ xét nghiệm.

Ở Tây Ban Nha, khoảng 14% những người bị nhiễm COVID-19 là nhân viên y tế tuyến đầu, trong số này rất nhiều người đang cần có thiết bị y tế bảo hộ.

Cho đến nay, Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ và Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo những người khỏe mạnh không cần phải đeo khẩu trang, mặt nạ. Điều này nhằm đảm bảo rằng các mặt nạ, khẩu trang y tế như N95 được dùng cho đối tượng cần nhất, như nhân viên y tế tuyến đầu do họ có nguy cơ lây nhiễm rất cao.

Người dân New York gần đây đã được yêu cầu đeo khăn che mặt, khẩu trang thông thường khi ra khỏi nhà. Nhà Trắng đang xem xét thực hiện quy định này trên khắp nước Mỹ.

Viêm phổi Vũ Hán được cho là xuất hiện đầu tiên tại Vũ Hán, Trung Quốc vào trong tháng 12. Sở Y tế Vũ Hán báo cáo phát hiện trường bệnh đầu tiên vào ngày 12/12. Ngay từ ngày đầu dịch bùng phát, các chuyên gia sức khỏe cộng đồng ngoài Đại Lục kêu gọi Bắc Kinh công khai thông tin về dịch viêm phổi Vũ Hán.

Các chuyên gia cho biết, những “nỗ lực” che giấu thông tin đang diễn ra sẽ dẫn đến hệ quả khôn lường, khiến việc kiểm soát dịch bệnh tại các khu vực gần Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng.

Tính đến rạng sáng ngày 8/4, đại dịch đã gần như phủ kín toàn cầu.

Nguyễn Minh



BÀI CHỌN LỌC

Làm sao để đảm bảo vật tư y tế đủ chất lượng trong đại dịch khi nhiều sản phẩm của Trung Quốc bị lỗi?