Liên tiếp trúng đòn nặng, cơn ác mộng lớn nhất với Bắc Kinh đã tới?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thời gian gần đây, Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) liên tiếp bị công kích nặng nề, cộng đồng quốc tế dường như đã hình thành mối liên kết, lần lượt đưa ra nhiều biện pháp xử lý đối với ĐCSTQ. Tại hội nghị thượng đỉnh NATO ngày 4/12, ,lần đầu tiên trong lịch sử, chủ đề thảo luận về Trung Quốc được viết vào văn bản, cho thấy cần phải "cùng nhau đáp trả" lại sự khiêu chiến của ĐCSTQ. Đây là động thái mới nhất của cộng đồng quốc tế.

Tại Trung Quốc, người dân làng Mậu Danh ở Quảng Đông trải qua 3 ngày dũng cảm đấu tranh phản kháng cuối cùng đã buộc chính quyền nhượng bộ công khai đưa ra lời xin lỗi . Đây là lần đầu tiên kể từ 70 năm nắm quyền, ĐCSTQ ‘cúi đầu nhượng bộ’ người dân, và đây cũng là một minh chứng cho hiệu ứng cánh bướm của phong trào dân chủ phản đối chuyên quyền của người dân Hồng Kông.

Trong vài ngày qua, cộng đồng quốc tế đã tăng cường vây bắt ĐCSTQ, và người dân trong nước chiến đấu dũng cảm thành công, cơn ác mộng lớn nhất đối với Bắc Kinh đã đến.

Chủ đề thảo luận quan trọng của NATO: đối phó với ĐCSTQ

Trong một tuyên bố chung ngày 4/12, NATO cho biết họ phải "cùng nhau đối phó" với sự khiêu chiến của ĐCSTQ. ĐCSTQ không ngừng tăng cường các chính sách và gây ảnh hưởng lên quốc tế, NATO cần phải xem trọng việc này.

Trước khi hội nghị thượng đỉnh khai mạc, Tổng thư ký Jens Stoltenbeg cho biết sự khuếch trương ảnh hưởng của ĐCSTQ “liên quan tới vấn đề an ninh của các quốc gia thành viên NATO". Tên lửa xuyên lục địa của ĐCSTQ, chính sách Bắc Cực và đầu tư cơ sở hạ tầng trên khắp thế giới, cũng như ngân sách quốc phòng của ĐCSTQ, đã nhảy lên vị trí thứ hai trên thế giới, nó đang trở thành sự uy hiếp với NATO.

Hạ viện Hoa Kỳ một lần nữa ra chiêu đòn nặng ký

Đêm ngày 3/12, Hạ viện Hoa Kỳ một lần nữa đã có động thái mạnh tay. Với số phiếu tương tự như với Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông, tỷ lệ bầu 407/1, Dự luật Chính sách Nhân quyền người Duy Ngô Nhĩ đã được thông qua, yêu cầu các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương. Phiếu bầu phản đối duy nhất đều từ một người là Nghị sỹ đảng Cộng hòa bang Kentucky, Thomas Massie.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi chỉ ra đây là một thông điệp gửi tới Bắc Kinh rằng "Hoa Kỳ đang theo dõi và chúng tôi (Hoa Kỳ) sẽ không giữ im lặng".

Nghị sỹ Đảng Cộng hòa Smith, một trong những người soạn thảo dự luật, cho biết chính quyền Bắc Kinh "đã gây ra một trong những thảm kịch nhân quyền tồi tệ nhất thế giới". Ông kêu gọi chính quyền tổng thống Trump hành động để khiến chính quyền Bắc Kinh và các quan chức Trung Quốc "trực tiếp chịu trách nhiệm đối với tội ác chống lại nhân loại".

Chứng cứ từ nhiều nguồn khác nhau cho thấy ĐCSTQ đã bắt giữ ít nhất 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, v.v. Thời báo New York Times tiết lộ rằng ĐCSTQ đã lấy mẫu máu từ hàng trăm người trong số đó. Đây chỉ là một phần trong nỗ lực thu thập DNA quy mô lớn và ĐCSTQ đang sử dụng các mẫu DNA này để tạo ra hình ảnh khuôn mặt. Điều này sẽ nâng cao khả năng theo dõi và tăng cường kiểm soát xã hội.

Kể từ tháng 7 năm nay, ĐCSTQ tuyên bố rằng họ có "cơ sở dữ liệu DNA lớn nhất thế giới", với hơn 80 triệu hồ sơ gen.

Nhà Trắng khởi động lại "lựa chọn hạt nhân tài chính "

Tổng thống Trump hôm qua nói rằng thỏa thuận Mỹ-Trung có thể phải được hoàn thành sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 năm sau. 3 người biết tin đã tiết lộ với Reuters rằng Nhà Trắng có thể khởi động lại lựa chọn hạt nhân tài chính và đưa Huawei vào danh sách trừng phạt SDN của Kho bạc Hoa Kỳ, sẽ loại Huawei khỏi hệ thống ngân hàng Mỹ.

Đầu năm nay, chính quyền Trump đã xem xét vấn đề này, nhưng cuối cùng tạm gác lại, sau đó Bộ Thương mại áp đặt các hạn chế kiểm soát xuất khẩu đối với nó.

Một người đưa tin cho biết kế hoạch này có thể được khởi động lại trong vài tháng tới, và quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra bởi Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng. Hai người đưa tin đồng thời cũng lưu ý rằng đây là "một lựa chọn hạt nhân thuộc công cụ chính sách cấp cao". Nếu kế hoạch này được thực hiện, gần như Huawei sẽ không thể thực hiện các giao dịch bằng đô la Mỹ.

Nếu vậy, cơ cấu gián điệp lớn nhất của ĐCSTQ sống sót được bao ngày?

Thượng nghị sĩ yêu cầu điều tra "hệ thống tín dụng xã hội doanh nghiệp" của ĐCSTQ

Ngày 2/12, 25 thượng nghị sĩ lưỡng đảng đã cùng gửi thư cho Đại diện thương mại Hoa Kỳ Lighthizer, yêu cầu điều tra tác động của "hệ thống tín dụng xã hội doanh nghiệp" mà ĐCSTQ dự định thực hiện vào năm tới. Các nhà lập pháp lo lắng rằng ĐCSTQ có thể sử dụng hệ thống này để buộc các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ, chuyển giao các hoạt động nghiên cứu cho Trung Quốc hoặc hỗ trợ các chính sách công nghiệp và đối ngoại của Trung Quốc.

Nghị sỹ Cory Gardner nói trong một tuyên bố rằng: "các giá trị quan của Mỹ không thể bị phản bội và Hoa Kỳ phải theo dõi việc ĐCSTQ ép buộc các công ty Mỹ phải tuân thủ các quy chế vô lý của nó."

Cựu trợ lý hỗ trợ đàm phán liên quan tới Trung Quốc, Jeff Moon, nói với VOA rằng "tín dụng xã hội" mới của ĐCSTQ có thể trở thành một trở ngại lớn cho thương mại trong tương lai. Các thượng nghị sĩ "thời điểm hiện tại đệ trình bức thư này đặc biệt quan trọng."

Ý thông qua nghị quyết ủng hộ nhân quyền Hồng Kông

Ngày 3/12, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Ý đã hoàn toàn thông qua nghị quyết Hồng Kông. Bất chấp sự phản đối của ĐCSTQ, quốc hội Ý vẫn không bị lay chuyển, nhấn mạnh yêu cầu chính phủ Hồng Kông điều tra việc cảnh sát Hồng Kông lạm dụng vũ lực và cần thả những người biểu tình bị bắt giữ...

Bà Queapelle, Chánh văn phòng Ủy ban Đối ngoại Dân chủ, nói rằng tất cả lá phiếu bầu ủng hộ nói thay tiếng nói cho người dân Hồng Kông. "Đây là một tín hiệu rất quan trọng." Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ngăn Hoàng Chi Phong, thủ lĩnh sinh viên Hồng Kông, tham dự phiên điều trần của quốc hội Ý, "điều này đã thức tỉnh chính phủ Ý".

Thủ tướng Ý Conte tuyên bố rằng Hoàng Chi Phong đã có bài phát biểu qua video theo lời mời của các thành viên Quốc hội. Đây là quyền lực của Quốc hội và cần được tôn trọng.

Ngoại trưởng Mayo chỉ ra rằng: “mặc dù Ý và Trung Quốc đã ký các hiệp định kinh tế và thương mại, nhưng điều đó không có nghĩa là ĐCSTQ được phép bừa bãi bình luận" về thể chế, Quốc hội và chính phủ của Ý".

Úc thành lập "Tổ công tác chống can thiệp từ nước ngoài"

Ngày 2/12, Úc đã đưa ra một động thái mạnh mẽ: chi gần 88 triệu đô la Úc (khoảng 42,16 triệu nhân dân tệ) để thành lập một tổ chức an ninh và tình báo (ASIO), cảnh sát liên bang (AFP), trung tâm phân tích và báo cáo giao dịch (AUSTRAC), Tổ công tác về chống can thiệp nước ngoài bao gồm Cơ quan truyền thông (ASD) và Cơ quan tình báo địa lý (AGO). Các đơn vị tình báo khác nhau có thể chia sẻ thông tin tình báo, liên kết bắt giữ và truy tố các mục tiêu.

"Úc đang chịu sự uy hiếp chưa từng thấy từ can thiệp của nước ngoài", Thủ tướng Scott Morrison nói. Tổ công tác này sẽ giải quyết "bước tiếp theo khi có nguy cơ uy hiếp diễn tiến".

Mặc dù chính phủ Úc đã phủ nhận rằng nó có liên quan đến vụ đặc vụ Trung Quốc Vương Lập Cường tiết lộ thông tin tình báo, nhưng phát ngôn viên của Liên minh Giá trị Châu Úc nói rằng tổ công tác này "không nghi ngờ gì là hướng đến chính quyền Trung Quốc". Ông nói với Free Asia rằng mức độ can thiệp nghiêm trọng của ĐCSTQ vào Úc đã trở nên "nổi cộm" sau "sự kiện Vương Lập Cương”. Vẫn chưa quá muộn để sửa sai và các điệp viên của ĐCSTQ ở Úc rất "nguy hiểm".

Người dân Trung Quốc thức tỉnh là "cơn ác mộng lớn nhất" của Bắc Kinh

Ngày 3/12, David Stilwell, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Châu Á - Thái Bình Dương (Hoa Kỳ), cho biết trong 20 năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đình trệ trong lĩnh vực đối nội và đối ngoại, và thậm chí còn thụt lùi. Hoa Kỳ và các nước phương Tây hiện đang phản ứng với một "Trung Quốc thực sự" chứ không phải là "một Trung Quốc được kỳ vọng." Thế giới "đánh giá lại" ĐCSTQ và dã tâm của chính quyền này.

Cùng ngày, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo nói trong một cuộc đối thoại với Lãnh đạo đa số Thượng viện McConnell rằng ĐCSTQ phải giữ lời hứa về "một quốc gia, hai chế độ", đó là nghĩa vụ theo hiệp ước được Liên Hợp Quốc ghi nhận.

McConnell chỉ ra rằng nếu tự do ngôn luận và các ý tưởng bầu cử dân chủ lan sang Trung Quốc đại lục, thì đó là "cơn ác mộng lớn nhất" của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tôi nhớ khẩu hiệu của phong trào sinh viên năm 1989, "Quỳ lâu rồi, hãy đứng lên đi dạo" Nếu mỗi người dân Trung Quốc thay đổi tư thế một chút thì đây chính là lúc mọi người bắt đầu thức tỉnh. Nếu người dân Trung Quốc giống như người dân Hồng Kông, hy sinh đấu tranh cho tự do và nhân quyền, thì thời điểm cho sự sụp đổ của ĐCSTQ sẽ đến. Đây là cơn ác mộng lớn nhất, đên tối nhất và đáng sợ nhất của ĐCSTQ.

Quang phục Mậu Danh thành công, "cơn ác mộng lớn nhất" của ĐCSTQ bắt đầu?

Trên thực tế, "cơn ác mộng lớn nhất" của Bắc Kinh đã bắt đầu. Dân làng ở thị trấn Văn Lâu, thành phố Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông đã đi đầu trong việc thay đổi thói quen ‘ngậm bồ hòn làm ngọt’. Họ đã dũng cảm phản kháng giống như người dân Hồng Kông và đạt được thành công.

Vào ngày 28 tháng 11, hàng ngàn dân làng đã biểu tình ôn hòa chống lại việc trưng dụng đất và xây dựng một nhà hỏa táng, rất đông cảnh sát đã trấn áp người dân. Giống như người dân Hồng Kông, dân làng hét lên "Quang phục Mậu Danh, cuộc cách mạng của thời đại". Họ cũng dùng ô để ngăn đạn hơi cay của cảnh sát, và dựng rào chắn với cành cây và cành tre để ngăn chặn cảnh sát tăng quân tiếp viện. Họ bao vây cảnh sát, ném pháo hoa vào cảnh sát, ném gạch vào xe bọc thép và lật xe tăng của cảnh sát.

Cảnh sát đã bắt giữ khoảng 200 người trong hai ngày trước đó, nhưng họ cũng giống như người Hồng Kông, không phân già trẻ, gái trai đều cùng đứng lên đối đầu với cảnh sát. Dân làng đã đưa ra năm yêu cầu lớn: dừng việc xây dựng nhà hỏa táng, điều tra sự lạm dụng của cảnh sát vào ngày 28/11, thả người bị bắt, chính phủ đền bù tài sản bị phá hủy và khôi phục lại màu xanh của khu vực dự án.

Vào ngày thứ tư, Lý Vĩ Hoa, Bí thư Đảng ủy thị trấn Văn Lâu cùng một số quan chức và luật sư đã đáp ứng yêu cầu của người dân bằng loa lớn, người dân tại hiện trường reo hò.

Minh Thanh

Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Liên tiếp trúng đòn nặng, cơn ác mộng lớn nhất với Bắc Kinh đã tới?