Làn sóng người nổi tiếng Trung Quốc tử vong vì Covid làm dấy lên nghi ngờ về số liệu thực tế

Giúp NTDVN sửa lỗi

Số ca tử vong ngày càng tăng của những người nổi tiếng và nhân vật của công chúng ở Trung Quốc càng làm dấy lên nghi ngờ về số ca tử vong chính thức trong bối cảnh đất nước này đang phải chiến đấu với một đợt bùng phát cực đoan mà có rất ít dấu hiệu lắng dịu.

Kể từ cuối tháng 11/2022, hơn 330 người nổi tiếng, quan chức và học giả Trung Quốc đã qua đời, theo thống kê của The Epoch Times. Mặc dù nguyên nhân cái chết không được liệt kê trong cáo phó hoặc báo cáo chính thức, nhưng chúng trùng khớp với đợt bùng phát đại dịch Covid mới nhất trên khắp đất nước.

Trong khi chính quyền Trung Quốc tiếp tục báo cáo thiếu số lượng ca tử vong, thì tỷ lệ lây nhiễm cao và các bệnh viện và lò hỏa táng tràn lan đã cho thấy số ca tử vong trên thực tế còn cao hơn nhiều so với các báo cáo chính thức.

Người thân đưa tang tập trung bên ngoài phòng tưởng niệm người quá cố tại một nhà tang lễ ở Thượng Hải, Trung Quốc, hôm 31/12/2022. (Ảnh: Qilai Shen/Bloomberg/Getty Images)

Theo ông Vương Hà (Wang He), một nhà bình luận về các vấn đề Trung Quốc có trụ sở tại Hoa Kỳ, sự gia tăng số ca tử vong của các nhân vật nổi tiếng là một yếu tố khác cho thấy quy mô thực sự của đợt bùng phát gần đây của virus.

Cho rằng tầng lớp thượng lưu ở Trung Quốc thường được tiếp cận với phương pháp điều trị y tế cao cấp, “số lượng lớn các ca tử vong của họ cho thấy tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện tại ở Trung Quốc rất nghiêm trọng và tàn bạo, và nó rất nguy hiểm", ông Vương nói với ấn bản tiếng Trung của The Epoch Times.

Một nhà bình luận khác về các vấn đề Trung Quốc tại Hoa Kỳ, ông Tần Bằng (Qin Peng), đã mô tả sự gia tăng số ca tử vong của những người nổi tiếng như một “gáo nước lạnh” dội vào Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Đảng này vốn luôn tuyên bố rằng các biện pháp kiểm soát đại dịch của họ, từ chính sách hạn chế Covid hà khắc đến việc nó đột ngột đảo ngược chính sách vào tháng 12/2022, được thực hiện vì “lợi ích của người dân”.

Cho rằng hệ thống y tế đã sụp đổ trong bối cảnh dịch Covid gia tăng và nguồn cung cấp y tế cực kỳ khan hiếm, ông Tần Bằng tin rằng giờ đây chỉ các quan chức cấp cao mới được ưu tiên tiếp cận điều trị y tế. Điều này có nghĩa là những người nổi tiếng và học giả đã cũng bị phong tỏa, giống như phần còn lại của dân số.

Nhưng ngay cả như vậy, nhiều quan chức của ĐCSTQ đã tử vong trong khi dịch bệnh bùng phát. Cáo phó cho thấy hơn 60 cán bộ kỳ cựu của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ đã qua đời.

Trong một bài phát biểu trong chương trình của mình trên đài NTD, cơ quan truyền thông anh em của The Epoch Times, ông Tần Bằng tin rằng, làn sóng bùng phát Covid này ở Trung Quốc có ba đặc điểm khác biệt: tốc độ lây truyền cao, là đại dịch duy nhất trên thế giới; sự gia tăng đột biến về các ca tử vong của giới chức ĐCSTQ và những người nổi tiếng; và một số lượng lớn các ca nghiêm trọng và tử vong.

Hàng trăm người tham gia cuộc diễu hành ở trung tâm thành phố Toronto, hôm 6/8/2022 để kỷ niệm 400 triệu người Trung Quốc thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc và các tổ chức liên đới của Đảng này. (Ảnh: Evan Ning/The Epoch Times)

Ông Tần Bằng cho biết, những đặc điểm riêng biệt này cho thấy virus nhắm mục tiêu cụ thể vào ĐCSTQ.

Ông nói: “Chúng tôi quan sát thấy nhiều người Trung Quốc hiện nay nói rằng vì ĐCSTQ đã làm rất nhiều điều ác, nên virus giờ đây dường như thực sự có mắt và nó đang nhắm vào những người ủng hộ ĐCSTQ”.

Ông Vương Hà bày tỏ sự đồng tình và chỉ ra niềm tin truyền thống của Trung Quốc về nguyên do của dịch bệnh.

“Theo văn hóa truyền thống Trung Hoa, một khi đại dịch lớn xảy ra có nghĩa là thế giới đang xảy ra những bất công trên quy mô lớn", ông Vương Hà nói.

Ông chỉ ra danh sách dài những hành vi tàn ác của chính quyền Trung Quốc đối với chính người dân của mình, bao gồm cả cuộc đàn áp môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công kéo dài 23 năm.

Môn tu luyện này bao gồm các bài tập thiền định và một loạt các bài giảng đạo đức bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của Trung Quốc và tập trung vào các nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn. Môn này đã trở nên cực kỳ phổ biến vào những năm 1990 với ước tính có khoảng 100 triệu người theo học vào cuối thập kỷ này. Tuy nhiên, ĐCSTQ coi đây là một mối đe dọa đối với chế độ cầm quyền và đã phát động một cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên diện rộng, khiến hàng triệu học viên bị tống vào các trại giam. Tại đây, họ bị tra tấn, đối xử tàn ác và cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

Ông Vương Hà nói rằng, trong cuộc bức hại phi nhân tính này, ĐCSTQ đã nói dối rất nhiều để biện minh và che đậy các hành vi tà ác của mình. Đồng thời ĐCSTQ cũng lặp lại vở kịch mà họ đã làm trong thời kỳ đại dịch.

Ông Vương Hà cũng kêu gọi người dân Trung Quốc xem xét lại cách thức họ nhìn nhận ĐCSTQ và vượt qua những lời dối trá của đảng này. Bằng cách đó, họ có thể tự bảo vệ mình giữa đại dịch, ông nói.

Theo The Epoch Times

Huyền Anh biên dịch

Trung Quốc


BÀI CHỌN LỌC

Làn sóng người nổi tiếng Trung Quốc tử vong vì Covid làm dấy lên nghi ngờ về số liệu thực tế